Trong kì thi đại học vừa rồi, tôi đã may mắn trúng tuyển vào một ngôi trường đại học khá có danh tiếng trong nước về sự năng động của sinh viên. Nghe nói, sinh viên ở đây luôn năng động chạy hàng loạt dự án, chương trình, câu lạc bộ, cháy hết mình, để bản thân thật nổi bật trong những hoạt động nhóm,… Đây là một môi trường thực sự tốt, nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó. Ở trong group facebook của khóa sinh viên mới, có rất nhiều bạn đăng những bài hỏi như “Anh/ chị ơi, em là một người hướng nội thì có sợ không kết bạn được ở trường không ạ?”, “Em cũng muốn năng động như mọi người nhưng em sợ em hướng nội quá không tham gia được, anh/chị cho em lời khuyên với.”,…

Đọc thêm:

Sự thật là, người hướng nội hay người hướng ngoại đều có những khả năng xã hội như nhau, chi khác ở cách họ thể hiện nó. Có nhiều người có một định kiến khá sai lầm về hướng ngoại và hướng nội, họ nghĩ người hướng nội là những người ngại ngùng, không dám thể hiện bản thân trước đám đông, không có nhiều khả năng lãnh đạo bằng người hướng ngoại,… Nhưng thực ra, cả người hướng nội và hướng ngoại đều như nhau về năng lực xã hội, chỉ khác nhau ở một điều, người hướng ngoại sẽ cảm thấy được nạp năng lượng khi được expose bản thân ở nơi có nhiều người, còn người hướng nội sẽ nạp năng lượng khi ở một mình. Chính vì vậy, đây là cơ sở chứng minh cho việc người hướng ngoại hợp với công việc công chúng hơn người hướng nội, nhưng không thể khẳng định người hướng nội không có năng lực tốt trong hoạt động xã hội.
Bên cạnh đó, tính cách con người không chỉ dừng lại ở việc phân chia hướng ngoại – hướng nội, mà còn rất nhiều những yếu tố khác ảnh hưởng. Ở trong cuốn sách “Quiet” của tác giả Susan Cains, cô nói có những người thuộc nhóm shy extrovert (hướng ngoại nhưng ngại ngùng), họ sẽ nạp năng lượng ở những nơi đông người nhưng rất ngại ngùng trong việc thể hiện bản thân ở những nơi như vậy; có những người thuộc nhóm “outgoing introvert” (hướng nội thoải mái) – những người hướng nội nhưng rất năng đi ra ngoài giao lưu, nhưng sẽ nạp năng lượng khi được ở một mình. Ngoài ra còn có những nhóm quiet extrovert, shy introvert,… và mỗi người sẽ có mức độ hướng nội – hướng ngoại khác nhau, không ai hoàn toàn hướng nội và hoàn toàn hướng ngoại cả. (Bạn có thể xem chỉ số hướng nội – hướng ngoại qua bài test trên trang 16personalities.com – nhưng xin hãy nhớ đây chỉ là những con số cực kì khách quan ! ) Chính vì vậy, chúng ta không thể rập khuôn một quan điểm: người hướng nội là những người ít nói, khó khăn trong giao tiếp; hướng ngoại là những người năng động, hoạt ngôn, không sâu sắc. Luôn luôn có người this người that.

Đọc thêm:

Hơn nữa, không chỉ có những người hướng ngoại mới có thể lãnh đạo tốt, tạo bonding giữa các “follower” của mình tốt, mà người hướng nội cũng thực sự không kém cạnh trong khả năng này. Bởi lẽ, có rất nhiều phong cách lãnh đạo, đâu chỉ những người “bùng cháy” mới có thể tạo ra bonding đâu? Chị sếp của tôi ở công ty tôi đang thực tập là một người cực kì hướng nội. Chị nói năng rất nhỏ nhẹ, nhưng không khí ở công ty luôn vui vẻ, mọi người đều hòa đồng, nói chuyện với nhau, và không tuần nào thiếu những buổi tiệc nho nhỏ. Hôm trước, tôi có đọc một article của smartcompany.com trên LinkedIn, họ nói có 8 lí do người hướng nội là những leaders tuyệt vời, đó là:
Họ là những người cực kì cẩn thận trong việc chuẩn bị trước.
Phần lớn những người hướng nội không hứng thú lắm với việc diễn giả trước đám đông, vì vậy, họ sẽ chuẩn bị thật kĩ lưỡng phần trình bày của mình. Nhờ sự chuẩn bị đó, họ sẽ có những ý tưởng tuyệt vời và khiến bản thuyết trình của mình thật chặt chẽ.
Họ dẫn những cuộc họp một cách năng suất nhất.
Người hướng nội sẽ ít nói hơn những người hướng ngoại, nhưng những gì họ nói thực sự rất đáng giá. Đây là lí do những cuộc họp sẽ không bao giờ bị lạc chủ đề, hoặc không bị mất thời gian bởi những “small talk”.
Họ lắng nghe nhân viên của mình.
Người hướng nội có thế mạnh trong việc lắng nghe người khác, và điều này sẽ khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo thấu hiểu – yếu tố cực kì cần thiết cho bất cứ người lãnh đạo nào.
Họ động viên nhân viên phát triển năng lực của mình.
Khác với người hướng ngoại là những người muốn lãnh đạo mọi người làm theo ý mình, người hướng nội thiên về sẽ tạo ra không khí thoải mái để nhân viên có thể tự do phát triển bản thân và đóng góp ý kiến thay vì áp đặt.
Họ là “bậc thầy’ trong việc xây dưng những mối quan hệ lâu dài.

Đọc thêm:

Người hướng ngoại sẽ thấy dễ dàng hơn khi kết nối với người khác ngay lập tức, nhưng người hướng nội sẽ quan tâm nhiều hơn đến chiều sâu thay vì chiều rộng, điều này đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng đỗi ngũ nhân viên và đối tác.
Họ giỏi tập trung
Không bùng cháy nơi công chúng như người hướng ngoại, nhưng người hướng nội có thể tập trung cao độ khi ở một mình. Và tất nhiên rồi, có rất nhiều công việc cần khả năng này.
Họ suy nghĩ rất sâu sắc.
Bản chất của người hướng nội là nghĩ nhiều hơn nói, chính vì vậy, họ có thể lặn sâu đến đáy của vấn đề. Họ cũng rất kiên trì và sáng tạo để theo đuổi những mục tiêu của mình.
Họ luôn cố gắng giảm sự tranh cãi và mâu thuẫn
Người hướng nội thích môi trường làm việc mượt mà, hòa thuận hơn là những “drama”. Vì thế, họ sẽ tránh những mâu thuẫn xảy ra ở môi trường làm việc xung quanh.
Kết,
Tóm lại, với những bạn đang lo lắng tính cách hướng nội của mình sẽ cản trở hoạt động xã hội, thì tôi muốn nói với các bạn rằng, tính cách hướng nội không cản trở các bạn, mà chính suy nghĩ “Tôi là người hướng nội, nên tôi không thể…” mới là điều duy nhất cản trở các bạn, và tất nhiên, các bạn nên để những suy nghĩ đó ra khỏi đầu càng nhanh càng tốt và tỏa sáng những giá trị cá nhân của bạn. Đừng quên những vị lãnh đạo, những người truyền cảm hứng nỏi tiếng có rất nhiều người hướng nội: Bill Gates, Nelson Mandela, Martin Lutherking, Eleanor Roosevelt, J.K.Rowling,…
Be confident and shine your light 😉