Link bài viết trước:

Phân Tích, Phần 2: Chiếc Hộp Thực Tế Của Bạn

Hộp Ước Muốn là sự thỏa thuận giữa bạn với những gì bạn muốn. Hộp Thực Tế cũng vậy nhưng với những gì có tính khả thi.
Khi chúng ta đi sâu vào kiểm tra Hộp Ước Muốn, chúng ta nhận ra rằng nó không dựa trên những gì bạn muốn—nó dựa trên những gì bạn nghĩ bạn muốn.
Hộp Thực Tế cũng hoạt động theo cách đó. Nó không cho bạn thấy thực tế, nó cho thấy những thực tế tốt nhất của bạn có thể là gì—nhận thức của bạn về thực tế.
Đích đến của việc Tự Phản Ánh bản thân là mang cả hai Hộp lại gần đúng vị trí của nó nhất có thể. Chúng ta muốn những Khao Khát có nhận thức phản ánh đúng nội tâm của chúng ta, đồng thời chúng ta cũng muốn chứng minh những niềm tin mà chúng ta tin trở thành sự thật trong thực tế. Trong cuộc kiểm tra về Hộp Ước Muốn, Khao Khát và Nỗi Sợ là thành phần cốt lõi trong chiếc Hộp Ước Muốn. Với Hộp Thực Tế, tập hợp các niềm tin là những gì chúng ta cần.
Khi nói đến khả năng nghề nghiệp của bạn, bạn đang đối mặt với hai nhóm niềm tin: Niềm tin về thế giớiniềm tin về tiềm năng của chính bạn. Để chọn một công việc đủ điều kiện đáp ứng Hộp Thực Tế của bạn, mức độ thành công của bạn trong công việc hay tiềm năng thành công của bạn trong công việc là thứ sẽ được đem ra đánh giá. Đương nhiên theo một cách khách quan.
Chúng ta vẫn là chúng ta, việc tệ trong đánh giá chính xác khả năng của bản thân là một điều không thể tránh khỏi.
Tôi không biết suy nghĩ của bạn thế nào về Con Đường Nghề Nghiệp chông gai này, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, mọi người thường thấy nó như thế này:
Những nghề truyền thống — Y tá, bác sĩ, luật sư, nhân viên văn phòng, giáo viên.....  Những công việc này có những con đường định sẵn, có thể dự đoán được. Nếu bạn rất thông minh và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ có được cuộc sống thành công và ổn định.
Sau đó là những nghề ít truyền thống hơn — khởi nghiệp, họa sĩ, công việc phi lợi nhuận, chính trị, v.v.. Không có gì bảo đảm cho bạn sự thành công và ổn định phía trước. Để đạt được đỉnh cao, nó giống như một trò chơi của sự may mắn hoặc tài năng. Đôi khi là cả hai.
Đây là những giả định hoàn toàn hợp lý — nếu bạn sống ở năm 2005. Niềm tin của bạn về thị trường nghề nghiệp và về những gì cần thiết để thành công cũng cần phải lột lớp ngụy trang như những khao khát của bạn đã làm. Tôi nghi rằng đằng sau lớp ngụy trang đó, bạn sẽ tìm thấy những quan điểm mà xã hội thường cho là đúng. Bạn lột từng lớp từng lớp niềm tin của bạn và tìm thấy ba mẹ, bạn bè hay người định hướng nghề nghiệp của bạn — bây giờ thay vì bạn, hãy kéo lớp da mặt của những người trên, bạn sẽ thấy đằng sau nó là một lớp mặt nạ và những quan điểm chết tiệt của xã hội. Một quan niệm chung, một quan điểm chung, một số liệu thống kê được trích dẫn— không cái nào trong số đó đã thực sự được bạn kiểm chứng, nhưng tất cả đều được xã hội coi như phúc âm.
Thế giới ngày thay đổi rất nhanh, những quan điểm của xã hội thường bị lỗi thời bởi sự thay đổi này. Nhưng chúng ta đang hướng tới một thế giới xa xưa hơn, nơi hầu như không có gì thay đổi, vì vậy tất cả chúng ta đều suy luận như những Cook và coi quan điểm xã hội tương đương với sự thật.
Những vấn đề này sau đó mở rộng đến cách chúng ta nhìn nhận tiềm năng của chính mình. Khi bạn đánh giá quá cao sự ảnh hưởng của tài năng thiên bẩm đối với sự thăng tiến trong công việc — bạn đang nhầm lẫn giữa tài năng và trình độ kỹ năng— nó sẽ khiến bạn cảm thấy thất vọng về cơ hội trên con đường sự nghiệp. Bởi vì chúng ta hiểu về sự thăng tiến trong Nghề Nghiệp Truyền Thống, nên những điều trên dường như không ảnh hưởng cho lắm. Một sinh viên ngành Y nhìn một bác sĩ phẫu thuật đầy kinh nghiệm và nghĩ : "Đây sẽ là mình trong tương lai — sau 20 năm làm việc chăm chỉ." Nhưng với một họa sĩ, doanh nhân hay kĩ sư phần mềm mới vào nghề, nhìn vào những bác sĩ phẫu thuật trong ngành của họ, có nhiều khả năng họ nghĩ "Hãy nhìn họ tài năng như thế nào kìa! — Mình sẽ khó có thể chạm được đến trình độ đó" và chìm vào vô vọng. Ngoài ra còn có một quan niệm phổ biến khác, rằng những người thành công trong các nghề phi truyền thống gặp được "may mắn" vào một số thời điểm, như việc trúng giải độc đắc khi mua vé số — và tôi không chắc có nhiều người muốn mạo hiểm chỉ để được trúng vé số.
Đây chỉ là một vài ví dụ về hàng loạt ảo tưởng và quan niệm sai lầm mà chúng ta có xu hướng mắc phải khi nghĩ về cách sự nghiệp hoạt động như thế nào. Vì thế hãy ngồi xuống, cùng brainstorm với tôi về cách mà chúng thực sự hoạt động:

Bối Cảnh Nghề Nghiệp

Hầu như tôi chẳng thể mường tượng được Bối Cảnh Nghề Nghiệp. Và nhiều người cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mọi thứ diễn ra quá nhanh.
Nhưng đó mới là điểm chính. Nếu bạn tìm đươc cách hình dung chính xác về bức tranh bối cảnh nghề nghiệp hiện nay diễn ra như thế nào, tôi tin bạn đã nắm rất nhiều lợi thế hơn những người khác, đặc biệt những người sử dụng quan điểm của xã hội như một cuốn sách hướng dẫn.
Đây là những gì đang diễn ra hiện nay — tập hợp tất cả các công việc mà ai đó có thể có trong xã hội ngày nay. Công việc của tôi bạn có thể hiểu nó là: "Một Cây Viết viết hàng tá chủ đề về mọi thứ với độ dài 8,000 đến 40,000 từ, minh họa thêm hình người que bị nguyền rủa, và chỉ viết khi có hứng." Nếu theo quan điểm của xã hội, liệu có công việc nào giống như cái tôi đang mô tả? Thị trường nghệ nghiệp ngày nay được tạo bởi  hàng ngàn lựa chọn—vài công việc yêu cầu bạn phải độ tuổi 40, một số khả thi vào 3 tháng trước vì sự ra đời của công nghệ mới. Đó là cách mà nghề nghiệp hoạt động ngày nay. Nếu như không có lựa chọn mà bạn muốn, hãy tạo ra nó. Rất áp lực nhưng tại sao lại không cơ chứ.
Tiếp theo, chúng ta đến với từng con đường nghề nghiệp cụ thể. Ta có ví con đường nghề nghiệp như một Board Game. Những cuốn sách hướng dẫn của Quan Điểm Xã Hội chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các Board Game ngày nay—mặc dù những Board Game hiện tại đã phát triển một cách đáng kể, đồng thời cập nhật thêm các cơ hội mới, quy tắc và những bug trong game—nhưng nội dung trong đó vẫn chỉ hướng dẫn bạn một cách chơi lỗi thời. Khi bạn xem xét con đường nghề nghiệp để đưa ra đánh giá chính xác về con đường trông như thế nào và những điểm mạnh-điểm yếu của nó hiện có, bạn cần phải biết Board Game nghề nghiệp tại đang trông như thế nào. Nếu không, nó giống với việc bạn đánh giá cơ hội trở thành một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp của bạn dựa trên chiều cao và sức mạnh, mà không nhận ra bóng rổ đã phát triển và hiện được chơi trên các sân ngoại cỡ có các kích thước khác nhau, và trò chơi hiện tại thiên về tốc độ hơn chiều cao và sức mạnh.
Một tin đầy hứa hẹn, có hàng tá con đường sự nghiệp tuyệt vời phù hợp với thế mạnh tự nhiên của bạn. Hầu hết những người đang cố thành công trên con đường của mình thì bị ảnh hưởng bởi những chiến lược và quy tắc lỗi thời của Xã Hội hiện nay. Nếu bạn hiểu Board Game thực sự trông như thế nào và chơi theo các quy tắc hiện đại, bạn đã có một lợi thế cực kỳ lớn.

Tiềm năng của bạn

Những điều trên mang chúng ta đến với Bạn và những điểm mạnh cụ thể của bạn. Việc xác định các điểm mạnh phù hợp cho một Board Game rất khó, kể cả khi bạn đã có một Board Game phù hợp trong đầu.
Khi đánh giá cơ hội của bạn trên một con đường sự nghiệp nhất định, câu hỏi quan trọng là:
Nếu cho bạn thời gian, liệu bạn có đủ giỏi trong Game để chạm đến bất kỳ định nghĩa nào về thành công trong sự nghiệp đó hay không?
Tôi sẽ coi "đủ giỏi trong Game" là một đoạn đường. Bắt đầu từ vị trí hiện tại của bạn-điểm A và kết thúc bằng việc bạn đạt đến định nghĩa thành công- hình ngôi sao.
Độ dài của đoạn đường dựa trên vị trí của điểm A (vị trí hiện tại bạn đã đi được) đến hình ngôi sao (định nghĩa thành công của bạn).
Vì vậy, nếu bạn là sinh viên đã tốt nghiệp ngành khoa học máy tính và mục tiêu nghề nghiệp của bạn là trở thành một kĩ sư bậc trung tại Google, thì đoạn đường của bạn có lẽ như thế này:
Nhưng nếu bạn chưa từng hoàn thành bất cứ thứ gì liên quan đến Khoa Học Máy Tính, và mục tiêu nghề nghiệp của bạn là trở thành kĩ sư bậc cao của Google, bạn có thể tưởng tượng ra đoạn đường rồi đấy:
Va nếu mục tiêu của bạn là tạo ra một Google 2.0, đoạn đường sẽ ngày càng xa hơn hơn.
Vào lúc này, những quan điểm của xã hội sẽ xuất hiện cảnh báo bạn và chỉ ra rằng việc bạn "giỏi" một kỹ năng nhất định thì chưa đủ để đảm bảo sự thành công trong tương lai—bạn có thể đạt được ngôi sao trên con đường sự nghiệp nhưng nhận ra rằng bạn chưa thực sự “thành công”.
Đó là một nhận định hết sức sai lầm, vì Ngôi Sao không được hiểu theo cách đó. Ngôi Sao không đại diện cho "một cấp độ kỹ năng cụ thể"— ví dụ: khả năng viết code, kỹ năng diễn diễn xuất hay hiểu biết kinh doanh—nó là về toàn bộ trò chơi(Game). Trong nghề nghiệp truyền thống, Game có xu hướng dễ chơi hơn—nếu bạn muốn trở thành một bác sĩ phẫu thuật hàng đầu và bạn phẫu thuật cực kỳ giỏi, bạn có thể đã đạt được ngôi sao của mình và bạn sẽ có sự nghiệp của mình trong tay. Nhưng Board Game trong những nghề ít truyền thống thường liên quan đến nhiều yếu tố khác hơn.
Để đạt được ngôi sao "Tôi muốn trở thành một diễn viên nổi tiếng" không chỉ đơn giản là có kỹ năng diễn xuất tốt, nó có nghĩa là bạn cần giỏi trong toàn bộ trò chơi(Game) diễn viên, như cách hầu hết các ngôi sao điện ảnh. Khả năng diễn xuất chỉ là một mẩu ghép trong trò chơi xếp hình — bạn cũng cần có sở trường trong việc thể hiện mình trước những người có quyền lực, sự khéo léo trong xây dựng thượng hiệu cá nhân, sự lạc quan điên rồ, sự bon chen và bền bỉ đến nực cười. Nếu bạn chơi đủ giỏi trong toàn bộ trò chơi(Game) đó — mọi phần của nó — cơ hội trở thành ngôi sao điện ảnh hạng A của bạn thực sự là khá cao. Đó là ý nghĩa của chạm vào Ngôi Sao.
Nhưng quan điểm xã hội không hiểu được các nghề phi truyền thống hoạt động như thế nào — nó chỉ nghĩ về một khía cạnh hẹp của thành công: tài năng và sự chăm chỉ. Theo quan điểm xã hội, trở thành một ngôi sao điện ảnh đòi hỏi một số tài năng, nhưng chủ yếu là cần sự may mắn đến điên rồ.
Vậy làm thế nào để bạn tìm ra cơ hội trong việc đạt được Ngôi Sao cụ thể nào? Tất cả đều quy về một công thức đơn giản:
Khoảng cách = Tốc độ (Speed) x Thời gian.
Trong trường hợp của tôi, cách diễn đạt phù hợp hơn có thể là:
Tiến độ = Tốc độ (Pace) x Sự Bền Bỉ.
NOTE: Về bản chất 2 thuật ngữ (speed và pace) hoàn toàn giống nhau, chúng thể hiện khoảng thời gian bạn hoàn thành 1 quãng đường nhất định. Nhưng tôi không hiểu tại sao tác giả lại sử dụng hai từ khác nhau, nên nếu ai có khả năng giả thích hãy bình luận phía dưới giúp tôi thông não nhé.
Triển vọng của bạn về bất kỳ nghề nghiệp nào phụ thuộc vào:
A) Tốc độ mà bạn sẽ có thể cải thiện khi chơi “trò chơi” của nghề nghiệp đó
B) Lượng thời gian bạn sẵn sàng kiên trì theo đuổi ngôi sao đó.
Hãy nói về cả hai điều này :

TỐC ĐỘ

Điều gì khiến cho một số người thăng tiến nhanh hoặc chậm hơn những người khác trong sự nghiệp? Tôi đoán nó đến từ ba yếu tố sau:
1/ Mức độ trở thành Chef
Như chúng ta đã nói trước đây Chef luôn nhìn thế giới thế giới với đôi mắt mới mẻ và đi tới kết luận dựa trên kinh nghiệm và sự quan sát của họ. Còn Cook đi đến kết luận bằng cách làm theo công thức của người khác. Trong nghề nghiệp, công thức thường đến từ Quan Điểm Của Xã Hội. Sự nghiệp là những trò chơi phức tạp mà hầu như mọi người đều có một khởi đầu tệ, để giải quyết nó các Chef sẽ cải thiện một cách nhanh chóng thông qua một vòng lặp liên tục.
Trong khi đó, tốc độ phát triển của Cook chỉ bằng con ốc sên, vì chiến lược của họ chỉ là sao chép công thức của người khác mà hiếm khi thay đổi. Hơn thế trong một thế giới mà nghề nghiệp không ngừng phát triển và biến đổi, các chiến lược của Chef thường phát triển theo thời gian và liên tục, trong khi công thức của Cook chỉ ngày càng lỗi thời—và họ còn chẳng biết đến vấn đề đó. Đây là lý do tôi tin rằng với những nghề phi truyền thống, trình độ Chef của bạn là yếu tố quan trọng nhất để xác định tốc độ cải thiện của bạn.
2/ Đạo đức làm việc
Điều này rất hiển nhiên. Một người làm việc 60 giờ một tuần, 50 tuần một năm, sẽ hoàn thành con đường nhanh hơn gần bốn lần so với một người làm việc 20 giờ một tuần, 40 tuần một năm. Một người chọn lối sống cân bằng đương nhiên sẽ thăng tiến chậm hơn một con nghiện việc. Một người nào đó có khuynh hướng lười biếng hoặc trì hoãn sẽ mất chỗ đứng trước một người giỏi trong việc thực hiện các công việc nhất quán. Những người thường xuyên nghỉ làm để mơ mộng hoặc cầm điện thoại sẽ hoàn thành ít công việc hơn trong mỗi giờ làm việc so với những người tập trung sâu.
3/ Khả năng trong công việc
Sẽ sai nếu như nói rằng tài năng không quan trọng trong sự nghiệp. Những người thông minh, tài năng sẽ hoàn thành game với tốc độ nhanh hơn những người không có năng khiếu. Thông minh và tài năng là hai yếu tố được tôi đề cập ở đây. Ngoài ra sự lanh lợi và hiểu chuyện cũng là một yếu tố cần thiết, và những phẩm chất đó không phải lúc nào cũng tương quan với trí thông minh. Tùy thuộc vào công việc bạn đang làm, các kỹ năng xã hội cũng có thể rất quan trọng. Trong một số công việc, những người dễ mến (hoặc sức hút lớn) sẽ có lợi thế lớn hơn những người kém thân thiện — và những người thích giao tiếp xã hội sẽ kết giao với nhiều người hơn theo thời gian và xây dựng các mối quan hệ bền vững hơn những kẻ chống đối xã hội.
Tất nhiên, những thứ khác như mối quan hệ, tài nguyên và kỹ năng hiện có cũng rất quan trọng. Nhưng chúng không góp phần vào tốc độ, thay vào đó chúng giúp ta xác định điểm A trên đoạn đường.

Sự Bền Bỉ

Sự bền bỉ tôi muốn nói đến ở đây là bền bỉ trong dài hạn, nó khác với việc bạn đến công ty và chăm chỉ làm việc mỗi ngày. Sự bền bỉ rất đơn giản, bạn càng sẵn sàng cam kết theo đuổi ngôi sao trong nhiều năm, bạn sẽ càng đi xa hơn trên con đường hướng tới ngôi sao. Một ô tô chạy với vận tốc 30km/h sau 15 phút đi được ít hơn rất nhiều so với ô tô chạy 10km/h trong hai giờ.
Và đây là lý do tại sao Sự Bền Bỉ thực sự quan trọng. Một người quyết định rằng họ chỉ theo đuổi ước mơ của mình trong vòng ba năm, nếu cảm thấy không ổn, họ sẵn sàng thực hiện kế hoạch dự phòng của mình, khi đó họ đã tự loại mình khỏi cơ hội đạt được ước mơ. Bạn giỏi thế nào không quan trọng, nhưng nếu bạn bỏ cuộc sau hai hoặc ba năm chỉ vì không có sự thăng tiến, bạn khó có thể thành công. Một vài năm là không đủ để vươn tới ngôi sao thành công, mặc cho tốc độ của bạn có ấn tượng đến đâu.

Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Thực Sự Của Bạn

Với công thức Tốc Độ - Sự Bền Bỉ phía trên, cùng xem lại về khái niệm điểm mạnh và điểm yếu. Nó không phải là khái niệm như ta vẫn nghĩ. Khi chúng ta liệt kê về những điểm mạnh, ta có xu hướng nói về những kỹ năng ta đang có hơn là những thứ khác. Thay vào đó, Điểm Mạnh nên là thứ liên quan đến Tốc Độ và Sự Bền Bỉ. Thứ cần đem ra bàn luận ở đây là tính nguyên bản, làm cho những phẩm chất như nhanh nhẹn và khiêm tốn (đặc điểm của Chef) trở thành điểm mạnh đáng chú ý và những phẩm chất như bướng bỉnh hoặc lười biếng (đặc điểm của Cook) là điểm yếu quan trọng. Đạo đức nghề nghiệp như sự tập trung và độ trì hoãn cũng cần được nhắc đến ở đây. Ngoài ra những phẩm chất liên quan đến sự bền bỉ như kiên cường, quyết tâm và kiên nhẫn là những điểm mạnh đầy hứa hẹn, trong khi Xúc Tu Xã Hội đang quát vào mặt bạn hối thúc đạt được sự thành công, đừng quan tâm đến nó.
Quan trọng hơn, chúng ta không nên thảo luận về một thứ ở HIỆN TẠI mà là tiềm năng của thứ đó trong tương lai. Nếu Quang Hải có trận đấu đầu tiên vào năm 17 tuổi và trình diễn không tốt ở trận đấu đó, bạn sẽ không thể đánh giá là anh ta chơi CỰC KỲ TỆ, và gọi bóng đá là “Điểm Yếu” của anh ấy. Thay vào đó bạn sẽ cần xem anh ấy tập luyện trong 3 tháng tới và đánh giá mức độ cải thiện của anh. Bài học này chỉ áp dụng cho các kỹ năng - nhưng các phẩm chất của Tốc Độ và Sự Bền Bỉ cũng có thể được cải thiện và phát huy nếu bạn tập trung vào chúng.

Điền vào Hộp thực tế

Hộp Thực Tế là toàn bộ con đường nghề nghiệp mà bạn nghĩ rằng đó hẳn là một phiên bản xịn hơn của mình, toàn bộ nỗ lực và công sức bạn bỏ ra để theo đuổi ngôi sao mà bạn có thể cho rằng đấy là định nghĩa của thành công. Để liệt kê thì đó sẽ là một danh sách dài đến không tưởng, kể cả trừ đi những nghề mà chắn chắn bạn sẽ không bao giờ đạt được (như tôi là trở thành vận động viên trượt băng nghệ thuật Olympic). Nhưng cứ bình tĩnh, ngồi lại một tí và suy ngẫm về phạm vi đầy đủ của Hộp Thực Tế bạn đang giữ - cứ thẳng thắn thừa nhận rằng có bao nhiêu lựa chọn thực sự đang mở cửa và có thể đưa bạn vào tư duy đúng đắn.
VÌ vậy, để hiệu quả hơn, hãy chuyển mối quan tâm về phần Hộp Thực Tế và lo cho những thứ có thể kết thúc trong Nhóm Tùy Chọn (giao giữa Hộp Ước Muốn và Hộp Thực Tế). Và giúp cho việc hoàn thiện Hộp Thực Tế diễn ra nhanh hơn, chúng ta cần đánh giá:
1/Bối cảnh chung. Sử dụng những phương pháp của tôi để đánh giá tình hình nghề nghiệp của thế giớ hiện nay-rộng nhất có thể.
2/Chọn Board Game cụ thể. Với bất cứ công việc nào có vẻ cực kỳ thú vị, cân nhắc về những điều bạn có thể đối mặt với công việc đó như: Các bên liên quan, cách mà những người gần đây đạt được thành công, các quy tắc mới nhất của Game, những lỗ hỗng mới nhất mới nhất đang được khai thác v.v
3/ Điểm khởi đầu. Đối với những con đường, việc giả định điểm khởi đầu của bạn dựa trên những gì bạn hiện có như kỹ năng, nguồn lực và những mối quan hệ có liên quan đến lĩnh vực bạn đang làm.
4/ Điểm thành công. Suy nghĩ về các điểm kết thúc và vị trí nên đặt ngôi sao của bạn trên Quãng Đường. Hãy tự hỏi mình mức độ thành công tối thiểu bạn cần đạt được là gì để cảm thấy hạnh phúc vì đã chọn con đường sự nghiệp đó.
5/Tốc độ của bạn. Hãy ước tính ban đầu về tốc độ cải thiện của bạn có thể là bao nhiêu trên các Board Game khác nhau, dựa trên các điểm mạnh liên quan đến tốc độ hiện tại của bạn và mức độ bạn nghĩ mình có thể cải thiện ở mỗi game đó (nói cách khác, tốc độ của bạn có thể tăng tốc đến mức nào)
6/Mức độ bền bỉ của bạn. Nghĩ về số thời gian mà bạn nghĩ bạn sẵn sàng dành ra để đi trên con đường này
Việc còn lại chỉ là tính toán. Bạn đem các Board Game của mình ra, kẻ một đường thẳng, bạn vẽ các điểm xuất phát và các Ngôi Sao Thành Công cùng nhau tạo ra các khoảng cách khác nhau trước mặt bạn và với mỗi Board Game, bạn nhân tốc độ và sự bền bỉ của mình với nhau. Nếu như kết quả của tốc độ và sự bền bỉ của bạn với một con đường sự nghiệp có vẻ phù hợp với tổng chiều dài của con đường đó, thì sự nghiệp đó sẽ nằm trong Hộp thực tế của bạn. Tất nhiên, chúng ta sẽ chẳng có gì để xác định các giá trị ở trên, nhưng ít nhất bạn biết được công thức trên dùng để làm gì.
Một cuộc kiểm tra sử dụng tư duy nguyên bản với chiếc Hộp Thực Tế sẽ khiến cho nhiều người quá lạc quan quay về với thực tế, nhưng tôi cho rằng hầu hết những cuộc kiểm tra ấy sẽ để lại cho họ cảm giác như họ đã bỏ qua nhiều lựa chọn có tính khả thi, cho phép họ đặt mục tiêu vào một hướng đi táo bạo hơn.
Một phản chiếu Hộp Thực Tế tốt đảm bảo sẽ có một phản chiếu Hộp Ước Muốn khác. Việc sắp xếp lại một loạt các con đường sự nghiệp trong tâm trí sẽ ảnh hưởng đến mức độ khao khát của bạn đối với một số con đường trong số đó. Một sự nghiệp có vẻ kém hấp dẫn hơn sau khi nhận ra rằng nó sẽ đòi hỏi hàng nghìn giờ online trên mạng hoặc cần đấu tranh nhiều thập kỉ mới đạt được thành công. Một số khác có vẻ ít nản lòng hơn sau khi thay đổi suy nghĩ về cách mà sự may mắn ảnh hưởng đến thành công. Sẽ có những con đường sự nghiệp mà bạn chưa từng muốn vì bạn không coi chúng là những lựa chọn thực sự, nhưng sau một vài phân tích sâu đã giúp bạn thay đổi suy nghĩ về chúng.
Điều này đưa chúng ta đến phần cuối của chyến hành trình. Sau một quá trình kiểm tra hộp khá mệt mỏi, chúng ta có thể quay lại biểu đồ của mình.
Giả sử có một số thứ thay đổi, bạn có một Nhóm Tùy Chọn mới - hay một danh sách các lựa chọn mới, và bạn muốn thay đổi chúng với ưu tiên cao nhất của bạn hiện giờ. Chẳng sao hết, bây giờ chúng ta đã sẵn sàng để quay lại vị trí trước khi bắt đầu phân tích: Khoảng Khắc Hiện Tại. Với những lựa chọn này trước mặt, chúng ta đã sẵn sàng bỏ qua việc phân tích và hướng tới tương lai.

Kết nối các dấu chấm đến tương lai (Connecting the Dots into the Future)

Giờ là lúc xem lại Kế Hoạch Nghề Nghiệp mà tôi tạo ra ở phần 1—bản đồ với mũi tên hoặc dấu chấm hỏi. Nếu bạn đã có một mũi tên trước cuộc kiểm tra này, hãy xem Nhóm Tùy Chọn mới của bạn. Với tất cả phân tích của bạn phía trên, liệu kế hoạch nghề nghiệp hiện tại của bạn có còn đủ điều kiện để áp dụng không? Nếu có, xin chúc mừng — bạn đã đi trước hầu hết chúng tôi.
Nếu không, đó là một tin xấu dành cho bạn, nhưng cũng không hẳn là xấu. Nhớ rằng, hành trình đi từ "một mũi tên sai" đến "một dấu chấm hỏi luôn" là một bước tiến lớn trong cuộc sống.
Và trên thực tế, một dấu hỏi mới tượng trương cho việc bạn đi qua hai chuyến tàu lượn siêu tốc: thấu hiểu bản thân và làm quen với thế giới. Mọi thứ đang đi đúng hướng. Hãy quên đi mũi tên kia và gia nhập “Hội chấm hỏi”.
Bây giờ “Hội Chấm Hỏi” đang đứng trước một lựa chọn khó nhằn. Bạn phải chọn ra một mũi tên trong Nhóm Tùy Chọn.
Đó là một lựa chọn khó khăn - nhưng đáng ra nó không nên khó như vậy. Đây là lý do tại sao:
Sự nghiệp từng giống như một đường hầm kéo dài 40 năm. Bạn đã chọn đường hầm của mình, và khi bạn đã vào trong, chẳng còn lối ra. Bạn làm công việc đó trong 40 năm hoặc lâu hơn trước khi đường hầm thả bạn ra phía bên kia để nghỉ hưu.
Sự thật là, nghề nghiệp không bao giờ thực sự hoạt động như vậy, nó chỉ có vẻ như vậy. rong tình huống lạc quan nhất, các nghề nghiệp truyền thống trước đây giống như những đường hầm.
Ngày nay, đặc biệt là những nghề ít truyền thống không giống như đường hầm. Nhưng những Quan Điểm Xã Hội Cũ chết tiệt vẫn nhìn chúng theo cách đó, điều đó khiến việc lựa chọn nghề nghiệp đã khó nay còn khó hơn.
Khi bạn coi sự nghiệp của mình như một đường hầm, điều đó gây ra khủng hoảng danh tính ở những người không biết chính xác họ là ai và họ sẽ muốn trở thành thứ gì trong tương lai, đương nhiên họ cực kỳ tỉnh táo. Nó làm tăng sự ảo tưởng rằng những gì chúng ta làm trong công việc đồng nghĩa với việc chúng ta là ai, điều đó tạo ra một dấu chấm hỏi trên bản đồ của bạn có vẻ giống như một thảm họa đang hiện hữu.
Khi bạn coi sự nghiệp của mình như một đường hầm, bạn mất đi can đảm để đổi nghề, kể cả khi tâm hồn của đang gào thét van xin. Nó làm cho việc thay đổi nghề nghiệp cực kỳ xấu hổ và rủi ro, và rằng những ai đổi nghề là những kẻ thất bại. Nó cũng khiến tất cả mọi người cảm thấy như họ đã quá già để thực hiện một bước chuyển mình táo bạo hoặc bắt đầu một con đường hoàn toàn mới.
Nhưng Quan Điểm Xã Hội vẫn còn nói với chúng ta rằng Sự Nghiệp là những Đường Hầm. Như một phần thưởng đi kèm — ngoài việc giúp chúng ta khao khát những điều chúng ta không thực sự muốn, phủ nhận những khao khát mà sâu thẩm trong chúng ta, sợ hãi những thứ không nguy hiểm và tạo những niềm tin không chính xác về thế giới hay tiềm năng của chúng ta - Quan Điểm Của Xã Hội còn cho chúng ta biết rằng nghề nghiệp là một đường hầm giúp chúng ta chống lại những điều tồi tệ của bản thân một cách không cần thiết.
Bối cảnh nghề nghiệp ngày nay không phải là một loạt các đường hầm, mà nó là một phòng thí nghiệm khoa học khổng lồ, phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Con người ngày nay không đồng nghĩa với những gì họ làm — họ là những nhà khoa học thay đổi nhanh chóng, phức tạp đến không ngờ. Và sự nghiệp của ngày hôm nay không phải là một đường hầm, một chiếc hộp hay một nhãn hiệu mà nó là một chuỗi dài các thí nghiệm khoa học.
Steve Jobs so sánh cuộc đời như các dot được kết nối với nhau, và chỉ ra rằng mặc dù rất dễ trong việc nhìn lại quá khứ và xem cách các dot kết nối để dẫn bạn đến vị trí hiện tại, nhưng về cơ bản, trong cuộc sống, việc kết nối các dot với nhau về phía trước là điều không thể.
Nếu nhìn vào tiểu sử thần tượng của bạn, bạn sẽ thấy rằng các con đường của họ trông giống như một chuỗi dài các dot được kết nối với nhau hơn là một đường hầm thẳng và có thể đoán được. Nếu bạn nhìn vào bản thân và bạn bè của mình, bạn có thể sẽ thấy chúng cùng theo một xu hướng — theo dữ liệu, thời gian trung bình mà một lớp trẻ ở lại một công việc nhất định chỉ là 3 năm (những người lớn tuổi dành thời gian lâu hơn cho mỗi dot, nhưng không lâu hơn nữa — trung bình 10,4 năm )
Vì vậy, xem sự nghiệp của bạn như một chuỗi các dot không phải là một mẹo tinh thần để giúp bạn đưa ra quyết định — đó là sự mô tả chính xác những gì đang thực sự xảy ra. Và việc coi sự nghiệp của bạn như một con đường hầm không chỉ không hiệu quả mà còn là điều viển vông.
Note: Lúc này tác giả đang so sánh các dot như các móc thời gian trong cuộc đời.
Tương tự vậy, bạn bị hạn chế trong việc tập trung vào điểm tiếp theo trên con đường của bạn— vì đó là điểm duy nhất mà bạn có thể tìm thấy. Đừng quá lo về dot#4 trông như thế nào bởi vì dù sao thì bạn cũng không thể, cũng như không đủ điều kiện để nhìn thấy nó.
Vào thời khắc dot#4 bắt đầu tới, bạn sẽ học được nhiều thứ từ chính bản thân mà ngay cả bạn cũng không nhận ra. Bạn không còn là bản thân của ngày xưa, và Bạch Tuộc Khao Khát lúc đó sẽ phản ánh những thay đổi bên trong bạn. Đi kèm với đó là sự hiểu biết về Bối Cảnh Nghề Nghiệp và sự chi tiết của Board Game mà bạn quan tâm. Kết quả, bạn trở thành một game thủ chuyên nghiệp, và tất nhiên bản thân Game, bối cảnh nghề nghiệp cũng sẽ tiến hóa theo.
Trang web 80,000 hours (giúp những người trẻ tài năng làm việc dựa trên lựa chọn công việc của họ) đã tổng hợp rất nhiều dữ liệu để chỉ ra rằng: bạn sẽ thay đổi, thế giới sẽ thay đổi và rằng theo thời gian bạn chỉ học những gì mà bạn thực sự giỏi. Nhà tâm lý học nổi tiếng Dan Gilbert cũng mô tả một cách hùng hồn việc chúng ta RẤT TỆ với việc dự đoán điều gì khiến ta hạnh phúc trong tương lai.
Việc giả vờ rằng bạn đã tìm được dot#2, dot#4, dot#8 là điều hết sức nực cười. Các dot tương lai là nỗi lo ở tương lai, và chắc hẳn bạn sẽ khôn ngoan hơn khi sống trong một thế giới tương lai(nói móc). Nên là cứ tập trung vào dot#1.
Thử nghiệm giả thuyết là một điều cần thiết trong thế giới hẹn hò. Nếu bạn của bạn đang băn khoăn về mẫu người mà cô ấy muốn kết hôn nhưng chưa bao giờ thử hẹn hò, bạn cần nói với cô ấy "Đừng có nằm dài trên cái sofa đó nữa - mày phải dậy và kiếm thằng nào mà hẹn hò đi, điều đó mới giúp mày biết được ai thực sự hợp với mày." Nếu sau đó cô ấy từ buổi hẹn hò trở về và thắc mắc rằng liệu chàng trai khi nãy có phải là NGƯỜI cô ấy đang tìm kiếm, bạn sẽ lại nói: "Chỉ với một buổi đi chơi mày sẽ không bao giờ biết được đó là người phù hợp với mày, phải có được một số kinh nghiệm khi hẹn hò để biết được những gì mày cần học cho việc đưa ra quyết định đó ”.
Chúng ta đều đồng ý rằng cô bạn phía trên khá ngu ngốc và thiếu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm hạnh phúc. Thế nên trong việc chọn nghề cũng vậy, đừng như cô ấy. Dot#1 có thể xem như thời kỳ non nớt — và nó chỉ là những ngày đầu.
Đây là một tin tuyệt vời — bởi vì việc vẽ một mũi tên trên bản đồ sẽ bớt đáng sợ hơn rất nhiều nếu đó là mũi tên duy nhất đi đến Dot#1 của bạn trong tương lai. Nguyên nhân thực sự của chuyên chế trong lựa chọn là nhìn thấy chính xác số lượng các lựa chọn mà bạn có trong thế giới ngày nay trong khi ảo tưởng coi những sự nghiệp đó là đường hầm 40 năm. Đó là một sự kết hợp chết người. Việc sắp xếp lại quyết định nghề nghiệp tiếp theo của bạn như một sự lựa chọn có mức rủi ro thấp làm cho số lượng các lựa chọn trở nên thú vị, không căng thẳng.
Và điều đó hay về mặt lý thuyết. Nhưng bây giờ đến phần khó hơn.

Đưa ra lựa chọn

Bạn suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ, đắn đo, đo lường, dự đoán, cân nhắn.  Bạn quyết định chọn một điểm và vẽ một mũi tên. Và bây giờ bạn phải thực sự đưa ra lựa chọn.
Chúng ta cực kỳ cực kỳ tệ về khoảng này. Chúng ta là kiểu người sợ hãi. Chúng ta không thích việc đưa ra quyết định quan trọng, bước ngoặt cuộc đời. Nếu như trong chúng ta có bất cứ Xúc Tu Trì Hoãn nào, thì đây là lúc nó nên xuất hiện.
Con Bạch Tuộc Khao Khát có thể giúp đỡ bạn. Như chúng ta đã thảo luận trước đó, hành vi của bạn tại bất kỳ thời điểm nào luôn có mặt của con Bạch Tuộc. Nếu bạn đã quyết định một bước chuyển mình và bạn không thể thực hiện nó, đó là bởi vì những phần bạn không muốn thực hiện được xếp hạng cao hơn trong tiềm thức so với những phần khác. Đầu óc tỉnh táo của bạn có thể đã cố gắng xếp những phần của bạch tuộc xuống dưới đáy kệ, nhưng khao khát của bạn đã nổi dậy. Giờ bạn là Giám đốc điều hành không còn nắm quyền kiểm soát nhân viên.
Để khắc phục vấn đề này, hãy suy nghĩ như một giáo viên mẫu giáo. Trong lớp của bạn, một nhóm của những đứa trẻ 5 tuổi đang nổi loạn chống lại mệnh lệnh của bạn. Bạn sẽ làm gi?
Hãy nói chuyện với những đứa trẻ 5 tuổi đang gây ra rắc rối. Chúng là những đứa trẻ đơn giản khó chịu, muốn thách thức, nhưng bạn vẫn có thể nói chuyện với chúng. Nói với chúng về lý do bạn xếp hạng chúng thấp hơn những người khác trong hệ thống phân cấp bạch tuộc. Mô tả cho chúng những hiểu biết sâu sắc bạn có được từ sự phản chiếu Hộp thực tế của bạn. Nhắc chúng về cách "Các kết nối của dot" hoạt động và về sự lạnh lùng của dot.
Càng lớn, tôi càng nhận ra cuộc đấu tranh nội tâm của giáo viên mẫu giáo giống 97% những cuộc đấu tranh trong cuộc sống. Thế giới thì dễ còn bạn thì khó. Nếu bạn thấy mình liên tục không thực hiện các kế hoạch trong cuộc sống và những lời hứa với bản thân, bạn đã khám phá ra ưu tiên số 1 mới của mình — trở thành một giáo viên mẫu giáo tốt hơn. Cho đến khi bạn làm như vậy, cuộc sống của bạn sẽ được điều hành bởi một đám trẻ 5 tuổi, thiển cận, và toàn bộ thứ khốn kiếp của bạn sẽ thật tệ hại. Hãy tin tôi, tôi biết điều đó.
Nếu phân tích nội tâm của bạn thực sự kêu gọi một bước nhảy vọt trong sự nghiệp sang một điểm khởi đầu mới, thì tôi hy vọng rằng vào một thời điểm nào đó, bạn có thể tạo ra bước nhảy đó.

Sau lựa chọn

Việc nhảy sang một dot mới là một cảm giác tự do, thường đi kèm với vài tổn thương bên trong.
Vào những ngày đầu, ít nhất là một khoảng thời gian, bạn sẽ cực tệ với những việc bạn đang làm với dot mới. Trong khi sự khôn ngoan của bạn sẽ biết chính xác điều đó phải như thế nào, thì sự kém khôn ngoan hơn của bạn sẽ chuyển sang chế độ khủng hoảng hiện sinh. Tất cả những nỗi sợ hãi mà bạn bị tước đoạt trong bảng xếp hạng khiến con bạch tuộc của nghĩ rằng ai đó đang giết nó và nó sẽ cố gắng tìm mọi cách gọi 113. Những khao khát mà bạn đã ưu tiên sẽ không cảm thấy hài lòng và họ sẽ tự hỏi liệu họ có sai về tất cả những gì họ nghĩ rằng họ muốn. Những khao khát mà bạn không ưu tiên sẽ lấy ra khỏi cây đàn guitar và bắt đầu hát những bản tình ca về bãi cỏ xanh tươi mà bạn đã tước đoạt đi của họ. Sẽ không vui lắm đâu.
Thậm chí nếu mọi việc diễn ra trơn tru, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự thật rằng Bạch Tuộc Khao Khát là một tập hợp của những điều không vui. Các lõi của con bạch tuộc sẽ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc thậm chí bị tấn công, và mỗi ngày trôi qua, bạn sẽ phải gánh chịu chi phí cơ hội cho những con đường bạn đã cân nhắc nhưng không đi xuống — các phiên bản của bạn trong các vũ trụ song song nơi bạn đã thực hiện các lựa chọn khác. Bạn sẽ nghĩ về sự thăng tiến giả định của họ trong công việc và lo lắng về những gì mình đã bỏ lỡ.
Khi trở nên khôn ngoan hơn, bạn sẽ học cách chấp nhận con bạch tuộc không hạnh phúc. Bạn sẽ để nó rên rỉ và kiểm soát nó thành thạo, biết rằng nó đang rên rỉ theo đúng cách mà bạn đã lên kế hoạch cho nó.
Con bạch tuộc rên rỉ là một lời nhắc nhở về lý do tại sao hạnh phúc và sự phấn khởi không bao giờ nên là một mục tiêu. Những lần bạn cảm thấy hạnh phúc chỉ là ảo tưởng tạm thời do ma túy gây ra — như giai đoạn tuần trăng mật của một mối quan hệ hay có một công việc mới hay một sự thành công mà mất rất lâu để đạt được. Những khoảnh khắc đó là những cú đánh gôn hoàn hảo trong chuyến đi chơi của một tay gôn tầm thường — chúng thật tuyệt vời và bạn nên tận hưởng những điều đó — nhưng chúng không phải là điều bình thường mới và sẽ không bao giờ như vậy.
Mục tiêu tốt hơn là sự hài lòng: Cảm giác thỏa mãn khi bạn đạt những bước tiến lớn mà bạn có thể trong đường đời; rằng những gì bạn đang làm có thể chứng mình là miếng ghép cuối cùng của bức tranh mà bạn thật sự tự hào. Theo đuổi hạnh phúc là một động thái nghiệp dư.
Mọi người thường bảo là hãy sống cho hiện tại, nhưng "hiện tại" đó cũng có khái niệm rộng hơn: cảm giác bị ngợp trong “hiện tại” rộng lớn của bạn. Nếu bạn đang ở trong một giai đoạn sự nghiệp mà bạn thực sự thành thật với bản thân, bạn có thể ngừng suy nghĩ và ngừng lập kế hoạch trong một thời gian, chỉ cần đào sâu. Bây giờ, bạn có thể đặt bức tranh vĩ mô sang một bên, đừng suy nghĩ nhiều và dành toàn bộ năng lượng của mình cho hiện tại. Trong một thời gian, bạn thực sự sống
Những khoảnh khắc này không phải lúc nào cũng kéo dài như vậy, vì vậy hãy chú ý lắng nghe. Hãy đặt mọi thứ bạn có vào điểm bạn đã chọn. Theo những gì bạn biết, bạn có thể là Quang Hải đang đá trái bóng lần đầu tiên, vì vậy hãy bắt đầu chơi.

Dot kế tiếp?

Vào một số thời điểm, cảm nhận của bạn về bức tranh vĩ mô vô cùng tệ. Khi đó, bạn cần quay lại bước phân tích và tìm ra thứ gì chịu trách nhiệm cho đống hỗn độn này.
Đôi khi, nhiệm vụ vĩ mô không phải là vấn đề. Có thể là Chef trong bạn đã quyết định rằng chúng ta cần thực hiện nhiệm vụ "Nhảy Dot" Trong những trường hợp này, các chuyển đổi này không phải là giải thoát khỏi sự bền bỉ mà nó chính là "Sự Bền Bỉ"
Một lúc khác, tâm trí bạn dường như nghi ngờ hơn về nhiệm vụ của nó, và nó muốn bạn phải thay đổi nhiệm vụ vĩ mô của mình. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ phải tìm hiểu xem liệu cảm giác đó có xuất phát từ những suy nghĩ khôn ngoan trong bạn hay đơn giản là từ những khao khát khốn khổ, thiếu thốn tình cảm của bạn. Nhiệm vụ "thay đổi bước nhảy dot" có thể được thực hiện, nhưng tùy theo phần nào trong tâm trí bạn yêu cầu, đó có thể là lựa chọn sai lầm.
Trong trường hợp đó, việc xác định xem bạn đang ở đâu trên cái quang phổ phía dưới là cực kỳ quan trọng:
Những người ở phía bên trái của quang phổ này rất nhút nhát. Tôi gọi là Chân Xi Măng. Cái bẫy họ đang mắc phải là dậm chân tại chỗ quá lâu tại những điều sai trái. Những người ở bên phải rất vui vẻ - Chân Có Cánh - họ mắc bẫy ngược lại với Chân Xi Măng: họ rất nhanh chóng bỏ cuộc.
Bạn nên đặc biệt cảnh giác với những bàn chân xi măng - các nhà tâm lý học tin rằng vào cuối cuộc đời, hầu hết mọi người thường hối hận vì tính "ì ạch" không chịu thay đổi lúc trẻ: Câu hối tiếc phổ biến nhất là “Tôi ước gì mình đã nghỉ việc sớm hơn,” và lời khuyên phổ biến nhất của những người cao tuổi là “Đừng làm công việc mà bạn không thích.”
Đây là lý do tại sao các khung bên trong rất quan trọng. Chúng cho bạn khả năng phân tích nguồn gốc của các xung đột bản thân. Trong ví dụ của chúng tôi, câu hỏi đặt ra là liệu sự thôi thúc của bạn để thực hiện các nhiệm vụ là kết quả của sự tiến hóa thực sự hay thành kiến ​​của xã hội. Vì vậy, hãy nghĩ về sơ đồ của bạn. Sự mệt mỏi sau một chặng đường dài trên con đường, đâu vẫn là con đường phù hợp với bạn? Hay bạn đã biết được thông tin mới về bản thân hoặc thế giới, trong quá trình di chuyển đã sửa chữa một số giả định ban đầu không có cơ sở? Hoặc có thể một cái gì đó cơ bản đang phát triển — một số hoạt động vòng lặp màu xanh lam hoặc màu vàng:
Nếu bạn cảm thấy mọi thứ đã thực sự thay đổi, bạn có thể quyết định thu nhỏ sơ đồ hơn nữa và nghĩ về vòng lặp màu đỏ lớn hơn và giải quyết vấn đề thay đổi nhiệm vụ của bạn:
Nếu xem sự nghiệp như một chuỗi các Dot kết nối với nhau, chúng ta nên xếp "Thông minh trong việc Nhảy Dot" lên hàng đầu trong to-do-list. Cách tốt nhất để bắt đầu là nhìn lại quá khứ của bạn, cố gắng học hỏi, nghiên cứu các quyết định từ quá khứ và tích lũy kiến thức như một game thủ chuyên nghiệp đang phân tích trò chơi.
Nhìn về quá khứ của chính mình, tôi có thể thấy rất nhiều Bước Nhảy Dot mà tôi đã thực hiện, nhiều trong số chúng thực sự rất ngu ngốc. Càng nhìn rõ về các quyết định và thói quen ngu ngốc của tôi trong quá khứ, thì khả năng tôi lặp lại chúng trong tương lai càng ít.
Nhớ rằng ngu ngốc cũng là một bài tập khiêm tốn quan trọng. Cảm giác khiêm tốn không an toàn cho lắm và áp lực phải liên tục lập bản đồ cuộc đời của chính bạn không bao giờ là điều dễ dàng—nhưng bất an và khó khăn là cảm giác lái con tàu của chính bạn. Khi mọi thứ diễn ra quá trơn tru, chúng ta có nguy cơ trở nên quá tự tin, tự mãn về mặt trí tuệ và tự cản trở mình. Chúng ta sẽ trở nên lạc lối khi nghĩ rằng bản thân đã nắm được cuộc sống trong tay.
___________
Trong cuộc hành trình mang tên "Đời", mọi quyết định dù tốt hay xấu cũng sẽ tạo nên con đường độc nhất của bạn. Thông thường trên blog này, tôi thường viết về cách mà nỗi sợ phi lý có thể ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta và nó tệ đến mức nào. Nhưng có lẽ ta nên ôm nỗi sợ hối hận ấy đến cuối đời.
Rất may, tôi chưa bao giờ ở trên bất cứ thứ gì giống như giường bệnh, nhưng có vẻ như có điều gì đó về cuối cuộc đời cho phép mọi người nhìn mọi thứ với đôi mắt thông suốt. Có vẻ như đối mặt với cái chết khiến tất cả những dư âm trong đầu bạn, những thứ không làm nên con người bạn tan biến đi, để lại phần người chân thực nhỏ bé của bạn đứng đó một mình trong suy tư. Tôi nghĩ những hối tiếc cuối đời có thể chỉ đơn giản là phần thật nhất nghĩ về những cuộc đời mà bạn không bao giờ phải sống — những phần của bạn mà người khác đã thành công nhét vào tiềm thức của bạn.
Nhìn lại những sai lầm của tôi trước đây, điều mà tôi bận tâm không phải là việc tôi gây ra sai lầm như thế nào. Mà là cách ai đó cầm bánh lái tâm trí của tôi, cố gắng thì thầm trong đầu, khiến bản thân tôi không cảm thấy an toàn về con người thật của tôi. Mục tiêu của tôi trong tương lai không phải là tránh những sai lầm, nó dành cho việc sửa sai trong quá khứ.
Đó là lý do tại sao tôi đã trải qua một bài phân tích nghiêm ngặt đến khó hiểu như vậy trong bài đăng này. Tôi nghĩ đây là một trong số ít chủ đề đáng để nói trong cuộc sống. Những giọng nói sẽ không điều khiển cuộc đời bạn theo cách họ muốn — bạn mắc nợ nhân vật nhỏ bé bất an đó trong chính tâm thức của bạn để khiến cuộc sống trở nên đúng đắn hơn.
___________
(HẾT!)
Theo Waitbutwhy (Tim Urban)
Biên dịch và Việt hóa: Donuss-Spiderum
NOTE:
Đầu tiên, xin cảm ơn các bạn vì đã theo dõi hết ba phần của bài dịch này. Cái note này tôi viết ra chủ yếu để than về cái phần 3 chó chết này.
Đây là phần khó nhất trong ba phần tôi dịch. Việc hiểu ý của tác giả sau đó chuyển nghĩa sang tiếng Việt gần như là một thử thách đối với tôi. Để cho bạn dễ hình dung thì từ phần "Connecting the Dots into the Future" (1) trở xuống tác giả không còn đề cập đến việc chọn nghề nữa mà tập trung vào lời khuyên cho tương lai. Vì thế văn phong cũng như từ vựng hoàn toàn thay đổi 100%, khiến tôi cực kỳ khốn đốn trong việc hiểu.
"Tôi mở lap ra, nhìn vào phần cuối đang dang dở, tôi đóng lap lại và đi ngủ" Đó hầu như là trạng thái của tôi trong 1 tuần khi bắt đầu dịch phần (1). Nên tôi rất vui khi cái phần chết tiệt này đã hoàn thành, cảm giác như vừa clear được con boss trong Dark Soul sau 108 lần chết vậy.
Và......note cũng chỉ đến thế thôi. Hi vọng các bạn sẽ ủng hộ mình trong những bài dịch tiếp theo, cảm ơn!