Cơn mưa bất chợt xé tan cái oi bức, thả vào từng giọt mùi hương quen thuộc mà tôi đã trải qua trước đây, làm bổng hằng lên trong tôi nổi nhớ thân thương, nhớ về từng tách cà phê trong trời đầu thu, nhớ quán quen xưa, nhớ em người cùng tôi rong rủi trên chiếc Dream tàn, cô em mang tên Sài Gòn.
Tôi không phải là người Sài Gòn gốc, sau bao nhiêu năm học tập và làm việc  nơi đây như ông bà ta có câu: "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén " và tôi đã bén  tình với mảnh đất này từ lúc nào, ban đâu nơi đây trong tôi thật gò bó và chật chội. Nhưng bây giờ nghĩ lại nó lại là một bầu trời ký ức. Mà cái làm tôi  nhớ nhất là con người nơi đây.
Sài Gòn hoa lệ, hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo...
Nguồn: Internet


Đại Nam Nhất thống chí: Người dân trọng nghĩa khinh tài ích câu nệ phép tắc, sĩ phu ham đọc sách nhưng chỉ cốt nghĩa lý  mà vụn về văn từ.
Có người nói Sài Gòn là bắt nguồn từ cách đọc nhanh trong tiếng Khmer “Prei Nokor” nhiều tài liệu khác thì bắt nguồn từ người Hoa di dân vào Chợ Lớn đặt nên nhưng tôi nghĩ đúng hơn thì là từ gỗ cây gòn trước đây được trồng rất nhiều và nó thì bán rất có giá cho y tế trong chiến tranh người dân bán có tiền để "xài" thành ra đọc là "Sài Gòn" :) nhưng dù chính xác là gì đi nữa thì phải công nhận tên này đọc nghe vần thiệt vần lại dễ nhớ, thoải mái, mà đến người Tây sang đọc thành Sai Gon nghe cứ thấy mắc cười nhưng vẫn rất tự hào.
 
Những người buôn bán dễ mến.
Tôi thích đi phượt cứ mỗi nơi tới là phải ăn đặc sản nơi đó cho biết gặp rất nhiều người buôn bán mà không nơi đâu thấy cảm mến như nơi này
Con nói về người dân buôn bán nơi đây thì nhiệt tình phải biết ăn tô bún 20 ngàn mà cô cho thêm biết bao là thịt chả
" thấy tụi bây sinh diên tao cho nhiều chút ăn có sức mà học ." nghe tình dễ sợ. Phải nói thất người dân Sài Gòn buôn bán nhiều nhưng chủ yếu lấy ít mua đi bán lại làm lụng nhưng không lời lãi bao nhiêu phải chăng vì vậy mà hình thành nên cái thoáng của người dân cũng nên.
Saigon City Retro Poster Vietnam art print Travel Poster | Etsy



Vụn trong cách dùng từ.
Người Hà Nội nói như hát mà chửi thì thôi rồi còn người Sài Gòn thì không như vậy nói họ không biết dùng từ thì cũng không sai đơn giản là vì không câu nên văn chương chủ yếu là nghĩa khí sống với nhau, tôi cũng không có ý nói người Hà Nội không trọng nghĩa khí mà đơn giản là đó văn hóa tích góp lâu đời mà nên. Có thể dễ thấy nhất qua tác phẩm văn học, sân khấu hài kịch mà thấy rõ nhất nét đặc trưng từng vùng.
Hiểu lầm là " DU ĐẢNG ".
Dù là nói gì đi nữa thì nhiều người vẫn biết rằng nơi đây có nhiều hoạt động phạm pháp, trộm cắp đánh nhau. Dưới gốc nhìn như vậy người thành thị toàn là " giang hồ " hết hay sao thật ra đó chỉ là một phần vì nơi đây trước kia người Hoa buôn bán tấp nập, sòng bạc vũ trường nổi lên rầm rộ kéo theo các hoạt động bảo kê thì lời vô kể, nhưng dần dần đến nay những chuyện đó đã hạn chế đi rất nhiều nhưng cũng không thể tránh được con mắt của người ngoài về một thành phố chỉ toàn cướp phá, hiểu lầm tính thẳng thắng ăn to nói lớn là côn đồ.

Những cô gái Sài Gòn. 
Trích: " Sài Gòn mùa mưa gió- Nguyễn Nhật.
Gót son nào vội qua thềm
Một lần dang dở ngàn đêm dối lừa
Sài Gòn sớm nắng, chiều mưa
Có câu thề hẹn ai vừa bỏ quên.

Không nhắc về phụ nữ nơi đây thiệt là thiếu sót, hồi còn đi học cứ mê mãi cô bé với tà áo dài, người ta nói gái Sài Gòn chảnh chọe điệu đà, ừ thì có chảnh có điệu đó vậy mới là nét dễ thương cái hồn từ xưa của đất Gia Định, ông nào thương rồi thì nhớ cả đời. Ai có coi phim " Cô Ba Sài Gòn " của Ngô Thanh Vân thì sẽ càng thêm yêu quý những người con gái có chút gì ương ngạnh.
Tóm lại nhiêu đây chỉ là một phần rất nhỏ về con người Sài Gòn trong bao nhiêu năm qua rất nhiều điều luôn thay đổi, nhưng tinh thần con người vẫn sẽ luôn nồng hậu như vậy hy vọng trong tương lai đi kèm với sự phát triển là sự bảo tồn được những giá trị lâu đời.