Chúng ta luôn muốn sống yên thân, không thị phi, không sân si, nên né tránh mọi xung đột. Nhưng thực ra, tranh luận, hay cãi cọ, là một phần tất yếu của cuộc sống, và cũng là cách để phát triển bản thân, phát triển xã hội. Nhưng làm thế nào để biết rằng, mình đang tranh luận thực sự, đang có một cuộc hội thoại sâu sắc hay chỉ là một cuộc tranh cãi vô bổ và không có hồi kết, thì các bạn tham khảo 4 cách sau nhé
1. Bản chất con người là hiếu thắng, và thiên kiến. Nhưng tranh cãi trực tiếp còn có lúc dừng ( vì mệt và chán) chứ tranh cãi trên mạng xã hội, không bao giờ chấm dứt được. Vì phơi ra trước thiên hạ, con người còn có nhu cầu hiếu thắng lớn gấp đôi. Nên bất cứ cuộc tranh luận nào trên mạng XH, đều là bé xé ra to( bất cứ việc bé nào cũng có thể thành một xung đột vũ trang nếu đưa lên tranh cãi) ( Nên thường không bao giờ thắng được trên mạng xh. ( trừ phi bạn có mục đích như kiểu “ném đá  ao bèo” cho dậy sóng rồi chạy luôn) 
2. Vẫn có thể tranh luận được trên mạng xã hội, nếu người tranh luận phải rất hiểu luật debate ( như đảm bảo nói cùng chủ điểm, không ông nói gà bà nói vịt, không công kích cá nhân, không dùng ngôn ngữ bạo lực tấn công, văn minh, lịch sự). Nhưng điều kiện này trên mạng xh thường không có được. Vì có đủ loại người với đủ loại văn hoá khác nhau ở đó, nên càng không thể có 1 môi trường lý tưởng cho cuộc tranh luận được. Kiểu gì rồi vẫn quay lại công kích cá nhân thôi. 
3.  Khi bạn xác định lao vào cuộc tranh biện nào đó. Việc đầu tiên phải làm là: Phải tập nghe ý kiến trái chiều. Phải hiểu tại sao người ta nói trái chiều với mình. Thì bạn mới có thể tranh cãi đúng luật được, nếu không bạn cũng là họ thôi.  Sự thật là, trong một vấn đề, mặt bên kia của vấn đề cũng đúng không kém. Thường xuyên là như vậy. Có 1 câu châm ngôn mà tôi rất thích:  Ở đây không có chân lý, ở đây chỉ có sự thật được nói theo những cách khác nhau.” Vậy đó. Tập nghe, tập chấp nhận ý kiến phản biện, trước khi tập tranh biện. 
4. Không phải người tán đồng, hùa theo mình đều là người tốt. Không phải người phản biện, tranh cãi với mình đều là người xấu. Quan điểm chỉ là quan điểm. Sự khác nhau của quan điểm là do góc nhìn khác nhau thôi . 
Có 1 câu rất nổi tiếng  mà những người tham gia debate nên biết: 
“ I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it," [Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó) 
Và đây là cách duy nhất nếu bạn muốn thắng trong các cuộc debate: luôn phải thấy rằng quan điểm của đối phương có những điểm đúng nào, và họ đứng từ góc nhìn nào. Đứng về phía họ, và hiểu thấu đáo những gì họ nói. Sẵn sàng bảo vệ ý kiến của họ đến cùng, nếu họ đúng. Có như thế, bạn mới hiểu họ đang mắc lỗi nguỵ biện ở chỗ nào, họ đang sai ở chỗ nào
Rồi sau đó mới tính đến việc bảo vệ ý kiến của mình. Khi không muốn thắng nữa thì bạn mới có thể thắng. Và rốt cuộc thắng thua có quan trọng gì đâu. Coi đó là một lần tập dượt cho tư duy phản biện của mình thôi 😁