Có những ngày, tôi ngồi nhìn ra cửa sổ, suy ngẫm về tương lai của quốc gia này. Những con đường, những ngôi nhà mà chúng ta đã xây dựng, liệu có còn trụ vững qua thời gian không, khi mà những nguồn tài nguyên đã được chúng ta khai thác đến cạn kiệt?
Trong khi thế giới quay cuồng với cơn bão công nghệ và cuộc sống đô thị hối hả, chúng ta dường như đã quên mất rằng tất cả những gì chúng ta đang có và sử dụng đều bắt nguồn từ thiên nhiên – một vòng tuần hoàn bất tận của cuộc sống mà không gì có thể thay thế. Mất rừng, chúng ta mất luôn cả nguồn sống. Không còn cây cối, không còn lương thực. Không có lương thực thì chẳng còn du lịch. Nguyên liệu thiếu hụt, thương gia sẽ phải ngậm ngùi dọn hành lý. Thương gia không ở lại, nhà cửa cũng trở nên vô nghĩa. Thế là nền kinh tế chìm trong bể nợ.
Nhiều người sẽ vội đổ lỗi cho chính phủ, quân đội, hay các thương gia. Nhưng thử nghĩ xem, ai sẽ cứu vớt được con tàu đang bị thủng đáy này khi tài nguyên cạn kiệt? Ngồi nhìn từng đợt sóng nhấn chìm từng ngày?
Trong nước còn không đủ nguồn lương thực dự trữ từ rừng, thì lấy đâu xuất khẩu những năm tiếp theo?
Tôi không nói rằng chúng ta sẽ giải quyết được mọi vấn đề ngay lập tức. Nhưng ít ra, việc bảo vệ rừng sẽ là bước đầu tiên. Đó không chỉ là bảo vệ nguồn nguyên liệu, mà còn bảo vệ sự sống của hàng triệu người dân phụ thuộc vào nó. Chúng ta đã đầu tư quá nhiều vào các tòa nhà, con đường, và mô hình kinh tế, nhưng lại quên mất cách duy trì dòng tiền chảy ngược về tay chúng ta từ tài nguyên thiên nhiên.
Vấn đề là, chúng ta không chỉ mất rừng và tài nguyên, mà chúng ta còn mất đi chính ý thức giữ gìn những giá trị quý báu đó. Mỗi người chúng ta phải tự hỏi: “Mình đã làm gì để giúp rừng xanh thêm?” Từ những hành động nhỏ nhất, trồng một cái cây hay tiết kiệm giấy, đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Đừng để những câu chuyện về các dòng sông cạn kiệt nước hay rừng bị tàn phá trở thành nỗi buồn chung.
Phải chăng chúng ta cứ tiếp tục khai thác hết những mảnh rừng cuối cùng? Đốn những cây cuối cùng để duy trì tình trạng hiện nay? Như chiếc thuyền thủng, từng đợt sóng nhấn chìm trong hoảng loạn. Mỗi người trong chúng ta ngồi nhìn, phó mặc cho những người được trả lương giải quyết. Một số thì chờ thời cơ trong sự ảm đạm của suy thoái toàn cầu, còn lại thất nghiệp vì bị AI thay thế.
Nhân gian có câu: “ Mất bò mới lo làm chuồng”.
Giải pháp là gì đây? Chúng ta cứ ngồi than phiền về sự suy thoái, về những kế hoạch kinh tế không hiệu quả, hay về cách công nghệ AI đang loại bỏ công việc của chúng ta?
Bạn thấy đấy, chúng ta đã từng tự hào về rừng xanh, biển bạc của đất nước này. Nhưng thời gian trôi, điều gì đã xảy ra?
Nghĩ mà xem, làm sao biến những tòa nhà, cầu đường thành tiền được? Chúng ta đã trả công lao động để xây dựng chúng, nhưng giờ thì dòng tiền ấy không tự sinh ra hay biến mất. Nó lượn lờ giữa đất cát, xi măng và cây trồng, chưa thể ngược dòng về tay chúng ta. Thế là vòng lặp này cứ tiếp diễn: tài nguyên cạn kiệt, lòng người hoang mang.
Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc mất đi lá phổi xanh của chúng ta. Khi rừng không còn, lương thực cũng theo đó mà khan hiếm. Nơi đâu còn thấy những thửa ruộng bậc thang trĩu nặng hạt lúa, chỉ còn là đất trống hoang vu, khô cằn. Điều này kéo theo một chuỗi hệ lụy: không có du lịch, không có thương gia, đầu tư cũng vì thế mà thưa thớt. Rồi nhà cửa, đất đai cũng lâm vào cảnh không người quan tâm. Thị trường bất động sản trở nên ảm đạm, các thương gia thì ôm nợ nần chờ đợi một phép màu không biết bao giờ tới.
Dòng chảy của tiền tệ không tự nhiên sinh sôi, nó được tạo ra từ lao động, từ mồ hôi và nước mắt của người dân. Khi rừng được trồng trở lại, không chỉ là khôi phục một mảng xanh cho đất đai, mà còn là tái tạo nguồn sinh kế, làm dòng chảy kinh tế quay trở lại. Cái vòng lặp tài nguyên ấy, khi được phục hồi, cũng sẽ giúp cuộc sống của chúng ta được cân bằng trở lại.
Liệu chúng ta có đang nhảy múa ballet trong cung điện đang bốc hỏa, trong khi vẫn mải mê đuổi theo những ảo vọng? Rừng thì dần bị chặt, nguồn lương thực dần cạn kiệt, thế nhưng chúng ta vẫn không nhìn ra sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên. Đất nước như một cung điện xa hoa, nhưng lại thiếu đi nền móng vững chắc của rừng xanh và lương thực.
Một người bạn của tôi là nông dân, ngày nào anh cũng chăm chỉ làm việc trên mảnh đất của mình. Nhưng anh luôn lo lắng vì rừng đang bị tàn phá. “Không có rừng, nước không còn giữ được, lũ lụt cứ đến thì làm sao cây trồng sống nổi?” – anh nói. Tôi hiểu, không chỉ anh mà còn rất nhiều nông dân khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng này.
Một buổi sáng, khi ngồi nhâm nhi tách cà phê và đọc tin tức, tôi nhận ra mình không thể chỉ ngồi đó mà chờ đợi phép màu. Tôi nghĩ về các thương gia, những người đầu tư lớn, liệu họ có nhìn thấy sự nguy hiểm đang rình rập? Chắc họ cũng biết, nhưng lại tin vào sự ổn định của những con số. Nhưng đôi khi, những con số không thể phản ánh đúng thực trạng, nhất là khi tài nguyên cạn kiệt từng ngày. 20 năm một cái cây mới trưởng thành. Vậy khi cả 1 khu rừng biến mất, 20 năm sau chúng ta mới có được hàng hóa trở lại. Rồi chúng ta mới được nhìn thấy những thương hiệu yêu thích của chúng ta trở lại. Sờ vào nó, chạm vào nó, một sự trân quý mà hiện nay chúng ta đang cảm giác dư thừa  trong sự khan hiếm. Một cảm giác thật kì lạ.
Những ngày ấy, tôi cũng không thể tránh khỏi cảm giác buồn bã khi chứng kiến cảnh tượng rừng rậm dần biến mất. Tôi nghĩ về những cánh rừng đã từng rậm rạp đến nỗi không thể xuyên qua, nay chỉ còn lại những mảng đất cằn cỗi.
Có người nói rằng, “Những người đang điều hành đất nước nên làm gì đó đi”. Nhưng đâu chỉ có họ mới có trách nhiệm. Chúng ta, mỗi người đều là người con của đất nước này, đều có trách nhiệm với rừng, với môi trường và nguồn tài nguyên. Nếu chúng ta không hành động từ bây giờ, liệu tương lai sẽ ra sao?
Chuyện bảo vệ môi trường, có người nghĩ đó chỉ là một khẩu hiệu, nhưng nếu bạn từng đi qua rừng già rồi nhìn thấy những cây đại thụ đổ rạp, sẽ hiểu được tầm quan trọng của nó. Nói thế chứ ngày trước tôi chẳng quan tâm nhiều đến chuyện rừng rú hay lương thực, tôi cứ nghĩ có tiền là được, ra chợ mua cái gì chả có. Tôi cũng không quan tâm về thời tiết đâu. Nhưng rồi cuộc sống đã dạy cho tôi một bài học.
Tôi có anh bạn thân tên là Tùng, mở một nhà hàng sinh thái ngoài ven đô, tôi thấy cậu ấy trồng cả một vườn cây ăn trái. Một hôm, tôi hỏi Tùng: “Anh trồng cả khu vườn rộng thế, chăm sóc có mệt không?”. Anh ta cười: “Chăm cây mệt, nhưng lại vui. Em biết không, mỗi lần nhìn trái cây chín mọng là anh thấy mình khỏe hơn”. Đấy, chăm cây cũng giống như chăm người, cây có khỏe thì rừng mới xanh tốt, đời mới ấm no.
Nhưng đời không như là mơ, chuyện kinh tế không ổn định, cái nhà hàng của Tùng dần dần vắng khách. Mà không chỉ Tùng, nhiều người khác cũng thế. Nhiều người cứ nghĩ phải phát triển kinh tế, mở nhà hàng, xây dựng dự án để giàu lên. Nhưng quên rằng, khi mất rừng, lương thực không còn, du lịch không phát triển thì những thương gia như chúng tôi cũng chỉ biết chờ đợi phép màu.
Nếu bạn hỏi tôi, “Làm sao để thay đổi?” thì tôi sẽ kể câu chuyện về Huy. Bạn ấy không chỉ chăm sóc khu vườn mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương. Huy bảo tôi rằng: “Mỗi người làm việc nhỏ, sẽ có tác động lớn”. Tôi thấy cậu ấy nói đúng. Nếu mỗi người ý thức bảo vệ rừng, từ bỏ thói quen tiêu thụ những sản phẩm không bền vững, thì chúng ta sẽ tạo ra sự thay đổi.
Tóm lại, bạn không cần phải làm gì quá to tát. Đôi khi chỉ cần bắt đầu từ việc nhỏ nhặt như trồng một cái cây, hoặc hạn chế sử dụng đồ nhựa. Những thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt lớn, và tôi tin rằng với lòng kiên nhẫn và quyết tâm, chúng ta có thể bảo vệ môi trường này cho thế hệ sau.
Chúng tôi trò chuyện về những kế hoạch của tương lai. Huy nói với tôi rằng: “Em biết không, tương lai của chúng ta phụ thuộc vào cách chúng ta đối xử với thiên nhiên hôm nay”.
Tôi nhận ra rằng điều này thật đúng đắn. Nếu hôm nay chúng ta chỉ tập trung khai thác mà không tái tạo, thì chẳng bao lâu nữa những cánh rừng xanh mướt sẽ chỉ còn là ký ức. Những tòa nhà cao tầng mọc lên thay thế, nhưng liệu chúng ta có thể sống mà không có không khí trong lành, không có nước sạch và không có lương thực?
Tôi tự hỏi: Nếu mất hết rừng, liệu chúng ta còn lại gì? Các thương gia có thể cố gắng gồng mình, nhưng liệu có thể vượt qua khi nguồn tài nguyên cạn kiệt? Những người dân vùng nông thôn, những người nông dân cần cù liệu còn mảnh đất nào để trồng trọt? Và chính phủ, họ sẽ làm sao để duy trì sự ổn định khi đất nước đối diện với khủng hoảng môi trường?
Đó là những câu hỏi khiến tôi không ngừng suy nghĩ. Nhưng tôi tin rằng, nếu mỗi người đều bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ, bằng cách bảo vệ những mảnh rừng còn lại, thì chúng ta vẫn còn hy vọng.
Trong bối cảnh thế giới phức tạp như ngày nay, nhìn vào cộng đồng người Do Thái và người Hoa, tôi không khỏi ngưỡng mộ. Họ đã trải qua biết bao thăng trầm, từ những cuộc diệt chủng đến đại kiếp nạn, nhưng cách họ vượt qua và phát triển cùng nhau thật đáng để chúng ta học hỏi. Điều làm nên sức mạnh của họ chính là sự đoàn kết, nhìn nhau bằng ánh mắt bình đẳng và chan hòa, luôn sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau và làm giàu cùng nhau.
Một số người họ bỏ đi sang nước khác do không chịu được áp lực dư luận. Nhưng dù đi qua nước nào thì cũng phải chịu chung cảnh chiến sự, hay biến đổi khí hậu như trong nước thôi. Có khác gì ?
Một số thì chọn ở lại và tiếp tục chủ đề, tương lai bấp bênh. Không biết nên tiếp tục hay dừng lại.
Sự chia rẽ sâu sắc đến mức quay ngược lại, trách móc nhau sao không nhận ra những hiểm họa toàn cầu như chiến tranh, biến đổi khí hậu gây ra sụp đổ kinh tế, trong khi những người giàu cũng bị ảnh hưởng, mất vốn liếng phải cắt giảm lao động, thay thế việc làm của chúng ta bằng công nghệ AI để tối ưu chi phí, để tiếp tục duy trì doanh nghiệp phục vụ chúng ta đó, lại còn gánh nặng trả nợ, vui sướng gì? Chính phủ cũng đang loay hoay với tình trạng mất mát mất rừng, mất hết tài nguyên.
Nền kinh tế đã gặp khó khăn từ thương mại, du lịch cho đến nông nghiệp. Nếu tắt luôn cái tinh thần đoàn kết thì không còn gì nữa hết.
Trong nửa năm qua, hiện tượng thời tiết El Niño đã gây thiệt hại nặng nề, khiến sản lượng nông nghiệp giảm sút, cây trồng khô héo, cá chết. Dự báo rằng bão La Niña sẽ tiếp tục gây khó khăn trong nửa năm tới. Với tình hình này, cả năm chúng ta không có sản lượng đáng kể. Vậy năm sau chúng ta ăn gì? Khi sản xuất trong nước không đáp ứng đủ, thì làm sao có thể nghĩ đến xuất khẩu?
Trong khi sự ổn định của đất nước phụ thuộc nhiều vào lương thực, chúng ta sẽ không thể an tâm phát triển kinh tế nếu trật tự trong nước bất ổn, dân không đủ ăn. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng về sự cấp bách của việc bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên, vì đó chính là nền tảng của cuộc sống, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Đây là những gì  tôi dự đoán trong những năm tiếp theo. Tình trạng khủng hoảng càng trở nên trầm trọng khi những lỗ hổng không thể được vá kịp thời. Khi cái đói đã đến, những người trước đó chỉ tập trung vào ngành dịch vụ, mải mê chạy theo công nghệ mới chợt nhận ra, nhưng đã quá muộn. Họ đổ xô đi sản xuất nhưng lại không có kinh nghiệm, quản lý lỏng lẻo, dẫn đến nạn đói ngày càng nghiêm trọng.
Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong nền kinh tế và xã hội khi các nhà máy và hệ thống sản xuất gặp khó khăn, dẫn đến việc con người phải tìm cách đoàn kết và hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Năm nay, nhiều nông dân tập trung vào trồng trọt đã phá sản vì không có thương lái thu mua và đất đai bị tịch thu. Hậu quả là hàng hóa sẽ không đủ để cung cấp cho các thành phố, và năm sau có nguy cơ thiếu lương thực. Khi các nhà máy ngừng hoạt động, người dân sẽ có xu hướng lập các hợp tác xã nhỏ để tự sản xuất hàng hóa cần thiết, và lúc đó, các công cụ như AI hỗ trợ sản xuất,  sẽ là thông tin quan trọng trong việc tạo ra những hàng hóa chúng ta cần.
Không chỉ là công cụ giúp văn học phong phú hơn, giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Tôi có thể hiểu được người Châu Phi nói gì dù tôi không biết tiếng Châu Phi, và AI có thể hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực mới, từ việc sản xuất xà phòng, nước giặt khi nguồn cung thiếu hụt, đến việc tự trồng và chế biến thực phẩm và nhiều hơn thế nữa. Quá trình này sẽ kết hợp những kinh nghiệm và kiến thức cũ với những ý tưởng và công nghệ mới.
Tin tôi đi, sau khi có sự xuất hiện của AI, thế giới của chúng ta sẽ đơn giản đến mức kì lạ, có những công việc tay chân sau khi nhà máy ngừng hoạt động, và chúng ta sẽ phải làm nó. Có sự xuất hiện của AI, Chúng ta hiểu người lạ ở quốc gia khác nói gì, có khi chúng ta phải học lại chính ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta ấy. Làm sao để điều khiển chúng một cách đơn giản nhất ấy. Não chúng ta không còn căng thẳng như trước đây.  Đọc những mẫu báo cáo vô nghĩa, hàng giờ ngồi văn phòng, cay cú nhìn đống tài liệu ngộp thở.
Khi rừng mất, không có nhà máy, chúng ta cũng phải tìm cách tự làm ra giấy, không có giấy thì cũng ko có tài liệu đâu mà đọc, giấy vệ sinh cũng không có mà dùng. Rồi cái vật dụng, và mọi thứ khác. Tuy nhiên cách làm ra giấy thì có sẵn trong các ứng dụng AI, chúng ta sẽ phải học lại từ đầu. Như những đứa trẻ mới sinh ra vậy.
Tôi đã chứng kiến sự phát triển của công nghệ từ những chiếc máy ảnh đen trắng cũ kỹ đến những bức ảnh siêu nét ngày nay.
Mỗi thời kỳ đều thay đổi và thích nghi với những tiến bộ mới, kéo theo sự loại bỏ những ngành nghề cũ, thay bằng nhu cầu mới và một loạt nghề mới đi kèm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của AI đã loại bỏ gần như tất cả các nghề service industry, thay vào đó là một sự tái hợp sắp tới. Một nền kinh tế quà tặng.
Mỗi thời kì, con người đều trải qua sự thay đổi trong cách tiếp cận hàng hóa/ dịch vụ, nhưng có một điều không bao giờ thay đổi: nhu cầu cơ bản của con người về ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, chăm sóc nhau và kết nối thiên nhiên.
Thay vì cạnh tranh với AI, chúng ta nên tìm cách sử dụng AI để cứu lấy lương thực và bảo vệ những mảnh rừng cuối cùng. Những điều này sẽ giúp chúng ta sống sót qua những năm tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và chiến tranh. Nếu thiếu sự hỗ trợ từ các nhà máy, chúng ta sẽ phải tìm lại khả năng tự sinh tồn, đối mặt với thách thức về lương thực và dân số.Chúng ta cần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua khó khăn này. Việc sử dụng công nghệ và kiến thức hiện có để tạo ra giải pháp bền vững là con đường phía trước.
Ngẫm mà xem, rừng lại là gốc của quốc gia, mất rừng là mất hết. Mỗi người trong chúng ta nên tự nhìn lại rồi tìm cách bảo vệ rừng. Trong những năm tới, chúng ta sẽ sống ra sao nếu không hành động từ bây giờ? Mỗi hành động nhỏ của ta sẽ như ngọn nến trong đêm, lan tỏa ánh sáng của niềm tin và hy vọng.
Chúng ta có thể tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn, nơi con cháu chúng ta được sống trong môi trường trong lành, nơi các cánh rừng lại xanh tươi và lương thực dồi dào. Rồi chúng nó sẽ tự hào đếm số vòng của thân gỗ 100 - 200 vòng tương ứng với 100 - 200 năm, vì cha ông của chúng đã ra sức giữ gìn. Chúng nó sẽ không phải vất vả đi tìm cây để dựng nhà trong những thập kỉ tới. Lương thực của chúng nó sẽ luôn luôn đủ đầy. Chúng sẽ tự hào và nói bố ơi bố thật tuyệt vời, con yêu bố.
Hãy cùng nhau gắn bó với mảnh đất này, cùng bảo vệ, tái tạo lại rừng xanh. Rồi mai đây, chúng ta sẽ lại thấy sông suối chảy trong lành, rừng cây xanh mát, cuộc sống no đủ và yên bình như trước đây.