KPI kiến trúc - Hệ lụy của sự công nghiệp hóa sáng tạo
Cách đây vài hôm khi có dịp được tiếp cận với một doanh nghiệp sử dụng KPI để đánh giá năng lực làm việc của người thiết kế kiến trúc, tôi thật sự lo sợ về sự “công nghiệp hoá” chất xám này.
Key Performance Indicator (KPI) thường dùng để đo chỉ số hiệu suất cốt lõi của một doanh nghiệp, dựa án, tổ chức, ở Việt Nam chúng ta sử dụng thuật ngữ này để đánh giá hiệu quả về doanh số bán hàng, sản phẩm, số lượng khách, và rất nhiều doanh nghiệp sử dựng chỉ số này để đánh giá về mức lương thưởng, giúp hình thành tính cạnh tranh trong nội bộ các cá nhân trong doanh nghiệp. Thoạt nhìn KPI mang lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, và doanh số cho doanh nghiệp, nhưng việc sử dụng KPI cũng đòi hỏi người sử dụng phải sử dụng đúng lĩnh vực, nếu không có lẻ chính chỉ số cũng không mang đến những giá trị tốt đẹp như bản chất của nó.
Cách đây vài hôm khi có dịp được tiếp cận với một doanh nghiệp sử dụng KPI để đánh giá năng lực làm việc của người thiết kế kiến trúc, tôi thật sự lo sợ về sự “công nghiệp hoá” chất xám này.
Thiết kế nói chung và lĩnh vực kiến trúc nói riêng là một nhóm ngành đặc thù bởi tính sáng tạo, trí tưởng tượng thuộc nhóm cao nhất trong các ngành khi sản phẩm của các lĩnh vực này tác động trực tiếp đến thị hiếu, thị trường, quan niệm thẩm mỹ của không chỉ cá nhân mà còn là cả tập thể, cộng đồng, cao hơn có thể tác động đến văn hoá, trào lưu,… đơn của như vụ việc “sự phẫn nộ của người lửa” diễn ra cách đây không lâu.
Trí tưởng tượng chính là công cụ cao nhất của ngành này, sử dụng trí tưởng tượng công nghệ AI chỉ có thể đi theo, nhìn theo, và không thể tưởng tượng theo những gì mỗi cá nhân nảy ra trong suy nghĩ của mình. Trí tưởng tượng mất rất nhiều thời gian để hình thành, mất cũng rất nhiều năng lượng để thể hiện thông qua sáng tác, và thành quả thường tỷ lệ thuận với thời gian bỏ ra. Đây cũng là thành tốt quyết định thành bại của một nhà thiết kế, khi đây chính là thứ làm nên thương hiệu của riêng họ.
Trong lĩnh vực kiến trúc, trí tưởng tượng giúp các kiến trúc sư hình dung được không gian, vật liệu, kích thước, thậm chí cao hơn là cá giá trị văn hoá, nghệ thuật, biểu tượng, triết học cho chính những công trình họ sáng tạo ra. Đương nhiên sự kế thừa là điều không thể thiếu nhưng hãy nhìn nhận một cách thực tế rằng, không thể có một công trình giống y đúc công trình còn lại, cả về mặt hình thức vi mô cho đến vĩ mô, mỗi công trình mang trong mình đặc điểm rất riêng không chỉ ở riêng công trình đó mà còn ở vị trí mà công trình đó toạ lạc. Quả thật, một công trình mang trong mình thành tựu sáng tác của kiến trúc sự cùng đội ngũ thiết kế, thi công hỗ trợ mình.
Trước tiên, tôi xin cảm tháng về thực trạng của lĩnh vực này. Lương overtime(OT) là điều ít các công ty kiến trúc thực hiện, thực trạng những người bạn kiến trúc của tôi chưa bao giờ có thể nhận được OT, đúng là quả thật có những công ty kiến trúc có quy định thực hiện, nhưng nếu các bạn cũng trong lĩnh vực này thì điều đó chỉ như “muối bỏ bể” quá ít ỏi. Điều này là thành một thoái quen tâm lý cam chịu trong ngành, khi mọi người coi đó là bình thường và lâu dần điều này biến thành một văn hoá tồn tại thường trực, hiển nhiên trong ngành thứ được truyền lại giữa các sếp với nhau. Điều này đáng buồn thay khiến cho ngành này thật sự “rẻ mạt”, trong khi mang tiếng ai nghe cũng nghĩ đến sự “giàu sang”. Thực chất, thì chỉ có những người ở trên mới thật sự có chút tiền bạc, còn hai chữ " giàu sang" thì bọn kiến trúc chúng tôi không dám nhận khi so với khách hàng chúng tôi chỉ là những người đủ ăn đủ sống.
Ở lĩnh vực sáng tạo khác như: content creator, graphic design,... có khoản thời gian làm việc tương đối rộng rãi, linh hoạt, thì những kiến trúc sư phải thực sự cố gắn đúng giờ, vì phải phối hợp với các nhóm thi công, những người làm việc từ rất sớm, thậm chí đêm muộn, hoặc phải đi làm đúng nề nếp công sở, đây thường là điều khác biệt lớn khi người khác xem những ngành khác ngoài kiến trúc xây dựng là sáng tạo, ngược lại thì cần được quản lý như những người đi làm hành chính. Sự thật cho thấy, hiệu quả làm việc của ngành không thật sự cao, do khả năng sáng tạo, giờ sáng tạo của mỗi cá thể thường đến vào những lúc chiều tối, hoặc sáng sớm (1-2h sáng), ít khi là ở buổi sáng, hoặc chiều, việc cố gắn vắt óc sáng tạo vào những thời điểm không phải thuận lợi, đỉnh cực của sáng tạo vô tình bào mòn đi sức lực để dùng để cho cùng việc ấy nhưng vào đúng thời điểm, thứ mang lại hiệu quả tốt nhất, cao nhất. Việc quản lý cứng nhắc với nhiều kiến trúc sư càng khiến cho sức sáng tạo của họ đi xuống dần đều theo thời gian.
Vậy tôi tự hỏi tại sao lại sử dụng KPI để đánh giá mức độ thành công của một kiến trúc sư thiết kế?
Tôi giả sử bạn phải thiết kế một căn nhà trong 1-1,5 tháng và lặp lại điều đó liên tục, căn này qua căn khác, và phải giữ đúng KPI như vậy, không ngừng nghỉ, và nếu không đạt doanh số bạn chỉ có thể ăn mì gói cầm cự, điều đó có thật sự tạo cảm hứng cho bạn không ? Phần lớn là không. Chúng ta nhận ra trong ví dụ giả sử bạn không nhận được sự tôn trọng của người thiết kế và sản phẩm sáng tạo, mà chỉ chăm chăm vào sản phẩm được tiêu thụ ở đây là người mua thiết kế đó. Những người thiết kế trong trạng thái phải hoàn thành mục tiêu (run) đó luôn phải nơm nớp lo sợ cho miến ăn mỗi ngày đến mức họ sẵn sàng làm việc bất kể OT hay ngày nghỉ. Ban đầu quả thật điều này tốt, nhưng chỉ trong 1-2 tháng đầu và giảm dần qua những tháng tiếp theo. Trạng thái run khiến cho không chỉ chúng ta phải làm việc thật trơn tru mà chỉ cần một chút sai sót làm trễ deadline cũng khiến cho những căn thẳng đổ lên tột độ, nên nhớ rằng não chỉ có thể chạy được trong trạng thái deadline trong thời gian ngắn, điều này đốt cháy nhiều năng lượng hơn, tăng cường nhiều kích thích đến tim, cơ, và trí nhớ ngắn hạn. Việc liên tục sử dụng trí nhớ ngắn hạn giúp những người sáng tạo dễ rơi vào trạng thái hay quên, khó sáng tạo, vì thực chế trí tưởng tượng và sáng tạo là hình thức tái hiện biểu tượng và tạo ra biểu tượng mới. Và đương nhiên khi không nhiều thông tin được lưu vào bộ nhớ dài hạn thì khả năng sáng tạo cũng từ đó thụt lùi.
Chưa kể rằng nếu chúng ta ngừng sáng tạo, điều đó mang đến sự đi xuống trong chất lượng công việc chạy bằng KPI, điều đó có thể khắc phục bằng thủ thuật, kỹ thuật “lấp liến, ăn cắp chất xám, đạo ý tưởng…” khi bạn run một cách bình thường không thành công thì có lẽ bạn phải run một cách không thành thật. Đáng buồn có lẽ trước thành công chúng ta đã luyện được sự không thành thật, không chuyên sâu trong ngành mất rồi.
Khi bạn run theo KPI bạn bất giác đốt đi sự trí tưởng tượng đáng tự hào của một kiến trúc sư, hãy nên nhớ nền tảng của kiến trúc chính là tưởng tượng biểu tượng, sau một thời gian dài đốt đi tất cả và cuối cùng rơi vào trạng thái “burn out” thì khó có ai mà có thể lấy lại năng lực sáng tạo như ban đầu, dù tuổi đời còn rất trẻ, hoặc nếu chưa “burn out” thì bạn cũng sớm “chửi rủa” cái nghề này bạc bẽo khi mức lương bạn giảm dần theo chỉ số KPI đi xuống. Sớm thôi những cá thể kiến trúc này chuyển dần sang lĩnh vực thi công, sản xuất, rất ít những con người đủ sức đi tiếp nếu như không thật sự nhìn nhận được những gì đang diễn ra với họ.
Trạng thái “burn out” kéo theo những cuộc nghỉ việc âm thầm, nghỉ việc thường xuyên, thay máu nhân sự, liên tục, điều này tốt cho việc bổ sung chất xám liên tục, nhưng tạo ra một gánh nặng rất lớn cho cấp quản lý, khi đôi khi việc nhớ cộng sự làm chung còn khó hơn là nhớ tên một dự án đang theo đuổi hiện tại. Việc tái lập một quy trình đã được củng cố suốt vài tháng, tái đào tạo người mới, là một gánh nặng rất lớn đối với cấp quản lý khi thực chất chính họ hoặc đang “burn out” hoặc đang trong trạng thái hồi phục , cấp quản lý cũng dần là những người có tuổi, có gia đình, và nhiều điều lo lắng hơn. Từ đó stress là nguyên nhân chính gây nên những sự gắt gỏng với người cấp dưới, đùn đẩy cho người cùng cấp, và thái độ khắc nghiệt khi bị khiển trách. Dần dần chính cấp quản lý cũng phải bị đào thải, thay mới, và tuy rằng công ty vẫn có thể phát triển nhưng sức khoẻ của chính doanh nghiệp ấy thì ngày càng đi xuống do thiết những nhân sự cốt lõi, những người đặt nền móng cho chính những gì doanh nghiệp có ở hiện tại.
Sẽ không có chỗ cho sự sáng tạo trong những gì tôi nói ở trên, chúng ta không còn cái gọi là thời gian sáng tạo, mà chỉ chăm chăm vào việc hoàn thành KPI của tháng.
Với góc nhìn khác được đặt ở vị trí khách hàng, việc chạy KPI tạo nên một tâm lý thích được tận hưởng sự nhanh gọn, như một nội dung Tiktok, sự nhanh gọn này kéo theo sự đầu tư không đúng mực, xem nhẹ giá trị được cung cấp, và sự hạ giá của thiết kế. Chúng ta có thể biện minh rằng có những khách hàng họ mong muốn một đội ngũ làm nhanh, đẹp đó là thước đo của họ. Vân ở đây chính chúng ta dạy cho khách hàng mong muốn điều đó, hay nhớ rằng khách hàng đã đi hàng chục công ty có tác phong như vậy, họ được huấn luyện hàng tháng với hành vi tiếp cận sản phẩm thiết kế, nhanh, rẻ, nên khó có ai có thể chấp nhận sản phẩm chậm, giá thành cao cả, còn chưa kể đến sự ưng nhìn, tính thích dùng trong công năng, tính phù hợp với người sử dụng, đây đều là những đặc tính cơ bản của công trình kiến trúc và chỉ thể hiện ở riêng những sáng tạo kiến trúc có đầu tư nghiên cứu về chủ thể, đặc tính, vị trí, và các giá trị khác.
Khách hàng khi không được tiếp cận với sản phẩm có giá trị sử dụng cao, sẽ đâm ra muốn “lướt” tiếp “Tiktok kiến trúc” để tìm kiếm một đơn vị hiệu quả hơn mang theo một hy vọng về ngoài kia có một đơn vị vừa rẻ, vừa hợp với mình. Hành vi tiêu thụ sản phẩm sáng tạo kiến trúc này, không phải được hình thành một sớm một chiều, mà đã được hình thành từ rất lâu từ khi “bất động sản được xem như cái mỏ vàng” cho mọi người đào xới. Có thể hiện tại chúng ta có rất nhiều công ty cung cấp những sản phẩm phù hợp, nhưng thực chất chúng chiếm quá ít so với một cơ số các công ty ngoài kia, nơi mà KPI kiến trúc còn ngự trị cùng môi trường làm việc đốt tính sáng tạo.
Công nghiệp hoá Kiến trúc rồi sẽ bị AI đè bẹp, khi bản chất AI chính là công cụ giết đi các tác vụ không dùng quá nhiều chất xám của con người. Sáng tạo và tưởng tượng là thành tố cốt lõi để khiến chúng ta khác với AI, đừng nên kêu ca khi bạn thấy AI có làm tốt hơn bạn, vì bản chất bạn được huấn luyện trong một môi trường xem bạn như một con AI mà thôi.
Kiến trúc mang đặc trưng của con người, đừng để sớm mai KPI hay AI biến bạn thành đặc trưng cho chúng.
KTS. Châu Minh Trí
Người trong muôn nghề
/nguoi-trong-muon-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất