Hảo nữ Trung Hoa - Thiếu bản lĩnh không đọc được 1/3
Người Trung Quốc có một câu nói: ” Mọi gia đình đều có một quyển sách mà tốt nhất không nên đọc to lên”. Đây chính là một quyển sách...
Người Trung Quốc có một câu nói: ” Mọi gia đình đều có một quyển sách mà tốt nhất không nên đọc to lên”. Đây chính là một quyển sách như thế, thấm đẫm máu và nước mắt của phụ nữ Trung Hoa, đến mức việc lật giở từng trang cũng tiêu tốn của tôi nhiều sức lực và tâm lực.
Hân Nhiên, tác giả cuốn sách này là người phụ trách chương trình Khinh Phong Dạ Thoại của đài phát thanh Nam Kinh. Tám năm ở vị trí này đã cho bà cơ hội tiếp xúc với rất nhiều phụ nữ trong lãnh thổ Trung Hoa và là chất liệu để tạo ra cuốn sách này.
Bối cảnh của cuốn sách thuộc về thế hệ những người lớn lên trong cuộc Cách mạng Văn hoá của Trung Quốc, bị vây quanh bởi sự điên cuồng, ngu dốt và truỵ lạc. Thời kỳ này, sự nhân văn và trí tuệ nếu không có định hướng chính trị “màu đỏ” đều sẽ bị đày về nông thôn để “cải tạo lại” và là nguồn cơn sinh ra những cảnh đời vô cùng nghiệt ngã. Những cung bậc đan xen trong cuốn sách này là khổ tâm, là dằn vặt, là kinh tởm, là thương hại nhưng cũng có cả sự ngưỡng mộ. Tôi không thể quên những câu chuyện về:
– Hồng Tuyết, người thiếu nữ liên tục làm tổn thương bản thân, tự gây bệnh cho mình để trốn tránh ông bố bệnh hoạn và người mẹ nhu nhược. Giấc ngủ ngon nhất không phải ở nhà mà ở trên giường bệnh.
– Hai người mẹ ở Đường Sơn. Một người phải chứng kiến con gái mình treo lửng lơ đợi chết suốt 14 ngày trên vách tường dựng đứng sau cơn địa chấn. Người kia lại có cô con gái bị cưỡng bức tập thể trong thảm hoạ và đi đến chỗ phải quyên sinh. Và đáng quý nhất là hai bà mẹ này vẫn tiếp tục sống, để cùng xây dựng một gia đình mới cho những đứa trẻ mồ côi khác ở Đường Sơn. Họ sống kiên cường với nỗi đau của mình đến hết đời.
– Người đàn bà nhặt rác, đốt cháy bản thân để thắp sáng cho cuộc đời con trai, cuối cùng lại chấp nhận bị vứt sang bên lề để không làm con dâu thấy khó chịu. Niềm tin duy nhất nâng đỡ bà có lẽ là tư cách của một người mẹ.
– Thạch Lâm, con gái của một viên tướng Quốc Dân Đảng. Bị Hồng Vệ Binh dày vò tinh thần đến điên loạn, và bị lũ đàn ông ở nơi cô bị ép đi cải tạo cưỡng hiếp và tàn hại. Bệnh án của cô đủ làm cho mọi người mẹ phải ốm liệt: khắp người là vết thương, núm vú bị cắn nát, âm hộ bị phá huỷ và các bác sĩ còn gắp ra 1 cành cây từ tử cung của cô.
-Hoa Nhi, cô gái người Nhật cùng chị gái bị lạm dụng bởi những thanh niên theo Cộng Sản để hy vọng cứu gia đình, cuối cùng chẳng cứu nổi cả cha lẫn mẹ mà còn thoái hoá biến chất và trở thành gái mại dâm để trả thù tất cả đàn ông.
-Và cuối cùng là những người đàn bà ở Đồi Hét, một vùng nông thôn lạc hậu, nơi họ bị ép đẻ nhiều đến mức sa tử cung hàng loạt, nơi sự đối đãi tử tế nhất của một người đàn bà là một bát trứng hoà với nước trong ngày sinh được con trai. Nhưng chính họ lại là những người duy nhất trong cuốn sách này dám tự nhận mình hạnh phúc (vì họ làm gì có cơ hội biết đến cuộc sống của những người phụ nữ ở nơi khác mà so sánh).
– Hai người mẹ ở Đường Sơn. Một người phải chứng kiến con gái mình treo lửng lơ đợi chết suốt 14 ngày trên vách tường dựng đứng sau cơn địa chấn. Người kia lại có cô con gái bị cưỡng bức tập thể trong thảm hoạ và đi đến chỗ phải quyên sinh. Và đáng quý nhất là hai bà mẹ này vẫn tiếp tục sống, để cùng xây dựng một gia đình mới cho những đứa trẻ mồ côi khác ở Đường Sơn. Họ sống kiên cường với nỗi đau của mình đến hết đời.
– Người đàn bà nhặt rác, đốt cháy bản thân để thắp sáng cho cuộc đời con trai, cuối cùng lại chấp nhận bị vứt sang bên lề để không làm con dâu thấy khó chịu. Niềm tin duy nhất nâng đỡ bà có lẽ là tư cách của một người mẹ.
– Thạch Lâm, con gái của một viên tướng Quốc Dân Đảng. Bị Hồng Vệ Binh dày vò tinh thần đến điên loạn, và bị lũ đàn ông ở nơi cô bị ép đi cải tạo cưỡng hiếp và tàn hại. Bệnh án của cô đủ làm cho mọi người mẹ phải ốm liệt: khắp người là vết thương, núm vú bị cắn nát, âm hộ bị phá huỷ và các bác sĩ còn gắp ra 1 cành cây từ tử cung của cô.
-Hoa Nhi, cô gái người Nhật cùng chị gái bị lạm dụng bởi những thanh niên theo Cộng Sản để hy vọng cứu gia đình, cuối cùng chẳng cứu nổi cả cha lẫn mẹ mà còn thoái hoá biến chất và trở thành gái mại dâm để trả thù tất cả đàn ông.
-Và cuối cùng là những người đàn bà ở Đồi Hét, một vùng nông thôn lạc hậu, nơi họ bị ép đẻ nhiều đến mức sa tử cung hàng loạt, nơi sự đối đãi tử tế nhất của một người đàn bà là một bát trứng hoà với nước trong ngày sinh được con trai. Nhưng chính họ lại là những người duy nhất trong cuốn sách này dám tự nhận mình hạnh phúc (vì họ làm gì có cơ hội biết đến cuộc sống của những người phụ nữ ở nơi khác mà so sánh).
Tôi hiểu tại sao tác giả Hân Nhiên phải rời bỏ quê hương và công việc yêu thích để viết nên cuốn sách này, vì bà bị thôi thúc phải viết để làm nơi ký thác cho những cảm xúc và suy nghĩ, nếu không viết ra, trái tim bà sẽ tràn ứ và vỡ tung ra.
Bỏ qua cái nhìn hằn gân máu lên một thời kỳ khủng hoảng của đất nước Trung Hoa, khi mà vị thế chính trị, nền tảng tư tưởng và gia đình quyết định cách cuộc đời đối xử với bạn, nguyên nhân của những cảnh đời này không chỉ đơn giản như thế. Nó còn đến từ tư tưởng trọng nam khinh nữ (Nho giáo) in sâu vào khối óc của người dân, sự nam tính độc hại của những người chồng, người cha, coi mình là người chủ có toàn quyền sinh sát với mọi thành viên giống cái.
Đàn ông giống như núi, phụ nữ giống như nước. Vì nước là khởi nguồn của sự sống và nó biến đổi hình dạng theo môi trường xung quanh. Giống như phụ nữ, nước cũng hiến mình hoàn toàn khi nó nuôi dưỡng sự sống. Tôi tin rằng, bất chấp việc cuốn sách này sẽ khó có thể được xuất bản nhiều lần nữa (vì những câu chuyện bôi xấu Đảng Cộng Sản Trung Quốc quá nhiều), đây vẫn là một tác phẩm tuyệt vời, một chìa khoá trời cho để cánh đàn ông có thể chạm đến tâm tư, cảm xúc của những người vợ, người mẹ, con gái của mình. Thấu hiểu là sức mạnh, không bao giờ là mềm yếu. Và tôi khuyến cáo, bạn phải can đảm và kiên trì khi đọc cuốn sách này, vì bạn sẽ run rẩy, trái tim bạn sẽ bị bóp nghẹt đến tận những trang cuối cùng.
Hiếu Minh
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất