Bài viết chỉ tập trung vào khía cạnh cấu trúc và cách vận hành của xã hội khi có tư hữu.
Bản chất của tư bản như đúng tên gọi của nó: sở hữu cá nhân.
Ở đâu bảo hộ cho quyền tích luỹ cá nhân, hoặc sở hữu cá nhân là một chuẩn mực xã hội thì ở đó tư bản sẽ thịnh vượng. Và tư bản sẽ còn tồn tại dài khi mà trẻ con sinh ra sở hữu tên riêng của mình. Nó cũngbiết phân biệt đâu là mẹ của mình, đâu là người lạ. Nó tranh nhau đồ chơi với đứa bạn, muốn sở hữu. Những nhận thức đầu tiên của ta lại là tư hữu. Điều này như cài đặt lên chúng ta một hệ điều hành để phân biệt đâu là của mình, cái gì là của mình, Điều tất yếu, cách chúng ta đối diện cuộc sống sẽ mặc định quyền sở hữu cá nhân.
 
Chủ nghĩa tư bản đa phần ám chỉ cách vận hành nền kinh tế của một quốc gia. Trong hệ thống đó, các dao dịch thương mại, sản xuất công nghiệp và lợi nhuận đều thuộc về cá nhân hoặc tổ chức chức, không phải sở hữu chung toàn quốc gia. Khi con người đã được cài hệ điều hành tư hữu thì chủ nghĩa tư bản mếch xen ( make sense).

Tuy nhiên sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản phụ thuộc sống còn vào vai trò của chính phủ. Vì sao? Vì động lực của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận. Một công ty cần cần phải có lợi nhuận để vận hành lâu dài, nếu không nó sẽ tự tan rã. Tiền đâu ra mà trả nhân viên hả các bác. Vì thế, để tối đa hoá lợi nhuận, công ty cần tăng năng suất và giảm chi phí vận hành. Hệ quả là một số ít người sở hữu công ty muốn có lợi nhuận nhiều về mình hơn và muốn trả lương cho nhân viên ít hơn.  Họ cũng rất muốn nhân viên làm việc thật chăm chỉ, thật nhiều, thật hiệu quả. Tuy nhiên, động lực này lại có nhiều hệ luỵ mà có thể dẫn tới sự sụp đổ của tư bản. Khi này, vai trò của chính phủ là cần thiết để nó tồn tại và phát triển.
Hệ luỵ 1: Mâu thuẫn giữa chủ và người làm thuê. Nếu công ty vận hành không tốt, đối diện với hoàn cảnh khó khăn, công nhân sẽ bị tinh giản để giảm thiểu chi phí vận hành. Điều này làm mất ổn định xã hội khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Một tình huống khác, người sở hữu công ty muốn công nhân làm việc nhiều hơn hoặc trả lương thấp hơn cho công nhân hoặc tệ nhất, mấy ông chủ chơi cả hai. Khi đó, mâu thuẫn sẽ là tất yếu. Vai trò của chính phủ là đảm bảo quyền lợi của công nhân, ban hành chính sách lương tối thiểu, chính sách hỗ trợ thất nghiệp. Mặt khác chính phủ cũng phải đảm bảo quyền tự do trong thương mại, không có cạnh tranh bất bình đẳng, đảm bảo sự tồn tại của những công ty nhỏ nhưng có ý tưởng đột phá. Chính phủ cũng cần đưa ra các gói cứu trợ khi có khủng hoảng nhằm ổn định xã hội. Vai trò cả ở hai phía của chính phủ là điều cần thiết cho sự phát triển liên tục, đi lên và phồn thịnh của nền kinh tế quốc gia. 
Hệ luỵ 2: Những ảnh hưởng xấu của nền kinh tế đề cao lợi nhuận là sự tàn phá môi trường. Nếu không có chính sách bảo vệ môi trường, rừng sẽ bị tàn phá, nước sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, không khí trở nên khói bụi, độc hại. Môi trường xanh, sạch, đẹp sẽ trở thành môi trường đen, bẩn, xấu. Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng cực xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Chính phủ cần làm tốt vai trò quản lý và bảo vệ môi trường sống, đất nước, con người của mình hơn trên hết lợi nhuận cá nhân. Đây là vấn đề lợi ích lâu dài (delayed return over immediate return).

Hệ luỵ 3: Tư bản làm biến chất, bóp méo xã hội và cuộc sống con người. Tất cả sự tập trung của cuộc sống dường như đều hướng hết vào bán, bán, bán, sale, sale, sale, mua,mua, mua, tiền, tiền, tiền. Con người bị cuốn vào cuộc sống cơm áo gạo tiền mà không còn thời gian cho bản thân cũng chẳng còn thời gian suy nghĩ về một cuộc sống ý nghĩa, đong đầy, về giá trị thực mà mình theo đuổi. Các chiến dịch và hoạt động quả cáo diễn ra mọi lúc mọi nơi cuốn lấy thời gian và sự chú ý của chúng ta. Quảng cáo trên youtube, facebook, website, đài, báo, tivi, biển hiệu đường phố, quần áo, dày dép, xe bus, hố xí công cộng. Quảng cáo còn lấn sâu vào trong quan điểm sống khi xài hàng hiệu này thì đẳng cấp và sang trọng hơn hàng kia, mất đi ý ngĩa và chức năng ban đầu của hàng hoá. Cả một đời chỉ đuổi theo tiền bạc, vật chất, lợi nhuận mà quên đi giá trị sống. Áp lực cơm áo gạo tiền, đẳng cấp, cuộc sống khiến không ít người ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và suy giảm nghiêm trọng về chất lượng cuộc sống hoặc có thể dẫn đến tự tử vì áp lực. Hệ luỵ này thường chưa được các chính phủ quan tâm vì nó không ảnh hưởng đến sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi tâm lý, giá trị và chất lượng cuộc sống. Nó thường làm con người ta quay cuồng, mất định hướng, áp lực trong một cuộc sống đặt nặng vật chất mà không có thời gian để suy nghĩ và thoát ra.
Hạnh phúc là gì? Là hiểu thấu bản thân, là biết chân giá trị.
Nhưng.... Có thời gian tìm đâu...
(Boss bắt làm, con đòi uống sữa, muốn đi du lịch, muốn có nhà to, muốn đi xe đẹp.....).


Tài liệu tham khảo:
1. Essays, UK. (November 2018). The Advantages And Disadvantages Of Capitalism Economics Essay. Retrieved from https://www.ukessays.com/essays/economics/the-advantages-and-disadvantages-of-capitalism-economics-essay.php?vref=1
2. The economics book, ISBN: 978-1-4093-7641-5, Published by Dorling Kindersley Limited.