Trên đời này có hai loại ngu
Trên đời này có hai loại ngu. Kiểu đầu tiên (hiếm gặp) là những đối tượng siêu thông minh mà “chẳng hiểu gì”, kiểu người luôn hiểu...
Trên đời này có hai loại ngu. Kiểu đầu tiên (hiếm gặp) là những đối tượng siêu thông minh mà “chẳng hiểu gì”, kiểu người luôn hiểu một tình huống một cách “logic”, thiếu hẳn đi cái nguyên tắc về bối cảnh được ẩn đằng sau. Ví dụ, lần đầu tiên tôi đến New York, một cậu bồi bàn quán cà phê hỏi tôi: “Hôm nay ông thế nào?’’ Hiểu nhầm lời hỏi thăm như một câu hỏi thực sự, tôi trả lời cậu ta rất thành thật (“Tôi mệt chết đi được, tôi bị say máy bay…’’) và dĩ nhiên là cậu ta nhìn thôi như thể tôi là một thằng đần độn.
Một trong những trường hợp điển hình của kiểu ngu ngốc này là Alan Turing, một người siêu thông minh tuyệt đỉnh nhưng là một gã ấm ớ thần kinh không thể theo nổi những nguyên tắc ẩn của bối cảnh. Trong văn chương, không thể bỏ qua được chàng lính tốt bụng Schweijk của Jaroslav Hasek, khi nhìn thấy đồng đội bắn những người lính bên kia từ trong chiến hào, anh vừa chạy vừa hét: “Đừng bắn nữa, phía bên kia có người!’’ Kiểu mẫu của thứ ngu ngốc này, giống như sự ngây thơ của đứa trẻ trong truyện cổ tích Andersen, người duy nhất chỉ ra rằng Hoàng đế cởi truồng—bằng cách ấy đã quên mất sự thật như Alphonse Allais đã nói, chúng ta đều trần truồng đằng sau lớp quần áo.
Ngược lại, kiểu ngu thứ hai là những người hoàn toàn xác định mọi thứ bằng lẽ thường. Trong suốt chiều dài lịch sử văn học, từ ca kịch Hy Lạp cổ đại cho tới tiểu thuyết hiện đại, người ta không thể không nhắc đến những người bạn đồng hành “ngu kinh điển” của các thám tử vĩ đại: Watson bạn anh Holmes và Hastings bạn anh Poirot. Những hình tượng này không chỉ được tạo ra nhằm mục đích làm như một cái khuôn cho sự tuyệt vời của mấy ngài thám tử; thực tế trong một trong những cuốn tiểu thuyết, Poirot nói với Hasting rằng ông là người không thể thiếu trong công cuộc điều tra: luôn hiểu mọi thứ theo cảm giác tự nhiên, Hastings phản ứng với hiện trường vụ án theo đúng cái cách mà gã hung thủ muốn xóa dấu vết mong chờ mọi người phản ứng; sau đó chỉ cần nhờ vào phân tứng những phản ứng của “big Other” mà ngài thám tử có thể phá án.
Sự vĩ đại của Kafka nằm ở khả năng độc đáo của ông khi ông có thể thể hiện cái hình tượng ngu ngốc thứ nhất dưới vỏ bọc của hình tượng thứ hai như một cái gì đó hoàn toàn bình thường. “Josephine nàng ca sĩ, hay Chuột dân gian" là truyện ngắn cuối cùng của Kafka, viết ngay trước khi ông qua đời, và có thể coi như là di chúc, lời trăn trối của ông (khi viết tác phẩm này ông biết rằng mình đang chết). Liệu Josephine có phải là ngụ ngôn cho số phận của Kafka-người-nghệ-sĩ? Có và không. Khi Kafka viết câu chuyện này, ông đã mất giọng vì cổ họng nóng như lửa đốt (hơn nữa, giống như Freud, ông không có khả năng cảm thụ âm nhạc).
Điều quan trọng hơn là ở phần kết của câu chuyện, khi Josephine biến mất, Kafka chính bản thân ông cũng muốn biến mất, xóa sổ mọi dấu vết của mình sau khi chết (ông yêu cầu người bạn thân Max Brod đốt mọi bản thảo của mình). Nhưng điều ngạc nhiên là những gì chúng ta nhận được từ tác phẩm không phải là nỗi thống khổ hiện sinh lẫn lộn với chủ nghĩa khiêu gợi—nó đơn giản là một câu chuyện về Josephine, nàng ca sĩ chuột và quan hệ của cô với đám người chuột. Mặc dù Josephine được nhiều người ngưỡng mộ, người kể chuyện (một Tôi khuyết danh) mang tới sự nghi ngờ về giọng hát của cô:
“Đó có phải là hát không? Hay đó chỉ đơn giản là tiếng chút chít? Và chút chít là cái thứ mà chúng ta đều biết, đó là thành tựu nghệ thuật của chúng ta, hay đúng hơn không chỉ là thành tựu mà còn là đặc trưng cuộc sống chúng ta. Chúng ta đều kêu chút chít, thế nhưng dĩ nhiên là chẳng ai mơ đến việc nâng tầm chút chít thành nghệ thuật, chúng ta chút chít mà không nghĩ về nó, và dĩ nhiên là chẳng chú ý đến nó, và thậm chí có rất nhiều người trong chúng ta còn chẳng nhận ra chút chít là một trong những đặc trưng của chúng ta. Vậy nếu như đúng là Josephine không hát mà chỉ chút chít, và có lẽ, đối với tôi ít nhất là cố gắng vươn lên khỏi cấp độ chút chít thông thường của chúng ta, cái kiểu mà một người nông dân bình thường có thể làm nó không chút cả ngày trong lúc đang làm việc của mình—nếu điều đó đều là đúng, thì dĩ nhiên là giọng hát của Josephine có thể bị coi là không tồn tại. Và điều đó chỉ đơn thuần dọn đường cho câu hỏi thực sự cần được giải quyết, sức ảnh hưởng to lớn mà cô sở hữu.”
Slavoj Zizek - Living in the End Times.
Bố thí like cho Fanpage của Truê tại: https://www.facebook.com/trongcaichai
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất