Kinh doanh hay giáo dục (Music School)
Vì lợi nhuận hay vì giáo dục (phi lợi nhuận). Hình này không phải báo chính thống nào thống kê, mình chỉ ước đoán cá nhân trong một...
Vì lợi nhuận hay vì giáo dục (phi lợi nhuận).
Hình này không phải báo chính thống nào thống kê, mình chỉ ước đoán cá nhân trong một dịp trình bày cho một đối tác tiềm năng là một trường nhạc ở HN.
Mình đoán là tất cả các trường học đều rất đau đầu về việc phân bổ nguồn lực hay doanh thu, lợi nhuận vào để điều chỉnh và cân bằng giữa 2 mục tiêu cần đạt được này. Làm một trường học nếu chỉ vì có tiền, thì chắc chắn không ai đầu tư vào trường học đâu, vì cùng số tiền đó đầu tư vào các ngành khác dễ sinh lời hơn rất nhiều mà không phải "chôn chân" quá lâu, vì giáo dục rất lâu mới có kết quả, nó không như một ly trà sữa uống vào biết ngon hay dở liền tức thì.
Còn nếu đầu tư vào giáo dục mà chỉ vì giáo dục, thì không một cá nhân nhà đầu tư nào dám đầu tư vào toàn tâm cả, vì ai cũng biết là mục tiêu thiên lệch này chỉ tồn tại trong các trường theo mô hình "Leonardo Da Vinci" hay như "Beethoven" thường có người bảo trợ 100%, các ông chỉ cần tập trung lo sáng tạo, sáng tác và cống hiến thôi. Không có tiền để làm giáo dục, thì sự giáo dục ấy cũng không đến nới đến chốn, què quặc.
Bài toán này có nhiều năm rồi, và người ta vẫn cứ tranh cãi mãi, người trong cuộc vận hành việc kinh doanh giáo dục của mình mới biết phải đau đầu đến mức nào.
Thị trường bát nháo, như thời kỳ đầu của ĐH Hồng Bàng vậy, treo đầu dê bán thịt chó, mặc dù họ không phải cố ý, nhưng vì không đủ chi phí duy trì, cho nên họ hi sinh quyền lợi của sinh viên, việc này các bạn ở thời kỳ đi học trước khi trường này có cơ sở ở Điện Biên Phủ chắc đều Khổ Qua.
Trong việc giảng dạy, đào tạo âm nhạc, không ai có tiềm năng đạt được tới mức cân bằng là có yếu tố giáo dục. 9/10 các trường đều tập trung vào việc làm để đảm bảo lợi nhuận, vì học viên là 1 phần, vì đam mê hay vì cái khác mang tính cá nhân của nhà đầu tư là một phần, phần còn lại đều loay hoay, hoặc tập trung hoàn toàn vào việc kiếm tiền. Nhiều chỗ (không nhắc tên trong slides này), lấy mức học phí bằng những trường trung-cao như thế này, nhưng chất lượng đầu ra khá tệ, họ chủ yếu kinh doanh bằng cách thu học phí học viên rất cao, và trả chi phí rất thấp cho giảng viên, thường chỉ giảng viên không phải là giảng viên, thiếu kinh nghiệm, thường sinh viên nhạc viện năm nhất năm 2 đi dạy kiếm thêm, lương tính ra từng giờ có vẻ cao, nhưng thực chất cũng tương đương làm bồi bàn cho một quán có khách Tây hay ra vào, gọi là vừa đủ có thêm tiền cafe cà pháo, nhưng đó là số ít, dạy nhạc là cái nghề xếp thấp hơn cả giáo viên thể dục, tức bạn nhớ lại thời phổ thông, tệ hơn cả môn học tệ nhất, không ai quan tâm.
Người đi học nhạc vẫn nhiều, nhưng khó kiếm người học vì bản chất của âm nhạc và nghệ thuật, đa số thì vẫn xem là một cứu cánh nếu đời lỡ chán, nhu cầu này, có lẽ còn ít hơn nhu cầu ăn uống lành mạnh (nhạc cho một tinh thần lành mạnh), và ít hơn cả nhu cầu du lịch của một người).
Hiện tại chỉ có Soul là đủ tâm, đủ tầm, và đủ tài để theo đuổi và cân bằng cán cân giáo dục trong âm nhạc.
Một trường nhạc không vì thành tích, không vì cha mẹ, không vì lợi nhuận, mà vì chính đứa trẻ theo học, và niềm hạnh phúc của tất cả những người tham gia, từ giảng viên, cho đến ban giám hiệu.
Mình hi vọng sẽ có thêm một trường như vậy ngoài Hà Nội, và trong tương lai có thể là ở ĐN nữa.
Ít ra phải có ai đó làm.
Làm người tử tế không phải chỉ cần nghĩ mình cần tử tế là sẽ làm được, làm việc tử tế nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lắm, ai mà bị dồn vào thế khó khăn vẫn vững tâm thì mới gọi là làm được, chứ còn lúc sung sướng mà nghĩ mình tử tế hoá ra không phải, xem mình có tử tế thật hay không là lúc mình bị tấn công, bị ức hiếp, bị sức ép ấy.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất