Lee Byung- chul, người sáng lập tập đoàn SamSung lừng danh, từng chìm đắm trong thất bại cùng thú vui ăn chơi, nhậu nhẹt
Thông tin được lấy trên cuốn sách Sách Bộ ba xuất chúng Hàn Quốc, Chân dung những nhà sáng lập Tập đoàn Samsung, LG và Hyundai
Cố chủ tịch SamSung Lee Byung – chul trước khi sáng lập nên Tập đoàn SamSung đã từng chìm đắm trong thất bại cùng những ngày dài ăn chơi, nhậu nhẹt
Ngày nay, khi nhắc đến SamSung, người ta thường nghĩ ngay đến một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ, có tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới. Các sản phẩm của SamSung bao phủ hầu hết mọi lĩnh vực, từ các thiết bị điện tử, viễn thông đến bất động sản hay vũ khí quốc phòng. Tuy nhiên, Ít ai biết được rằng người sáng lập ra tập đoàn SamSung lừng danh, cố chủ tịch Lee Byung – chul từng nhiều năm chìm đắm trong thất bại cùng những ngày dài ăn chơi, nhậu nhẹt và bỏ cuộc giữa chừng.
Cậu quý tử với tuổi thơ “bỏ học”
Lee Byung – chul sinh năm 1910 tại thôn Junggyo, xã Jeonggok, huyện Uiryeong, tỉnh Gyongnam trong một gia đình giàu có suốt nhiều đời. Thậm chí, có những năm được mùa, gia đình này thu được khoảng 2000 thạch gạo. Thời đó, Bán đảo Triều Tiên đang trong thời gian đầu chịu sự cai trị của đế quốc Nhật Bản, rất ít nhà nào có khả năng thu đến 1000 thạch gạo mỗi năm.
Sinh ra trong một gia đình giàu có như vậy, những tưởng Lee Byung- chul có đầy đủ điều kiện để học hành hơn rất nhiều bạn bè đồng trang lứa nhưng ngày nay, khi nhắc đến thuở thiếu thời của vị cố chủ tịch Samsung lại bị nhiều người tóm gọn trong 2 chữ: “bỏ học”.
Quả thực như vậy, ông đã bỏ học khi chỉ đang học lớp 3 tại trường Tiểu học Jisu( huyện Jinyang, tỉnh Gyongnam). Một thời gian sau, ông lại tiếp tục bỏ học khi đang học lớp 9 ở trường Jungdong và khi đang học năm thứ nhất hệ đào tạo nghề của Đại học Waseda( Nhật Bản). Đến tận khi đã thành công với khối tài sản khổng lồ, ông vẫn chưa lấy được tấm bằng tốt nghiệp nào.
Tỉnh ngộ dưới ánh trăng
Lee Byung – chul bỏ học đại học tại Nhật sau khi mới học được 2 năm, Ông bỏ về mà không báo trước cho gia đình với cái cớ bị bệnh tê phù. Vốn đã quá nhiều lần chứng kiến cảnh ông con quý tử của mình học “chán rồi lại bỏ”, ngay khi thấy con mình đột ngột xuất hiện với chiếc ba lô trên tay, cha ông chỉ nói:
“ Chắc con lại lại có kế hoạch gì mới à? Lo chăm sóc bản thân trước đã!”
Ở nhà chẳng được bao lâu, ông lại khăn gói lên Seoul. Trong suốt 2 năm ở đây, ông thậm chí chẳng buồn tìm việc mà suốt ngày chỉ mải nhậu nhẹt, chơi bời với bè bạn bằng số tiền gia đình chu cấp. Là con út trong một gia đình giàu có, ông không phải nhúng tay vào bất cứ việc gì trong nhà. Ngay cả khi ông không bươn chải mưu sinh, cha mẹ ông cũng có đủ điều kiện để nuôi Lee Bung – chul cả đời. Có lẽ vì vậy nên ngay cả khi đả trưởng thành, ông vẫn chưa xác định được mục tiêu của cuộc đời.
Tiền bạc rủng rỉnh, thời gian dư giả, cậu ấm Lee Bung- chul tiếp tục sa vào những cuộc chơi đó trong suốt 5 năm cho đến một đêm định mệnh, sau khi đi chơi khuya về, trong khoảnh khắc ngắm nhìn những đứa con đang say giấc nồng dưới ánh tranh êm dịu, phút chốc ông bừng tỉnh như vừa thoát khỏi cơn ác mộng.
“ Tôi đã lãng phí quas nhiều thời gian. Tôi phải làm điều gì đó thật ý nghĩa”.
Lee Byung – chul gọi sự kiện đêm hôm ấy là “lần tỉnh ngộ lần thứ nhất” sau những tháng ngày vô vị. Khi ấy, ông đã bướ sang tuổi 25.
Sau những ngày tháng hoang mang vô định, cuối cùng trong ông cũng nhen nhóm lên ngọn lửa kinh doanh. Ông dùng cách nói lãng mạn là “tỉnh ngộ dưới ánh trăng” và bắt đầu cất bước trên con đường kinh doanh.
Bắt đầu với cửa hàng xay xát gạo và đầu cơ đất đai
“Tỉnh ngộ dưới ánh trăng” được vài hôm, ông bày tỏ mong muốn được mở công ty với cha. Cha ông nói: “ Nếu con tự tin có thể làm được thì cha sẽ cho con tiền vốn. Cha đã cất sẵn cho con miếng đất 300 thạch gạo, con liệu mà sử dụng”. Miếng đất 300 thạch gạo thời đó có thể hiểu là phần ruộng trồng trọt có thể thu được 300 thạch gạo một năm. Tuy nhiên, Lee Byung – chul lúc đó còn không biết nếu quy đổi 300 thạch gạo sang giá trị tiền thì khoảng độ bao nhiêu.
Sau một hồi trăn trở chọn nơi khởi nghiệp, ông đã quyết định chọn Masan với địa hình bằng phẳng để khởi nghiệp với cửa hàng xay xát gạo do tại những thành phố lớn như Daegu hay Pyeongyang,, người Nhật năm nắm nhiều quyền thương nghiệp nên rất khó để chen vào. Riêng với tỉnh Masan, toàn bộ nông sản của tỉnh Gyongnam đề đổ hơn về nơi đây. Chỉ riêng số gạo chuyển đến Masan mỗi năm cũng lên ddeeesn vài triệu thạch. Quả phân tích của ông, đây là một nơi thích hợp để khởi nghiệp với cửa hàng xay xát gạo.
Sau khi chạy vạy, vay mượn khắp mọi nơi, từ bạn bè, đến ngân hàng, một ngày xuân rực rỡ năm “1936, tấm biển “nhà máy xay xát gạo Hiệp Đồng” đã được dựng lên, ngụ ý phản bác lại sự miệt thị của người Nhật rằng:” Người Triều Tiên không có tính hiệp đồng”.
Sau một chuỗi ngày lận đận với các khoản thua lỗ chồng chất, ông cuối cùng đã gặt hái thành công. Sauk hi bù vào phần lỗ trước đó, ông đã lãi được một khoản kha khá. Đợt quyết toán sau đó cho thấy ngoài phần vốn 30000 Won, cơ sở còn lãi thêm 20000 Won nữa.
Có được thành công ban đầu từ cửa hàng xay xát gạo, thuận thế tiến lên, ông lấn sân sang lĩnh vực đầu tư nhà đất. Chỉ một năm sau đó, ông đã trở thành một đại địa chủ với 2 triệu Pyeong đất, manh lại 10000 thạch gạo mỗi năm.
Trớ trêu thay, tận hưởng thành công chưa được bao lâu, chiến tranh Trung Nhật bùng nổ và kéo dài, chính quyền Nhật ban lệnh ngừng cấp vốn nhằm huy động nguồn lực cho chiến tranh. Do vay tiền ngân hàng vô tội vạ và chính quyền Nhật cho đóng các cơ sở xay xát gạo, ông đã phải bán tất cả của cải đã gây dựng suốt bao năm qua.
SamSung thương hội
Không cam chịu thất bại, Lee Bung- chul tiếp tục dấn thân vào con đường kinh doanh. Ngày 1/3/1938, tấm biển “SamSung thương hội” được treo ngay trước toàn nhà gỗ 4 tầng ở số 61-1 phường Ingyo, gần chợ Seomun, thành phố Daegu. Tập đoàn SamSung ngày nay chính là có nguồn gốc từ Samsung thương hội. Về cái tên SamSung, ông giải thích như sau”Sam” (Tam) trong “SamSung” chỉ sự lớn, nhiều, mạnh”, là con số yêu thích của người Hàn Quốc. Còn “Sung” (Tinh) để chỉ vì sao sáng, lấp lánh muôn đời. Tại Samsung thương hội, Lee Bung- chul đã tiền hành đồng thời 2 lĩnh vực là thương mại và chế biến mỳ sợi và ông lại nhanh chóng đạt được những nhiều thành công vang dội.
Quay lại con đường rượu chè
Tuy nhiên, ngay vào lúc gần chạm tới thành công nhất, ông lại một lần nữa lầm đường lạc lối. Ông lại quay lại con đường rượu chè nơi tửu lầu, dần dần không còn làm chủ được tiền bạc và thời gian. Năm 1941, mẹ ông mất, ông lại càng dựa vào rượu để giải khuây.
Người ta thường mất đi sự tỉnh táo, may mắn ngay trong những phút giây huy hoàng nhất của mình. Ngay đối với Lee Byung –chul cũng vậy, ông đã có thể đảo ngược tình thế ngay trong những thời khắc “ngàn cân treo sợi tóc” để đến giờ ông lại lạc lối. Trong thời gian tới, Lee Byung – chul sẽ thoát ra khỏi con đường rượu chè không lối ra thế nào để tạo lập nên một Tập đoàn SamSung khổng lồ như ngày nay?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất