Vương Đức Lâm
Vương Đức Lâm
Vương Đức Lâm là một thủ lĩnh kháng chiến chống ngoại xâm nổi tiếng của nhân dân Đông Bắc Trung Quốc đầu thế kỷ 20.
Vương Đức Lâm lai lịch không rõ ràng, chỉ biết là người tỉnh Sơn Đông, từ nhỏ đã sống lang thang nghèo khổ rồi dạt tới vùng Đông Bắc kiếm sống. Lúc đó là vào năm 1895, người Nga đang chiếm đóng vùng Đông Bắc, tiến hành xây đường sắt xuyên Mãn Châu để nối cảng Vladivostok với đất liền Nga. Vương Đức Lâm được tuyển làm nhân công.
Tuy nhiên trong quá trình làm, công nhân Trung Quốc vừa bị chủ Nga đối xử tàn tệ, đánh đập thậm chí sát hại, lại còn bị quan chức nhà Thanh nhũng nhiễu. Vương Đức Lâm căm hận nên bỏ đi, lập băng đảng cướp phá trả thù.
Đường sắt người Nga xây dựng ở Mãn Châu, Trung Quốc
Đường sắt người Nga xây dựng ở Mãn Châu, Trung Quốc
Công nhân Trung Quốc xây dựng đướng sắt Mãn Châu cho Nga
Công nhân Trung Quốc xây dựng đướng sắt Mãn Châu cho Nga
Thế là trong hơn 20 năm sau, Vương Đức Lâm cầm đầu một nhóm vũ trang, thường xuyên tiến hành tấn công vào các toa xe, kho hàng, công sở, đồn lính ... của Nga ở đông bắc Trung Quốc để cướp của, mang về chia cho dân chúng. Quân của Vương cũng hay tấn công nhà các quan chức tham nhũng của triều đình nhà Thanh, trừng trị những quan lại tàn ác,....
Điều quan trọng, là quân của Vương Đức Lâm luôn tự nhận mình là thổ phỉ, bất chấp dân chúng có coi họ là dũng sĩ nghĩa hiệp hay gì đi nữa. Như muốn để cho không ai quên mất mình là thổ phỉ, quân của Vương mỗi lần tấn công một nơi nào đó, họ thường để lại truyền đơn, thẻ bài hay gỗ khắc có chữ:
"Phản Nga cứu quốc, bị bức vi khấu" (反俄救国/被逼为寇 - người yêu nước chống Nga, bất đắc dĩ phải làm thổ phỉ).
Lúc này, cũng ở vùng Đông Bắc, có các nhóm thổ phỉ tương tự cũng chống Nga như Vương Đức Lâm. Dân chúng gọi họ là "Hồng Hồ Tử". Các nhóm Hồng Hồ Tử này đôi khi gây nhiều tội ác với dân thường cả Trung Quốc và Nga. Có nhiều người nhầm lẫn quân của Vương Đức Lâm với quân Hồng Hồ Tử, gọi Vương Đức Lâm là "nghĩa đạo Hồng Hồ Tử lão Vương". Thực tế họ không liên hệ với nhau.
Hồng Hồ Tử (giặc râu Đỏ) ở Trung Quốc năm 1900
Hồng Hồ Tử (giặc râu Đỏ) ở Trung Quốc năm 1900
Vương Đức Lâm kháng Nga tới tận khi Đế quốc Nga sụp đổ năm 1917. Sau khi quân Nga không còn, quân thổ phỉ của Vương Đức Lâm được lãnh chúa địa phương ở Cát Lâm là Mạnh Ân Viễn (có nguồn ghi là Mạnh Tư Viễn) thu phục, cho lập một tiểu đoàn quân địa phương trước khi những biến cố lịch sử tiếp theo ập đến.
Tới năm 1931-1932 thì quân Nhật mở rộng chiếm vùng Đông Bắc. Lúc này Vương Đức Lâm vẫn đầu quân cho các lãnh chúa địa phương Đông Bắc, nhưng sau khi lãnh chúa lớn nhất là Trương Tác Lâm bị ám sát thì quân của Vương bị rã ngũ. Ông phải đứng ra tập hợp lại binh lính, lập ra "Cứu quốc quân Trung Hoa", tiếp tục kháng chiến chống Nhật
Trương Tác Lâm - thủ lĩnh quân phiệt Đông Bắc Trung Quốc
Trương Tác Lâm - thủ lĩnh quân phiệt Đông Bắc Trung Quốc
Lúc này, ở Liên Xô người ta ít nhiều có cảm tình với Vương Đức Lâm. Tuyến đường sắt xuyên Mãn Châu do Đế quốc Nga xây lúc trước, giờ do Liên Xô kiểm soát. Phía Liên Xô đã ngầm tiếp tay cho Cứu quốc quân Trung Hoa của Vương Đức Lâm lập căn cứ trên tuyến đường sắt, gần biên giới Mông Cổ để kháng Nhật.
Từ vị trí này, quân kháng chiến của Vương Đức Lâm thường dễ dàng tập kích quân Nhật trên khắp vùng Đông Bắc, nhưng quân Nhật lại rất khó tấn công họ do căn cứ nằm trên vùng Liên Xô kiểm soát. Quân số của Cứu quốc quân Trung Hoa tăng nhanh chóng, lên tới từ 3 tới 5 vạn người.
Vương Đức Lâm trong thời kỳ chỉ huy Cứu quốc quân Trung Hoa
Vương Đức Lâm trong thời kỳ chỉ huy Cứu quốc quân Trung Hoa
Tuy nhiên, qua tới những năm 1933-1934 khi Liên Xô bắt đầu trục xuất người châu Á ở Viễn Đông, sự ủng hộ cho quân kháng chiến Trung Hoa cũng giảm dần. Lợi dụng tình hình này, quân Nhật vừa gây sức ép, vừa mua chuộc phía Liên Xô cho họ sử dụng tuyến đường sắt xuyên Mãn Châu để tấn công căn cứ của Cứu quốc quân Trung Hoa.
Thỏa thuận được chấp nhận, và năm 1933 quân Nhật đã được sử dụng tuyến đường sắt của Liên Xô để tấn công vào căn cứ Cứu quốc quân Trung Hoa gần biên giới Mông Cổ. Lực lượng cứu quốc quân Trung Hoa tổn thất nặng nề, nhiều tướng lĩnh mất mạng. Trước tình hình đó, Vương Đức Lâm phải lui sâu vào đất Liên Xô, sau thấy tình hình không thể cứu vãn, đã cho giải tán lực lượng để các binh sĩ về quê. Nhiều binh sĩ bỏ về làm ruộng, một số ít vẫn tiếp tục kháng chiến, nhưng đa phần Cứu quốc quân Trung Hoa đã đầu hàng, gia nhập quân đội Mãn Châu quốc.
Binh sĩ Mãn Châu quốc trong Thế chiến 2
Binh sĩ Mãn Châu quốc trong Thế chiến 2
Vương Đức Lâm ở lại Liên Xô, sau qua châu Âu sống một thời gian, rồi đi nhờ tàu về lại Hồng Kong. Ở đây ông được người dân Trung Quốc ca ngợi, chào đón như người hùng. Ông muốn tiếp tục tham gia kháng chiến chống Nhật, nhưng lúc này đã cao tuổi, sức khỏe yếu. Năm 1938, khi chiến tranh với Nhật lên cao, lão Vương không may qua đời, hiến toàn bộ tài sản cho quân dân Trung Quốc kháng chiến.
Mộ Vương Đức Lâm ngày nay (được cải táng trong một nghĩa trang Liệt sĩ cách mạng Trung Quốc)
Mộ Vương Đức Lâm ngày nay (được cải táng trong một nghĩa trang Liệt sĩ cách mạng Trung Quốc)