Thẳng thắn mà nói, sẽ không bao giờ có doanh nghiệp luôn chiến thắng.
Mà chỉ có một doanh nghiệp luôn đi trước và giữ lợi thế với một khoảng cách an toàn. 
Mỗi khi tung ra sản phẩm, bạn không biết chắc rằng thị trường sẽ đón nhận nó ra sao. 
Bạn chỉ có thể biết rằng, với chừng ấy khả năng của sản phẩm được so sánh kĩ lưỡng cùng với việc truyền tải thông điệp ý nghĩa và đúng đắn sẽ giúp bạn gia tăng khả năng bán được hàng thành công. 
“Mỗi năm hãng phim dành ra khoản đầu tư cho một danh mục phim: ngân sách thấp, ngân sách trung và ngân sách lớn.Sau đó chúng tôi làm tương tự với việc tiếp thị, phân bổ ngân sách để tiếp thị cho từng phim. Chúng tôi tung ra loạt phim, hy vọng có đủ thành công để bù đắp cho những phim có kết quả không tốt.” , Joe chia sẻ. 
Steve: Có bao nhiêu phim trong danh mục đó? 
Joe: Tuỳ thuộc. Không có con số thần kỳ. Ít thì khoảng nửa tá, nhiều thì khoảng 15 đến 20. Tuỳ vào mỗi năm, vào quy mô của hãng, nguồn lực tài chính và các yếu tốt khác? 
Steve: Làm sao các anh biết được phim nào có thể thắng lớn? 
Joe: Chúng tôi không biết. Chúng tôi muốn nghĩ rằng chúng tôi biết nhưng thực sự chúng tôi không biết. Rất khó đoán bộ phim nào sẽ thành công. Đôi khi anh biết một ngôi sao lớn sẽ đảm bảo cho một khởi đầu khả quan, nhưng kể cả điều đó cũng không cho anh biết cuối cùng bộ phim đó sẽ có kết quả như thế nào.
Mẩu đối thoại nhỏ giữa Steve Jobs và Joe Roth – nhà đầu tư và sản xuất phim trong danh sách hạng A tại Hollywood. 
Kể cả những chuyên gia, bậc thầy và nhà kinh doanh đầy kinh nghiệm như Joe cũng chỉ có thể trả lời chắc chắn bằng từ tôi không biết. 
Hay như câu chuyện về Simon Sinek. 
Simon có 1 buổi trò chuyện tại Microsoft Summit và đồng thời buổi thảo luận tại Apple. 
70% chủ đề được nêu ra tại Microsoft đó chính là làm thế nào để có thể đánh bại Apple.
Trong khi đó, 100% chủ đề được chia sẻ tại Apple đó chính là làm thế nào mà Apple có thể giúp người sử dụng trải nghiệm điện thoại tốt hơn, giúp họ có kiến thức tốt hơn về việc quản lí công việc….
Sau đó, Simon có lần đi chung xe với một quản lí cấp cao tại Apple.
Simon xoay người về phía người quản lí với một thái độ khinh khỉnh rằng “tuần rồi tôi có tham gia vào một buổi summit của Microsoft, họ có gửi tặng tôi một thiết bị tên New Zune và thật sự mà nói, so với cái iPod của ông, nó mới thật sự là tuyệt vời”. 
Người nhân viên quản lí Apple vỏn vẹn đáp “Tôi không nghi ngờ gì về điều đó.” Và thế là cuộc trò chuyện kết thúc. 
Càng nhiều kinh nghiệm, bạn càng nhận ra rủi ro về việc nhận thấy rằng mình hiểu thị trường và dự đoán xu hướng sẽ là không tưởng. Vì việc đó hoàn toàn là không thể. 
Chính thị trường mới là người nắm quyền quyết định. 
Sự khác biệt duy nhất giữa các doanh nghiệp có tầm nhìn to lớn chính là việc họ thực sự hiểu và chấp nhận rằng, trong cuộc chơi của ngành sản xuất, sẽ có lúc sản phẩm bạn có lợi thế, và cũng sẽ có lúc sản phẩm của đối thủ của bạn có lợi thế. 
Bạn phải tập làm quen với chuyện đó nếu vẫn muốn tồn tại trong thế giới kinh doanh. 
Việc của bạn là phải nắm đúng thời điểm để “thắng lớn” và nhìn ra bất lợi để có thể “giữ nhịp” và “cắt lỗ” ở mức tạm chấp nhận được. Hay nói hoa mỹ hơn, “Fail at the right scale” – nếu quyết định của bạn ảnh hưởng đến tương lai của toàn công ty, bạn hãy cân nhắc về khả năng có thể lấy lại cân bằng để lấy đà và trở lại đường đua nhanh nhất có thể. 
Chiến thắng thì vui đấy. Chắc chắn rồi.
Nhưng chiến thắng không phải là trọng điểm.
Khao khát để chiến thắng mới là trọng điểm.
Không từ bỏ mới là trọng điểm.
Không bao giờ ngừng lại mới là trọng điểm.
Và không bao giờ hài lòng với những thành công mà bạn đã làm được ngày hôm qua.
Đó mới là trọng điểm. 
Stay Unsure. Stay Focused.
-
Đọc thêm các bài khác: http://bit.ly/strivingminds_fb