Hà Nội - Sài Gòn: 9 điểm khác biệt nhất
Sài Gòn – Hà Nội là hai thành phố lớn nhất Việt Nam đại diện cho hai miền Nam Bắc. Mình sống và làm việc ở Hà Nội 7 năm và cũng mới sống ở Sài Gòn được một thời gian nhưng chừng ấy là đủ để nhận biết được sự khác biệt rõ rệt giữa hai thành phố này.
Sài Gòn – Hà Nội là hai thành phố lớn nhất Việt Nam đại diện cho hai miền Nam Bắc. Mình sống và làm việc ở Hà Nội 7 năm và cũng mới sống ở Sài Gòn được một thời gian nhưng chừng ấy là đủ để nhận biết được sự khác biệt rõ rệt giữa hai thành phố này.
Tác giả viết bài này vào ngày 28/06/2017.
Xem bài viết gốc: Sài Gòn - Hà Nội: 9 điểm khác biết nhất
Ẩm thực
Đầu tiên là về khẩu vị, ngoài Bắc thường ăn mặn, các món ăn đa phần đều được thêm mắm thêm muối. Miền Nam người ta lại thích ăn ngọt và hơi cay, điều này có thể thấy trong tất cả món ăn ở đây: nước chấm pha đường và bỏ ớt. Đa phần người ngoài Bắc vào trong đây đều không hợp khẩu vị. Còn với riêng mình, đồ ăn trong này mình cực thích, lần đầu ăn đã bị ghiền.
Thông thường ở Hà Nội, sáng ra người ta thường ăn phở, ăn bún, ăn bánh mì… thì trong Sài Gòn, bữa sáng bắt đầu bằng một tô hủ tíu, một dĩa cơm sườn hay chiếc bánh bao nhân xa xíu thơm mềm. Một số món ăn ngon khác ở Hà Nội chúng ta thường có như bún chả, bún cá, bún đậu mắm tôm thì trong này, người ta chuộng bánh tráng, bún thịt nướng, phá lẩu và cả cơm gà ta nữa (gà luộc chứ không phải KFC đâu nhé). Ngoài Hà Nội mình hay đi ăn bún chả, còn trong này, mình thường ăn hủ tíu Nam Vang (hay còn gọi hủ tíu khô).
Văn hoá trà đá - cà phê
Không khó để bắt gặp những quán trà đá vỉa hè ở Hà Nội. Trà đá với đĩa hướng dương hay phong kẹo lạc là cứ thế tán phét cả ngày không hết chuyện. Nhân trần cũng là thức uống thú vị với vị ngọt thanh dịu nhẹ. Có thể nói, văn hóa trà đá đã đi vào tiềm thức của người dân Hà Nội từ bao giờ không hay.
Ngoài Hà Nội còn có thú vui trà chanh chém gió. Còn gì tuyệt vời bằng tụ tập lũ bạn thân, nhâm nhi cốc trà chanh và tham gia vào những câu chuyện tưởng như không có hồi kết. Còn nhớ hồi đi học, trong khuôn viên kí túc trường Bách Khoa có khu nhà B6 nổi tiếng với món trà chanh. Cứ chiều chiều là khu này lại chật ních người, ngồi gần nhàu mà phải hét vào tai mới nghe thấy thằng bạn nói gì. Nó ồn ào như một cái chợ, nhưng như vậy mới vui, mới có không khi của một trận “đại chém gió”.
Vào Sài Gòn, thứ đầu tiên đập vào mắt mình đó là cà phê. Trời ơi, ở đây cà phê có mặt ở khắp mọi nơi. Cà phê vỉa hè, cà phê bệ, cà phê dạo… Dường như cả thành phố gần chục triệu dân này tiêm cà phê vào máu để sống vậy. Cũng dễ hiểu vì thời tiết Sài Gòn nắng nóng quanh năm, con người ta cần một thức uống giải khát và tăng cường sự tập trung. Cà phê sữa đá là thức uống tuyệt vời nhất mình từng thử qua. Đi bất cứ đâu bạn cũn có thể mua cho mình một cốc cà phê sữa đá với cái giá không thể tin nổi, chỉ 10 ngàn, còn 15 ngàn thì bạn sẽ có một cốc to chà bá uống no bụng luôn!
Ở trong này người ta cũng hay uống nước sâm. Ban đầu mình nghe thì tưởng là nước từ củ Nhân Sâm, nhưng thực chất sâm ở đây là một loại lá. Uống nước sâm rất mát, rất ngọt. Một chai sâm chỉ vài ngàn đồng là đã đủ giúp bạn thỏa mãn cơn khát trong cái thời tiết nóng bức Sài thành.
Thêm một điều nữa là sinh tố trái cây siêu rẻ. Bạn có thể tìm thấy nhiều xe trái cây bán sinh tố đủ các loại quả: xoài, ổi, mãng cầu, dâu, saboche (quả hồng xiêm)… với giá chỉ 15, 20 ngàn. Ở Hà Nội, bạn chỉ có thể thưởng thức sinh tố trong các quán cà phê với giá gấp đôi, gấp ba lần, hơn nữa, số lượng trái cây cũng không được phong phú như Sài Gòn.
Một điểm đáng nói nữa là quán cà phê trong này rất đẹp, giống hệt như một khu vườn vậy. Người ta làm cả thác nước, bể cá và trồng rất nhiều cây xanh. Nếu có dịp vào Sài Gòn bạn nhất định phải ghé thăm mốt ố quán như Du Miên, Đà Lạt Phố, Huyền Thoại cafe…
Đường xá
Xem bài viết gốc: Sài Gòn - Hà Nội: 9 điểm khác biết nhất
Phố và quận
Đây là một điểm khá thú vị giữa hai thành phố. Nếu như ở Hà Nội, bạn chẳng cần biết mình ở phường nào, quận nào, chỉ cần biết tên phố vậy là xong. Bạn bè tụ tập nhau cũng chỉ cần nói ngắn gọn số nhà, tên đường phố. Vèo một cái là bạn có thể đến chính xác nơi mà bạn muốn.
Sài Gòn thì sao? Nếu bạn áp dụng nguyên quy tắc ở Hà Nội thì chắc chắn bạn sẽ bị lạc. Sài Gòn rất rộng lớn, các quận phân cách nhau rõ ràng và có vô vàn đường phố trùng tên nhau. Đến ngay cả mình khi đã vào Sài Gòn cả chục lần rồi những lần gần nhất vào đây vẫn bị lạc chỉ vì con phố Điện Biên Phủ nó nằm trải dài trên tận 4 quận và có ít nhất 2 địa chỉ giống hệt nhau là 638 Điện Biên Phủ. Vì vậy, nếu vào Sài Gòn, bạn nhất định phải nhớ rõ tên phường và quận nơi bạn muốn đến nhé!
Các mùa trong năm
Hà Nội có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân có mưa phùn cực kì khó chịu, đường phố lúc nào cũng ẩm ướt. Đi ra đường về mặc áo mưa thì khó chịu, không mặc thì về nhà quấn áo ngấm nước rất bực mình. Mùa hè thì nóng thôi rồi, cả thành phố giống như một cái chảo lửa. Bàn ngày ra đường nóng, đêm về hơi nóng tiếp tục bốc lên lại càng khiến con người ta chết ngốt. Bởi vậy, bài hát “Nóng” của Big Daddy và Hạnh Sino đã nhanh chóng trở thành bài hát quen thuộc của giới trẻ Hà thành. Mùa đông thì lại siêu lạnh. Những ngày thời tiết mà xuống tầm 13 độ thì rét cóng tay không muốn đi đâu cả. Thời tiết ấy chỉ ở nhà chùm chăn bông ăn ngô luộc, khoai nướng là sướng nhất!
Hà Nội chỉ đẹp nhất vào mùa thu. Trời mùa thu mát mẻ, thoáng đãng, nắng dịu vàng nhạt. Đây cũng là mùa của các lứa đôi. Khắp công viện, bờ Hồ, hồ Tây, bạn sẽ bắt gặp nam thanh nữ tú tay trong tay hạnh phục. Riêng những thanh niên FA sẽ cực két mùa thu vì nếu chỉ có một mình, cảnh vật mùa thu buồn đến thối ruột. Thời còn học đại học mình từng nghe truyền thuyết có anh chàng kỹ sư buồn tình ngồi bên hồ Tiền, nắng vàng héo hắt, gió nhẹ đưa làm anh ấy tức cảnh sinh quẫn trí, nhảy xuống hồ quyên sinh nhưng may mắn được một cậu bạn khác nhảy xuống cứu. Từ đó hai người sống bên nhau trong hạnh phúc…
Sài Gòn rất đơn giản, chỉ có 2 mùa: mùa nóng và mùa… nóng vãi linh hồn! Đùa chút thôi, ở đây có hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thời tiết nắng nóng ban ngày, ít thấy mưa. Ngược lại, mùa mưa thì ngày nào cũng có mưa, đặc biệt vào tầm chiều. Mưa thối đất thối cát, mưa phủ hết con đường, mưa ngập lụt con phố. Mưa khiến đường phố trở nên sinh động hơn, xa xa cô gái đang chổng mông đẩy xe giữa những con sóng, phía bên kia đường, gì Sáu đang mải mê bắt tôm, bắt cá bên vỉa hè. Thú vị nhất là khi những chiếc ô tô lớn nhỏ đủ cỡ rẽ sóng vươn ra biến khơi, ý lộn, vươn về phía trước, thì chao ôi, từng cơn sóng dữ dâng lên ôm trọn lấy người đi đường. Vào mùa này tốt nhất là nên đi xe bus, gầm cao, chạy khỏe, ít khi chết máy giữa đường.
Giao thông công cộng
Mình cực kì thích đi xe bus ở Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã có dịch vụ xe bus hiện đại. Xe bus Hà Nội đa phần sơn màu vàng rất nổi bật. Tất cả các xe đều được đầu tư mới, thoáng đãng, mát mẻ và thậm chí còn cung cấp wifi cho một số tuyến. Năm nay thấy khai trường xe bus nhanh nghe nói đi nhanh hơn xe bus thường tận 5 phút mà chưa về Hà Nội nên mình chưa được thử qua. Các điểm chờ xe bus cũng làm rất chỉnh chu, có nhà chờ, có biển chỉ dẫn lộ trình từng tuyến, nên bạn sẽ không sơ đi nhầm chiều của tuyến. Khi gần tới điểm dừng, có loa thông báo tự động cho bạn, một điểm mà mình rất thích. Ngoài Hà Nội bạn cũng có thể làm thẻ xe bus và dán tem tháng để di chuyển với chi phí rất hợp lý.
Xe bus Sài Gòn thì đúng là thảm họa. Mỗi nhà xe một kiểu xe, hầu hết xe thì cũ và cực kì nóng. Khói thải từ xe siêu bẩn, xe chạy gầm rú bất chấp đường đông đúc. Bạn không thể mua vé tháng mà phải đi theo lượt. Nghe nói nếu là sinh viên, học sinh thì có thể mua theo xấp (cái này vui) và khi lên xe thì xé từng vé một. Rất khó để nhận biết điểm dừng xe bus, có rất nhiều điểm dừng không hề có biển báo. Những điểm có biển báo thì không chỉ dấn lộ trình, mình đã đi 1 lần và bị đi nhầm chiều, muốn lên quận 1 mà lên cái xe chở về quận Thủ Đức.
Chốt lại một điều xe bus Sài Gòn thua xa với Hà Nội.
Một phương tiện nữa là taxi. Ở Hà Nội, Mai Linh bá chủ. Trong này Vinasun chiếm hầu hết thị phần. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì Grab và Uber mới là phương tiện được ưa chuộng nhất ở cả 2 miền.
Xe ôm truyền thống cũng chịu chung số phận khi Grab và Uber xuất hiện. Có điều trong này xe ôm liều hơn, có nhiều vụ xe ôm đâm chèm Grab, Uber vì can tội tranh giành địa bàn của họ.
Cảnh quan
Hà Nội được biết đến với rất nhiều hồ. Nào hồ Gươm, hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, hồ Thành Công… Công viên ở Hà Nội thì khá ít, chủ yếu có mấy công viên khá rộng là Thống Nhất, Hòa Bình và mới đây có công viên Yên Sở tuyệt đẹp. Kì dị nhất là cái công viên Thống Nhất phải trả tiền mới được vào, bên trong thì đúng là ổ nghiện và trộm cắp, suốt bao nhiêu năm nó vẫn tồn tại, là tụ điểm của mất trật tự an ninh.
Sài Gòn thì ít thấy hồ, chủ yếu là công viên và sông. Công viên ở Sài Gòn không rộng, nhưng rất nhiều. Cứ đi một vài tuyến phố là lại thấy một góc công viên đầy cây xanh. Thật may vì Sài Gòn không có chính sách chặt cây xanh như Hà Nội. Còn gì tuyệt vời bằng giữa cái thời tiết nắng nóng, được ngồi thư giãn giữa bạt ngàn cây xanh thả hồn lên mây (nhưng nhớ để ý tư trang kẻo bị giật).
Sông và kênh rạch ở Sài Gòn có rất nhiều. Sống Sài Gòn chạy dọc thành phố, khúc đẹp nhất ở quận 1 bên trục đường Tôn Đức Thắng.
Một điều thú vị nữa là kiến trúc. Ờ Hà Nội, chùa chiền nhiều, kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa thì trog này, chùa, tịnh xá phần nhiều mang kiến trúc Chăm pa.
Nhà cửa ở Hà Nội xây kiên cố, tường toàn 20, cao ráo thì trong này, nhà xây có vẻ đơn giản hơn, nhà thấp và rất nhiều nhà nhỏ đều có gác xép.
Chất lượng dịch vụ
Xem bài viết gốc: Sài Gòn - Hà Nội: 9 điểm khác biết nhất
Văn hoá
Xưa có câu, người Hà Nội thanh lịch. Nhưng câu nói này có vẻ không còn đúng với thời nay khi mà người dân gốc Hà Nội chẳng còn là bao. Dân lao động nhập cư cũng khiến văn hóa ở Hà Nội phần nào bị ảnh hưởng. Người ngoài Bắc nói chung khá khách sáo và khép kín. Trong cuộc sống thì họ lo nghĩ cho tương lai nhiều hơn, biết tiết kiệm tiền để lo cho tương lai. Đa phần cha mẹ đều làm việc vất vả cả đời để lo cho con cái sau này. Cũng chính bởi vậy mà trong công việc phẩn nào họ ích kỷ và thủ đoạn hơn. Dĩ nhiên đó chỉ là số ít, không thể phản ánh hết đức tính tốt của người ngoài Bắc chúng ta.
Người trong Nam có phần cởi mở và thoáng hơn. Phần đa thích hưởng thụ hơn là làm việc vất vả tích cóp. Họ khá thẳng thắn khi thể hiện quan điểm cá nhân, ít khi khách sao như ngoài Bắc. Theo cảm nhận cá nhân mình, người Sài Gòn sống theo kiểu “hãy sống trọn ngày hôm nay, còn ngày mai cứ để đó”. Cách sử dụng từ ngữ trong này cũng tạo cảm giác thân thiện hơn. Thay vì gọi là “cháu”, người ta gọi là “con”, thay vì “vâng” người ta nói “dạ”… Cảm giác rất dễ chịu và gần gũi!
Trên đây là toàn bộ những quan điểm cá nhân của mình về sự khác biệt giữa 2 thành phố lớn này. Còn rất nhiều điều khác biệt nữa mà mình không thể đề cập hết được. Hãy tự khám phá và rút ra những kinh nghiệm sống riêng cho bản thân mình nhé!
Du lịch - Ẩm thực
/an-choi
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất