Khánh Vy, kẻ gây nên Peer Pressure (áp lực đồng trang lứa)?
Trên các trang báo mạng gần đây, Khánh Vy, cô gái chỉ mới sinh năm 22 tuổi đã thật sự làm mưa, làm gió trên các trang mạng xã hội....
Trên các trang báo mạng gần đây, Khánh Vy, cô gái chỉ mới sinh năm 22 tuổi đã thật sự làm mưa, làm gió trên các trang mạng xã hội. Khi vừa đây cô đã thay thế MC Diệp Chi, trở thành MC chính thức của “Đường lên đỉnh Olympia” chương trình về giáo dục, phải gọi là nằm hàng đầu Việt Nam. Và sau đây là một số cảm nhận của riêng tui về truyền thông, cô gái năm 99 này và Peer Pressure (PS).
Truyền thông mất nết.
Chẳng phải tự nhiên Khánh Vy được trở nên nổi tiếng. Thẳng thắng thì đó không phải nhờ khả năng và sự tài giỏi của cô, mà chính là nhờ truyền thông. Ở đất nước chúng ta không chỉ có Khánh Vy là tài giỏi, là thành thạo 7 thứ tiếng, mà còn có rất nhiều người khác nữa, không chỉ ở trong môi trường sư phạm, mà trong môi trường MC, người dẫn chương trình, thật sự là còn nhiều người khác tài năng hơn, kinh nghiệm hơn Khánh Vy rất nhiều. Và những người kia đã không được truyền thông tốt như Khánh Vy, nên chẳng thấy mấy ai xuất hiện trên trang nhất như cô gái này.
Tuy vậy không thể phủ nhận tài năng của cô, khi cô chỉ mới 22 tuổi đã được trở thành MC chính thức của chương trình không phải ai cũng có thể bước chân vào. Ấy thế mà Khánh Vy không phải trở nên nổi tiếng vì sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó, cái năng lực của mình. Mà cô nổi tiếng trên các trang báo mạng là vì “tiền”. Các trang báo chỉ biết soi mói, giật tít về tài sản của cô gái tài năng này mà đã hời hợt trong việc truyền thông, chỉ đưa những thông tin sơ bộ, đại khái và chỉ nói đúng 1 câu duy nhất: “Khánh Vy, cô gái cần cù, chăm chỉ, đã…” hay cái gì đó hời hợt, đại loại và chung chung như vậy. Khiến cho Khánh Vy, từ một cô gái chăm chỉ, nhẹ nhàng, khiêm tốn, vô tình trở nên công chúa, sa hoa trong mắt công chúng. Truyền thông nói đến đây đích thực là mất nết thật sự.
Peer pressure
Thật là một sự thất bại của truyền thông, khi thay vì truyền tải những thông điệp tươi đẹp, tạo thêm động lực để cố gắng, thì truyền thông lại là nguyên nhân chính tạo nên PS. Những bài báo, những câu chuyện soi mói, như tui nói ở trên không khiến cho Khánh Vy trở thành hình mẫu chuyên cần, nó đã biến cô trở thành hình mẫu để so sánh. Bố mẹ có thể so sánh cô với con cái, hay chính bản thân ta cũng so sánh mình với cô gái ấy. Rằng mới 22 tuổi đã “thành công” đã “nhiều tiền” như vậy. Mà ta quên mất rằng mỗi chúng ta mỗi khác, mỗi chúng ta đều có một thời gian tiến triển và trưởng thành riêng. Chúng ta quên mất rằng những cái chúng ta nhìn thấy chỉ là thứ hào nhoáng ở bên ngoài, chứ không phải con người thật của cô gái ấy.
Khánh Vy giờ đây vô tình qua một trung gian là truyền thông đã trở thành kẻ gây nên phần lớn PS. Trách là trách chính truyền thông nhưng không thể quên rằng PS chính là một phần trong công công cuộc trưởng thành của mỗi chúng ta. Phải có những kẻ làm truyền thông hời hợt và kém chất lượng như vậy, ta mới thấy được những người làm truyền thông thật sự chất lượng. Phải có những kẻ truyền thông như vậy ta mới thấy mình vẫn còn rất yếu đuối, chỉ một bài báo câu view, giật tít như vậy đã làm ta nản lòng, buồn rầu, để rồi thở dài. Nhưng ta sẽ lại đứng lên sau những lần buồn, những lần khóc, những lần so sánh với người khác, để bản thân mình tốt hơn. Và rồi cuối cùng một ngày nào đó ta sẽ nhận ra rằng chỉ cần bản thân ta ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua 1% là đủ.
PS và cuộc thi THPTQG
Vừa qua cũng khá nổi tiếng với những bạn đạt 27-26 điểm mà vẫn rớt đại học, tuy tỉ lệ theo thống kê thì chỉ có một phần rất nhỏ các bạn được điểm cao như vậy rớt hết nguyện vọng, các bạn hiện tại chắc hẳn đang cảm thấy rất tệ. Thấy mình yếu kém, thấy mọi người xách balo lên và đi học thì mình lại có khả năng phải học trường tư hoặc thi lại vào năm sau. Thế nhưng không chỉ những bạn này mà còn nhiều bạn khác được điểm số thấp hơn, khoảng 25 trở xuống càng tự ti hơn về bản thân mình, khi điểm số năm nay, kể cả các trường tư cũng quá cao. Các bạn chắc hẳn còn phải chịu nhiều áp lực hơn cả những bạn 26-27 điểm.
Và thật nực cười khi các bạn cố chia sẻ nỗi buồn của mình, cái áp lực của mình thì chỉ có một vài lời khuyên qua loa như kiểu: “được có từng này điểm là rớt đúng rồi, có đứa 26-27 còn rớt” hay “tự tin lên”, “đừng buồn nữa”, “cố lên”. Thế nhưng làm sao để hết buồn, để tự tin thì chẳng mấy ai nói, làm sao để vui được khi mình vừa rớt đại học. Làm sao vui được, chấp nhận được khi phải nhìn những bạn cùng lứa mình đi học đại học còn bản thân mình thì lại phải rớt thêm 1 năm nữa.
Lời nhắn nhủ đến các bạn từ một người đã vượt qua PS
Thực tế, và thẳng thắn nhất có thể là tui và bài viết này chẳng thể giúp được gì cho các bạn ngoài nói lên, xoáy thêm vào nỗi buồn, nỗi áp lực của bạn. Nhưng đó chính là những gì tui có thể làm, ít nhất là ở đây và lên tiếng. Nhưng chỉ vậy thôi. Đây là vấn đề của các bạn, chỉ có các bạn có thể giải quyết được. Bạn có thể chọn buồn tiếp, rồi suy sụp. Hoặc bạn chọn tiếp tục buồn rồi khóc, để rồi đứng dậy và bước tiếp.
Làm ơn đừng nghe theo mấy lời khuyên kiểu “đừng buồn nữa” mà cười lên một cách miễn cưỡng. Làm ơn hãy sống thật với cảm xúc của bản thân mình một chút. Hãy khóc một chút đi, hay buồn một tí xíu đi. Hãy khóc đi. Trân trọng cảm xúc của bản thân mình một chút. Túm lại là hãy buồn đi. Đừng cười nữa! Buồn tí xíu, nhiều xíu cũng được. Nhưng rồi nhận ra mình yếu kém, để bước đi, để tiến bước những bước thật vững chãi trên con đường còn nhiều chông gai phía trước nữa.
Ps: Xin lỗi mọi người vì tiêu đề khá giật tít và khó chịu. Tiêu đề ở trên của tui là ví dụ cho sự giật tít của thông nha.
Cảm ơn bạn đã đọc một lèo hết bài viết của tui. Tui là Thiên, nếu bạn thích những bài viết như này từ tui, hãy theo dõi fanpage Facebook Đâu Cũng Cười: https://www.facebook.com/Daucungcuoine nhaa
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất