Làm game là làm gì?
Giới thiệu: Được làm video game là ước mơ của bao người chơi game. Họ được tận hưởng những trải nghiệm tuyệt với trong thế...
Giới thiệu:
Được làm video game là ước mơ của bao người chơi game. Họ được tận hưởng những trải nghiệm tuyệt với trong thế giới game nên cũng muốn được tạo ra thế giới game từ sự sáng tạo của mình. Ý muốn là vậy nhưng mà khó quá không biết học gì, làm ra sao. Bài viết này mình sẽ giới thiệu những nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến nghề làm game để các bạn tham khảo.
Game designer: Tạo ra ý tưởng và triển khai ý tưởng
Trong một team làm game, người nghĩ ra và đề xuất ý tưởng về trò chơi là người thiết kế game hay còn gọi là game designer.
Game designer sẽ phải nghĩ ra những thứ hay ho trong game như: viết luật chơi, xác định game theme (chủ đề game), thiết kế các màn chơi trong game. Những game phức tạp thì còn có thiết kế các sự kiện, cân chỉnh chỉ số trong game, nghiên cứu cách bào tiền người chơi (hu hu, không tiền thì cạp đất).
Ở các công ty lớn người ta sẽ chuyên môn hóa game designer thành các loại sau:
Mechanic designerNarrative designerEconomy designerAnalytics designerLevel designerWorldbuilderMission DesignerQuest DesignerCombat DesignerPuzzle Designer
Lập trình viên (Programmer) : Không có anh là không có game
Tommy Refenes - Lập trình viên của game Super Meat Boy
Là người làm cho game “chạy”. Đây là nghề duy nhất có thể solo ra một con game. Những nghề khác như họa sĩ hay game design là phải nhờ programmer viết ra mới ra con game. Nếu có kiến thức lập trình vững thì ngoài làm game bài còn có thể làm được nhiều thứ khác. Tuy nhiên mình thấy lập trình viên mà đã đam mê làm game thì thường không muốn lập trình cái khác.
Nếu không làm solo ra con game thì lập trình viên sẽ cộng tác với các vai trò khác trong một nhóm làm game. Lập trình viên sẽ dựa vào thiết kế của game designer và hình ảnh của artist để tạo ra sản phẩm game có thể tương tác được.
Lập trình viên game cũng có nhiều loại:
Front End Programmer: Chịu trách nhiệm về logic game, giao diện
Back End Programmer: Chịu trách nhiệm về phần server game. Chỉ game online mới có thể loại này.
Artist: Vẽ ra từng cái cây, từng ngọn cỏ
Yoshikata Amano Họa sĩ game Final Fantasy
Có người viết luật chơi, có người lập trình game rồi thì phải có đồ họa hoành tráng thì mới xứng đáng chứ nhỉ.
Họa sĩ là người chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh trong game. Từ luật chơi và chủ đề của trò chơi, người họa sĩ nghiên cứu và thiết kế ra những hình ảnh trong game. Cùng game designer để chọn ra artstyle phù hợp nhất với con game của team.
Về khía cạnh chuyên môn hóa có thể chia thành các artist sau:
Concept artist: Người thiết các hình tượng các nhân vật, bối cạnh, phong cách. Các sản phẩm đầu ra không được sử dụng trong game nhưng sẽ giúp các 2d và 3d artist tạo ra các hình mẫu trong game.2D artist: Người vẽ các hình 2 chiều, nhân vật bối cảnh đôi khi là giao diện.UI artist: Chỉ chuyên vẽ giao diện người dùng trong game3D artist: Người tạo ra các hình khối 3d và lợp các lớp texture để tạo thành nhân vật, đồ vật 3dTechnical artist: Người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề khó khăn trong việc sử dụng các công cụ để tạo ra các hình ảnh. Technical artist còn qui định về các kích thước và chỉ số của các file xuất của họa sĩ.Environmentalist: Họa sĩ vẽ môi trường trong game.Charactarist: Họa sĩ chuyên vẽ nhân vật.Texturist: Họa sĩ chuyên vẽ texture cho mô hình 3D
Thiết kế âm thanh: Game phải đã tai nữa mới phê
Game đẹp rồi, chạy ngon rồi, muốn hay nữa là phải có âm thanh. Nhạc nền, hiệu ứng âm thanh, lồng tiếng cho nhân vật là những việc mà người Thiết kế âm thanh đảm nhiệm.
Trong các team nhỏ thì game designer chịu trách nhiệm luôn về phần này. Chủ yếu là down file nhạc và hiệu ứng từ cách trang web âm thanh free như incompetech and freesound.org về dùng trong game.
Tester: Để game ít lỗi thì cần có tôi
Ben Brode - Bắt đầu với vị trí tester sau đó là lead design của HearthStone: Heroes of Warcraft
Tester là những người hùng ẩn danh ít khi xuất hiện trước công chúng. Họ giúp tìm ra những lỗi của sản phẩm game và có những đề xuất cải thiện game tốt hơn. Một số tester phát triển tiếp sự nghiệp của mình với vị trí Game designer như Ben Brode.
Nhà sản xuất (Producer): Lãnh đạo anh em để hoàn thành con game
Miyamoto- nhà thiết kế game đồng thời là nhà sản xuất game Mario
Người chịu trách nhiệm chính về mọi mặt của sản phẩm. Làm đủ mọi việc, can thiệp vào tất cả các công việc. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm tốt nhất.
Hình trên là ông Miyamoto vừa là game producer vừa là game designer của tựa game nổi tiếng Donkey Kong, Super Mario và Metroid Prime.
Kết:
Có rất nhiều con đường để bạn vào ngành game. Những nghề nghiệp trên chỉ là những nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất game thôi. Bạn còn có thể tham gia ngành game thông qua các nghề ở khâu quảng bá hay vận hành sản phẩm game nữa (mà mình sẽ viết tiếp ở một bài viết khác). Nếu bạn vừa học xong cấp 3 và lưỡng lự giữa nhiều con đường thì có thể tham khảo gợi ý sau:
1. Không muốn học tiếp bậc đại học mà muốn kiếm tiền luôn ở ngành game nhanh gọn lẹ. Làm Tester, bắt đầu ở vị trí fresher rồi lên dần mức senior. Sau đó muốn chuyển sang game designer hay producer đều okie.
2. Học đại học ngành tự nhiên vì bạn giỏi toán- lý- hoá. Bạn có thể theo con đường lập trình và trở thành lập trình viên. Hiện tại có nhiều trường đại học lẫn trung tâm có dạy về lập trình như: Đại học khoa học tự nhiên, đại học bách khoa, đại học công nghệ thông tin, FPT University, ...
3. Bạn thích vẽ và có năng khiếu vẽ. Thích học đại học thì có Đại học Mỹ Thuật (ngành Thiết kế đồ họa). Đại học Kiến trúc (ngành thiết kế đồ hoạ). Trung tâm thì có FPT Arena, Arena multimedia.
4. Học cách nhóm ngành kinh tế. Định hướng làm game producer và luyện kỹ phần Project Management.
5. Thiên hướng âm nhạc: Nói thiệt là giờ làm sound designer khá khó kiếm chỗ học. Chủ yếu là mày mò. Học nhạc viện thì làm ca sĩ hoặc nhạc công chứ cũng khó biết làm sound effect. Tuy nhiên nếu bạn đam mê thì sẽ tìm ra đường thôi. Mình không có kinh nghiệm trong lãnh vực này nên cũng không có lời khuyên gì.
Nếu đã có skill rồi mà muốn kiếm việc thì có thể lên group này. Việc làm quanh năm đủ các loại nghề liên quan đến game: Công việc ngành game
Tham khảo, đọc thêm của cũng tác giả:
Đọc thêm:
Game
/game
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất