Quan điểm của tôi, hướng nội và hướng ngoại chỉ là hai thái cực của một vấn đề, đã là con người thì phải cân bằng giữa hai thái cực đó, nên bản chất chả ai hoàn toàn hướng nội hay hướng ngoại hoàn toàn. Vì khi ta quá hướng nội thì hướng ngoại cũng sẽ tự nảy sinh,  khi quá hướng ngoại thì tự nhiên lại cần tìm về hướng nội. 
 Dù là người hướng nội nhất, không thích giao tiếp và hay tránh xa đám đông nhưng thật sự khi có một vài người đã quen thân nắm bắt được tâm lý sở thích thì những người hướng nội lại rất dễ bày tỏ hết về bản thân. Đặc biệt là nhậu xỉn xỉn một xíu nhiều khi lại bày tỏ tất cả mọi điều thầm kín cũng nên. Và đó chính là khi những người hướng nội lại trở thành hướng ngoại.
Người hướng ngoại thì luôn tỏ vẻ vui tươi, hòa đồng, năng nổ.  Nhưng trong sâu thẳm nhiều người là một nổi cô đơn khi bước về nhà nhìn lại cả ngày chỉ là giả tạo phù phiếm, bởi họ nhiều khi không hiểu được bản thân thật sự muốn gì vì suốt ngày phải lo làm hài lòng người này người kia, tỏ ra vui vẻ trong khi trong lòng có nhiều uất ức. Đó là khi họ quay lại suy nghĩ về bản thân, không muốn tiếp xúc với ai mà chỉ muốn trầm tư suy nghĩ bên gói thuốc lá sau khoảng thời gian dài dành quá nhiều thời gian cho người khác. Lúc này thì người hướng ngoại lại rất hướng nội là khác.
Khi một người nói họ hướng nội hay hướng ngoại thì người khác rất dễ lầm tưởng vì lúc này người nói  sẽ cố gắng để thuyết phục bằng hành động để người khác tin là điều mình nói là đúng, thậm chí có thể họ tự huyển hoặc bản thân.  Với những trường hợp tự khẳng định này thì chúng ta lúc đầu cứ để thuận theo tự nhiên ai muốn nói họ hướng gì thì hướng vì một người khi bị mất cân bằng hay cố tỏ ra mất cân bằng thì lẽ tự nhiên cũng sẽ mang họ trở lại đúng lại với bản chất cân bằng vốn có của nó. Nhưng với trường hợp cực đoan cố tình lâu dài có thể họ sẽ tự hủy hoại bản thân nếu đi quá xa về một thái cực mà không trở lại,  lúc này những người thân hay bạn bè cũng nên giúp họ nhận thấy bằng sự quan tâm và tránh xúc xĩa vì họ cần được giúp đỡ chứ không phải dạy đời.