Hiệu lực pháp lý của các nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc
Chức năng và quyền hạn của Đại hội đồng Liên hợp quốc được quy định trong chương IV Hiến chương Liên hợp quốc. Cụ thể, Đại hội đồng...
Chức năng và quyền hạn của Đại hội đồng Liên hợp quốc được quy định trong chương IV Hiến chương Liên hợp quốc. Cụ thể, Đại hội đồng có hai chức năng chính được quy định tại Điều 10, bao gồm thảo luận và đưa ra kiến nghị về tất cả các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc liên quan tới quyền hạn và chức năng của bất kỳ cơ quan nào được ghi trong Hiến chương. Bài viết này sẽ phân tích hiệu lực và giá trị pháp lý của các nghị quyết của Đại hội đồng.
1. Tính ràng buộc về pháp lý
Theo Điều 10, các nghị quyết của Đại hội đồng chỉ mang tính kiến nghị và không tạo ra ràng buộc về mặt pháp lý. Trên thực tế, quyết định của Đại hội đồng chỉ ràng buộc trong phạm vi các vấn đề về nội bộ Liên hợp quốc. Ví dụ, quyết định về việc công nhận một quốc gia là thành viên mới, vấn đề phân bổ ngân sách hoặc vấn đề thủ tục bỏ phiếu đều có tính ràng buộc. Với các vấn đề nằm ngoài phạm vi nội bộ của tổ chức, nghị quyết của của Đại hội đồng không có tính ràng buộc. Cũng vì vậy, trong thực tế tiến hành bỏ phiếu thông qua nghị quyết, Đại hội đồng luôn hướng đến đạt được đồng thuận của tất cả các thành viên để khuyến khích các thành viên thực hiện các khuyến nghị đã được thông qua.
Ratione personae, quyết định của Đại hội đồng ràng buộc đối tượng được nhắc đến cụ thể trong quyết định đó và toàn bộ Liên hợp quốc nói chung, tức có bao gồm các quốc gia thành viên đã bỏ phiếu phản đối.
2. Tác động lên tập quán quốc tế
Nghị quyết của Đại hội đồng có thể được coi là bằng chứng cho sự xuất thiện của opinio juris. (Opinio juris – “được chấp nhận như luật”, cùng với State practice hay general practice – “thực tiễn chung” là hai yếu tố tạo nên một tập quán quốc tế)
Trong vụ Nicaragua kiện Hoa Kỳ, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã nhận định rằng opinio juris có thể được suy ra từ thái độ của các bên và thái độ của các quốc gia đối với nghị quyết của Đại hội đồng.
[1]
Khi xem xét hiệu lực pháp lý của Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng, ICJ cũng nói thêm rằng việc các quốc gia thành viên thông qua văn bản này đã cho thấy bằng chứng về opinio juris của các quốc gia.[2]
Mặt khác, phán quyết của ICJ không nêu rõ liệu nghị quyết của Đại hội đồng có hình thành thực tiễn chung (State practice) hay không. Trong Báo cáo thứ 2 về việc xác định tập quán quốc tế của Michael Wood – báo cáo viên đặc biệt của Ủy ban Pháp luật Quốc tế, nghị quyết của các cơ quan thuộc các tổ chức quốc tế, ví dụ như Đại hội đồng, được coi là một trong các hình thức thể hiện của thực tiễn chung.
[3]
Cụ thể hơn, thực tiễn chung được thể hiện qua cách các quốc gia bỏ phiếu thuận hoặc chống và lời giải thích cho hành động bỏ phiếu đó.[4]
Tuy nhiên Michael Wood cũng thêm rằng cần cẩn trọng vì văn bản được thông qua không thể hiện được hết các đề xuất của các bên tham gia đàm phán.[5]
Từ đó, có thể kết luận rằng chỉ riêng nghị quyết của Đại hội đồng là chưa đủ để hình thành thực tiễn chung.Các bạn có thể đọc thêm tại wordpress của mình.
[
1
] Nicaragua, [1986] ICJ Rep 14, at 99-100, para. 188.[
2
] Như trên, at 101, para 191.[
3
] Michael Wood, Second report on identification of customary international law, A/CN.4/672, at 25.[
4
], [5
] Như trên, at 26.Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất