Sự phát triển nhanh chóng mặt của giới siêu giàu ở Việt Nam là động lực thúc đẩy các dự án hàng tỷ đô la mọc lên rải rác khắp thành phố cổ, những bức tường cao và lực lượng bảo vệ riêng giúp bảo vệ cuộc sống của giới thượng lưu khỏi các gánh hàng rong, sự kẹt xe và sự ô nhiễm.
Khu đô thị phức hợp trị giá hàng tỷ đô Ciputra International City đang mọc lên ở Tây Bắc Hà Nội, nó nằm trên một khu đất 300 héc-ta trước đây chỉ là đất nông nghiệp, còn bây giờ thì được phủ kín bởi biệt thự, trường tư, một câu lạc bộ golf và một cửa hàng rượu xa xỉ. Khu đất được bao bọc bởi các bức tường bê tông và những cánh cổng có bảo vệ, nó là tượng trưng cho sự giàu có xa xỉ, một thiên đường cho tầng lớp thượng lưu ở Hà Nội và giới trọc phú tư sản nước ngoài. Bên trong những cánh cổng đó là những con đường rộng thênh thang với hàng loạt siêu xe đỗ bên đường, là các hàng cây cọ và những bức tượng thần Hy Lạp cổ đại khổng lồ.

Bên kia thành phố, một công trình khác đang được xây dựng ở rìa phía Đông Hà Nội là Ecopark, một khu đô thị khổng lồ có trị giá 8 tỷ đô la (5 tỷ bảng Anh). Được dự kiến hoàn thành năm 2020, chủ đầu tư hứa hẹn nó sẽ bao gồm một đại học tư xa xỉ, một thị trấn giả cổ và một sân golf 18 lỗ nằm giữa các khu giải trí khác. Giai đoạn đầu của công trình vừa được hoàn thành. Nó có tên gọi Dòng Suối Cọ (Palm Springs) đặt theo tên của khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở California, nổi tiếng với các suối nước nóng, sân golf, khách sạn 5 sao.
Những cộng đồng khổng lồ, kín cổng cao tường được xây và quản lý bởi tư nhân như thế này đang mọc lên khắp khu vựa Đông Nam Á trong suốt 20 năm qua, một biểu tượng cho sự bất bình đẳng thu nhập đang ngày càng tăng trong khu vực. Cả nước Việt Nam trong nhiều thập kỷ đã giảm thiểu đói nghèo một cách đáng nể nhưng đồng thời, bất bình đẳng thu nhập đang ngày càng tăng và càng lúc càng thể hiện rõ qua những dự án phát triển đô thị trên khắp đất nước.
“Trước đây, hầu hết ai cũng nghèo. Bây giờ thì khác rồi,” anh Lâm, 40 tuổi, nhận xét. Anh lớn lên ở khu vực rìa phía Tây Hà Nội, ở giữa những cánh đồng lúa và hoa đào, giữa các vườn quất và mận. Bây giờ anh đang mở cửa hàng kinh doanh nhỏ bán các khung tranh tự làm, cửa hàng của ông là cắt nửa mặt trước của căn nhà ông đang sống. Cánh đồng lúa đó giờ đã biến mất, và mọc lên ở đó là những bức tường bê tông dày cộm, chia cắt thế giới của Lâm (một thế giới hỗn tạp gồm xe máy, ghế nhựa đặt dọc đường bên các quán trà và dây điện ngổn ngang) và thế giới của khu phức hợp Ciputra, lúc nào cũng kín cổng và được canh chừng 24/24 bởi các lực lượng bảo vệ.
“Ở khu bên này chỉ toàn người dân thường. Bên kia, toàn là đại gia”, bà Miên, một phụ nữ 59 tuổi, cũng đang mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ tại gia giống Lâm, bà bán trà, thuốc là, nước lọc và nước có gas. Một vài cái ghế nhựa đặt rải rác trên vỉa hè trước mặt nhà bà. Bà nằm trên giường ngay sát khách hàng, giường bà là một cái sườn kim loại không có nệm. “Ở đây chúng tôi chỉ có đủ sống qua ngày,” bà nói.
Dọc khắp nước Việt Nam, các báo cáo cho thấy tỷ lệ người thuộc diện cực nghèo đã giảm từ mức 60% xuống còn chỉ trên 20% trong vòng 20 năm. Vào năm 2010, Ngân Hàng Thế Giới đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia “thu nhập trung bình”. Nhưng trong giai đoạn Việt Nam giải phóng nền kinh tế, số lượng người siêu giàu đã tăng vọt một cách chóng mặt. Theo một ước tính, số lượng người siêu giàu, những người có khối tài sản trên 30 triệu đô la, đã tăng lên gấp 3 lần trong vòng 10 năm.
Và trong khi khoảng cách thu nhập này là rất lớn giữa vùng nông thôn và thành thị, nó được thấy dễ nhất ở những thành phố mà người giàu và người nghèo sống cạnh nhau. Xe đạp đi giành đường với Mercedes và Range Rovers, và các bức tường cứ mọc lên càng ngày càng nhiều, chia cắt những khu nhà cao cấp ra khỏi những ngôi làng, nông trại, những căn nhà một phòng ngủ được dừng như cửa hàng bách hóa và sửa xe.

“Những mối lo về việc bất bình đẳng thu nhập sẽ càng tăng khi ngày càng có nhiều người Việt chuyển đến khu đô thị để ở và được trải nghiệm sự phân hóa giàu nghèo,” bà Grabriel Demombynes, một chuyên gia kinh tế học lâu nắm ở Ngân Hàng Thế Giới nhận xét vào năm 2014. Theo khảo sát bởi Ngân Hàng Thế Giới và Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội Việt Nam tiến hành, có 8 trên 10 người ở khu vực thành thị nói rằng họ lo lắng về chênh lệch mức sống ở Việt Nam.

Hà Nội nứt nẻ vì bất bình đẳng

Hà Nội là một thành phố cổ. Vào năm 2010, thành phố chào mừng kỷ niệm 1000 năm thành lập. Tuy vậy bây giờ người ta lại cố đô thị hóa khu Phố Cổ, nơi những con đường vẫn mang tên những phố buôn bán ngày xưa như phố Hàng Bạc, Hàng gai, Hàng Bồ, biến nó thành giả cổ bằng cách đuổi hàng nghìn người ra khỏi đó vào năm 2020.
Trong các khu ngoại ô, các toà nhà chọc trời đang mọc lên và các dự án phát triển khổng lồ đang thay thế chỗ của các cánh đồng lúa và nông trại. Dọc khắp thành phố, những khu chung cư, cư xá cũ đang bị phá hủy và bị thay thế bởi các khu phức hợp tư nhân. Ngay giữa trung tâm thành phố, những thanh niên 20 tuổi nhà giàu khoe đồ hiệu với những chiếc xe Vespa và nhấm nháp thưởng thức café trong những quán ăn sang trọng.
Lisa Drummong, một chuyên gia nghiên cứ về đô thị ở Đại học York, Toronto, đã nghiên cứu về Hà Nội hàng thập kỷ qua. Bà nói rằng “những vết rạn nứt đang hiện rõ” giữa người giàu và kẻ nghèo, và rằng việc những khu đô thị như Ciputra và Ecopark đang ngày càng phản ánh điều đó.
“Những khu đô thị đó tạo ra một thế giới riêng cho những nhóm người đó sống tách khỏi các hoạt động thường ngày trong thành phố,” Drummond nói. “Chúng kéo nhóm người đó ra và cho phép họ trốn sau những thành phố nhỏ, những bức tường, sống trong thế giới riêng với những cơ sở vật chất riêng, thú vui của riêng họ, bởi vì chỉ có tiền mới có tấm vé bước vào thế giới đó nên chỉ có ai có tiền mới sống trong đó, do đó giới có tiền chỉ sống với giới có tiền.”
Đằng sau bức tường của khu Ciputra, những căn villa được sơn màu be nằm ẩn nấp trong những khu vườn xa xỉ, với giá cho thuê một tháng là 3000 bảng (cao gấp 25 lần lương tối thiểu). Nó thực sự là một thế giới riêng, toàn bộ khu phức hợp được bao trùm bởi kiến trúc Hy Lạp, với sân quần vợt và cơ sở vật chất bao gồm Salon làm đẹp và bưu điện riêng. Trường Quốc Tế Liên Hợp Quốc được dời vào đấy năm 2004, theo sau đó là hai trường tư khác và một trường mẫu giáo tư. Hiện đang có một trung tâm mua sắm khổng lồ và một bệnh viện tư được xây.

Được xây vào đầu những năm 2000 với sức chứa 50,000 người, Ciputra là khu “phức hợp mới” đầu tiên của Hà Nội, là dự án đầu tư ở nước ngoài đầu tiên của Ciputra Group, một tập đoàn của Indonesia được đặt tên theo tên của người tỷ phú đã sáng lập ra nó. Đây là tập đoàn chuyên về phát triển bất động sản quy mô lớn và xây các ốc đảo. Nó được thiết kế với mục đích cho phép người sinh sống ở trong không còn cảm thấy phải đi ra và tương tác với thế giới bên ngoài. Tập đoàn này tuyên bố rằng khu phức hợp này ở Hà Nội cho phép cư dân được hưởng “cuộc sống tốt nhất, môi trường kinh doanh tốt nhất, trải nghiệm mua sắm tốt nhất, các hoạt động giải trí tốt nhất, mọi thứ đều tốt nhất trong một khu vực”. Ngày nay, nó chỉ là một trong rất nhiều các khu đô thị kín cổng cao tường bao quanh thành phố.
Danielle Labbe, giáo sư về quy hoạch đô thị ở Đại học Montreal, đã theo dõi về sự bùng nổ các dự án khổng lồ ở “các khu đô thị mới” trong Hà Nội nhiều năm nay. Bà ước tính rằng có khoảng 35 dự án đã được hoàn thành, và còn hơn 200 dự án khác đang trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Không phải dự án phát triển đô thị nơi nhà, cầu đường và các dịch vụ khác được phát triển cùng lúc cũng kín cổng cao tường và to như Ciputra hay là Ecopark, bà Labbe nói. Nhưng đa số các dự án đều chia sẻ một nguyên tắc chung: chúng đều nhắm đến những người giàu nhất trong thành phố.
“Thực tế cho ta thấy những dự án này, những dự án nhà ở và môi trường đang được xây dựng này, hoàn toàn nằm ngoài khả năng đáp ứng của phần đông cư dân,” bà Labbe nói “mặc dù hiện nay nhu cầu nhà ở đang là rất lớn ở Việt Nam.”

Những lãnh thổ riêng với không khí sạch

Các nhà phát triển bất động sản và nhà đầu tư trên khắp thế giới đang tung ra các dự án phát triển đô thị kín cổng cao tường trị giá hàng tỷ đô la. Ở miền Tây Ấn Độ, Lavasa là một dự án đầy tham vọng với số vốn đổ vào la 30 tỷ và mục tiêu của chủ đầu tư là xây dựng thành phố tư nhân đầu tiên ở quốc ia này. Từ Punta del Este ở Uruguay cho đến Bangkok, Thái Lan, các thành phố trên khắp thế giới đều đang chứng kiến các lãnh thổ riêng của giới tinh hoa đang được tạo ra từ bên trong.
Nhưng trong khi động cơ chính của giới tinh hoa ở Nam Mỹ và vùng Hạ Sahara, Châu Phi, để thu mình sau những bức tường là vì nỗi lo an ninh và tội phạm, thì ở Hà Nội, các dự án đang liên tục được quảng bá như là những khu lãnh thổ riêng với khu khí trong lành, thoát khỏi sự ô nhiễm và nạn kẹt xe đang bao trùm thành phố.
Trong những ngày tồi tệ nhất ở Hà Nội, cả thành phố bị phủ bởi lớp bụi đen. Các tiệp tạp hóa dọc bên đường bán đầy rẫy những khẩu trang nhiều màu, hoặc khẩu trang y tế và chúng xuất hiện khắp nơi trên đường phố. Hàng triệu xe gắn máy và một lượng lớn xe hơi thải ra khói bụi khắp nơi, kèm theo đó là tiếng còi xe và động cơ xe inh ỏi. Đi qua đường là một thử thánh đáng sợ, nhất là đối với trẻ em và người già, và khắp nơi người ta lo lắng về các vấn đề sức khỏe gây ra bởi việc không khí bị ô nhiễm.

Theo Drummond thì: “Hiện nay có rất nhiều người bàn tán về việc hiện giờ về việc không khí ở đây tệ như thế nào, cả thành phố đang bị ô nhiễm ra sao, cả thành phố tràn ngập rác…Dường như mọi người đang bắt đầu cảm thấy cuộc sống của họ đang gặp nguy hiểm, đang bị đầu độc.”
Nhưng bà cũng nói rằng bằng cách tạo ra các không gian riêng nơi “giới thượng lưu có thể sống tách biệt khỏi thành phố,” những dự án phát triển đô thị với môi trường tuyệt hảo “đang càng củng cố thêm suy nghĩ rằng mọi người nên tránh sống ở trung tâm thành phố và càng tạo ra khoảng cách giữa người có đủ tiền để chuyển ra ngoài sống và người không có đủ tiền và kẹt lại.”
Trong những buổi sáng đi làm, bên ngoài cánh cổng Ciputra luôn tấp nập xe cộ chen chúc nhau. Nhưng bên trong khu đô thị đó, vốn được quảng bá là “ốc đảo yên bình giữa sự xô bồ của Hà Nội”, là một bầu không khí yên tĩnh và thanh bình. Những người bán hàng rong không được phép vào trong khu đô thị và âm thanh duy nhất của cuộc sống là tiếng trẻ em cười đùa nô giỡn trong sân của một ngôi trường tư xa xỉ.

Bên kia thành phố, ở rìa phía Đông Hà Nội là Ecopark, khu đô thị này cụng được quảng bá là “sự hòa quyện hoàn hảo giữa con người và thiên nhiên”, với niềm tự hào là “nơi có rất nhiều không gian mở nơi bạn và gia đình có thể đi tản bộ hay là ngồi ăn dưới bóng râm của cây, và tận hưởng những điều tốt lành nhất từ thiên nhiên”.
Được phát triển bởi tập đoàn Đầu Tư và Phát Triển Đô Thị Việt Hưng, một liên minh giữa nhiều công ty bất động sản ở Việt nam, Ecopark là một dự án nhà ở khổng lồ trải dài 500 héc-ta. Được dự kiến hoàn thành vào năm 2020, Ecopark vừa xong giai đoạn một, với khu dân cư Palm Springs đã được hoàn thành gồm 1500 căn hộ, 500 biệt thự và 150 cửa hàng mua sắm.
Đến cuối dự án, khu đô thị này sẽ có những khu chung cư rải rác được kết nối với nhau theo phong cách “chung cư nghỉ dưỡng”, cho phép cư dân được hưởng “một nơi trú ẩn với chất lượng cuộc sống cao nhất và dịch vụ tuyệt hảo nhất” gồm bể bơi, sân quần vợt và các cửa hàng mua sắm cao cấp. Trường Đại học British Vietnam cũng đang xây một khuôn viên 70 triệu đô la cho 7000 sinh viên tương lai vào học.
Vào buổi chiều những ngày trong tuần, sự yên tĩnh bao trùm khu dân cư mới khai trương, và số bảo vệ đi tuần tra bên đường còn nhiều hơn cả người đi dường. Bên cạnh những bể bơi và không gian xanh, một cửa hàng tạp hóa – chưa có khách – đang giảm giá một chiếc đèn trang trí xuống giá còn 1200 bảng Anh, nhiều hơn 10 tháng lương tối thiểu của một công nhân Việt Nam.
Trong một quán café nhỏ nằm ngay sát cổng ra vào, có ba người đàn ông đang làm trong một nhóm phát triển, quản lý một đội thợ xây. Họ nói rằng họ sẽ chuyển vào Ecopark sống nếu họ có đủ tiền. “Tất nhiên sống trong này thật tuyệt”, anh Hải, 39 tuổi chia sẻ, “Đây là môi trường tuyệt vời. Mọi người ở đây ai cũng thân thiện, ở đây dịch vụ cũng tốt. Chúng tôi làm việc ở đây và chúng tôi hi vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ kiếm đủ tiền để mua căn nhà ở đây.”
Nhưng đối với phần lớn người Việt nam, được sống trong Ecopark chỉ là giấc mơ, và chủ đầu tư dự án đã gặp rắc rối rất nhiều bởi những đợt biểu tình của dân địa phương, những người đã mất đất ruộng vì công trình này.
Vào năm 2006, việc xây dựng đã phải tạm ngưng vì dân địa phương đã biểu tình rất mạnh mẽ phản đối việc lấy đất của họ để phát triển dự án. Biểu tình tiếp tục nổ ra năm 2009 và 2012. Tháng 4 năm 2012, cảnh sát đã đàn áp dân địa phương, vốn dùng đá và lựu đạn cháy để biểu tình. Cảnh sát đã phải bắn hơi cay vào họ, và đó được ghi nhận là một trong những đợt bạo động vì đất đai lớn nhất hiện nay. Rất nhiều người tham gia biểu tình đã bị bắt và các nhà báo thu thập thông tin từ dân địa phương đã bị cảnh sát đánh đập.

Dọc khắp Việt Nam, người dân đã đổ xuống đường biểu tình chống lại việc bồi thường giá rẻ cho những mảnh đất của họ đã bị lấy đi làm dự án công nghiệp hay là bất động sản. “Đã có những vụ biểu tình mọc lên khắp nơi trên cả nước trong nhiều năm qua”, Labbe nói.
“Những người dân họ biết rằng đất của họ đáng giá bao nhiêu” bà nói thêm, và những người bị lấy mất đất “có rất ít cơ hội để phát triển cuộc sống. Họ không được nhận vào làm trong các dự án này. Các dự án đô thị mới này không tạo ra nhiều việc làm ngoài những nhu cầu làm việc nhà, trông trẻ, những công việc mà những người dân làng không muốn làm và không mong con cái mình sau này sẽ làm.”
Trong khu vực gần dự án Ecopark, người dân làng nói có hàng nghìn gia đình đã bị cưỡng chế mất đất, có rất nhiều nông dân bây giờ đang thất nghiệp và rơi vào cảnh nợ nần vì mất đi nguồn thu nhập.
Phú là một trong những người nông dân đó. Trước đây ông làm nông dân sống ở làng Xuân Quang, rất gần Ecopark. Ông nói gia đình ông mất hơn 1000 mét vuông đất để phát triển dự án, và họ chỉ được bồi thường 50 triệu đồng (khoảng 1500 bảng). Ông nói rằng số tiền đó không đủ để bù đắp những gì mà gia đình ông đã mất, và rằng ông và con cái ông, những người cũng làm nông, giờ đang thất nghiệp.
“Mọi người không muốn bán đất vì người nông dân cần đất, giống như nhà máy cần công nhân,” ông Phú nói. “Bây giờ tôi mất trắng cả đất, giờ tôi biết làm gì.” Bây giờ ông đã 83 tuổi, quá trễ để bắt đầu cuộc sống mới. “Bây giờ tôi không còn biết phải làm gì.”

CIputra và Ecopark không phản hồi lại những câu hỏi của chúng tôi về dự án của họ, tác động của dự án lên cộng đồng địa phương và cả thành phố.

Chu cấp cho người giàu

Có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền trong những khu dân cư kín cổng cao tường, những thành phố tư và những tòa nhà xa xỉ, và chăm sóc phụ vụ cho giới thượng lưu đã giúp nhiều người Việt Nam đã giàu nay còn giàu hơn.
Khi tạp chí Forbes được ấn hành ở Việt Nam năm 2014, một trong những ấn phẩm đầu tiên của tờ báo nhắc về ông Phạm Nhật Vượng, tỷ phú đô la đầu tiên của đất nước. Nhiều người gọi ông là “Donald Trump của Việt Nam”. Tài sản của ông được ước tính là 1.9 tỷ đô la và đa số chúng đều đến từ Vingroup, một trong những tập đoàn phát triển bất động sản và khu mua sắm cao cấp lớn nhất nước. Ở Hà Nội, danh sách đầu tư của Vingroup bao gồm một khu phức hợp ngầm dưới lòng đất ngay giữa trung tâm thành phố, trong đó có chứa một sàn trượt băng phủ băng quanh năm.

Mà không chỉ có mỗi thủ đô là đang thay đổi từng ngày. Xuyên khắp đất nước các công trình xây dựng đang mọc lên khắp nơi. Gã khổng lồ bất động sản của Singapore là Kepple Lang và Banyan Tree Holdings là những nhà đầu tư lớn, sánh vai với đại gia Hàn Quốc Lotte và đại gia Sun Wah Group của Hong Kong. Hợp tác cùng Vũng Rô Petroleum, một tập đoàn của Việt Nam, là tập đoàn Rose Rock Group của US, lập ra bởi thành viên gia đình Rockefeller, cả hai đang phát triển dự án bất động sản khổng lồ trị giá 2.5 tỷ đô la dọc vùng duyên hải Đông Nam Việt Nam.
Labbe nói rằng sự bùng nổ của các dự án bất động sản này là nhờ hai đạo luật được ban hành: luật mới về đất đai năm 2003 và đạo luật năm 2007 cho phép chuyển quyền phát triển đất đai từ trung ương xuống địa phương, trước đây các quyết định này được thực hiện bởi văn phòng thủ tướng.
Năm ngoái, Việt Nam cũng đã nới lỏng luật cấm nhiều năm về việc cho phép người nước ngoài sở hữu công ty và bất động sản ở Việt Nam, đưa ra chính sách nhằm thu hút làn sóng đầu tư bất động sản từ nước ngoài vào thị trường này.
Quay trở lại với khu giáp ranh với Ciputra, anh Lâm nói rằng đôi lúc anh được mấy người sống trong đó nhờ làm vài thứ. Trên cái bàn anh ấy kê sát tường, là ba bức tranh tươi tắn được khéo léo lồng vào những khung gỗ anh tự làm, đây là sản phẩm theo đơn đặt hàng từ khách hàng trong Ciputra. Nhưng anh nói rằng việc làm như vầy rất là hiếm, và tiền rất ít khi chảy ra từ bên trong khu phức hợp ra bên ngoài.

“Những người giàu và người nước ngoài thì đi vào mấy khu mua sắm to và sang trọng. Chúng tôi sống ngay cạnh họ nhưng ít khi họ đến khu chúng tôi,” anh nói. “Tôi kiếm đủ tiền để sống nên thôi cũng không nghĩ nhiều về điều đó. Nhưng có nhiều người thật giàu nứt vách, có người lại quá nghèo đến cùng cực.”

Tác giả: Claire Provost và Matt Kennard
Đăng trên báo The Guardians ngày 21 tháng 7 năm 2016
Các nhà báo được tài trợ đi lại bởi quỹ Putlizer.
Bài gốc:
Đọc thêm:
Hanoi enjoyed just 38 days of clean air in 2017: Report
KUALA LUMPUR: Vietnam's capital, Hanoi, enjoyed little more than one month of clean air last year as pollution levels rose to match China's smog-prone capital, Beijing, preliminary findings of a new report showed. Annual average air pollution in Hanoi in 2017 was also four times higher than those deemed acceptable by the World Health Organization's air quality guidelines, according to a report by the Green Innovation and Development Centre (GreenID). And the situation is likely to get worse, according to the Hanoi-based non-profit organisation. "A bit more than one month were days with good air quality," said Lars Blume, technical advisor at GreenID, which analysed air monitoring data compiled at the United States embassy in Hanoi. "It is out of people's control - they have to go out and work - and in many cases it is hard to really feel whether air is good or bad," Blume told the Thomson Reuters Foundation. Air pollution in Hanoi is due to a number of factors, including a rise in construction works, an increase in car and motorcycle use, and agriculture burning by farmers, Blume said. But research in the report suggests that heavy industries, like steel works, cement factories and coal power plants in areas near the capital, are also significant contributors. Hanoi's air pollution is now worse than the Indonesian capital Jakarta, the report showed, and things are unlikely to improve as Vietnam pushes ahead with plans to build more coal power plants. Exposure to high levels of air pollution, especially over the long term, can affect human respiratory and inflammatory systems, and can also lead to heart disease and cancer. Acknowledging the problem, in mid-2016 the Vietnam government launched a national action plan to that sought to control and monitor emissions and improve air quality. Hanoi is planning to install 70 air monitoring stations. The GreenID report criticised the lack of regulations on air quality, a lack of public awareness of the problem and on effective measures to minimize the effects - such as home purifiers. The Vietnamese government must install more air pollution monitoring stations across the country and make the data available to the public, Blume said. Improved urban planning and investments in renewable energy and public transport systems are also needed, said the report, which is due to be published at the end of February. Previous GreenID surveys showed a growing concern among the Vietnamese over the issue of air quality and a rise in respiratory problems among children, said Nguyen Thi Anh Thu, a researcher at the organisation.www.channelnewsasia.com
Nếu bạn đọc bài thấy hay và muốn ủng hộ, các bạn có thể bấm Theo dõi để cập nhật các bài viết mới nhất của mình. Nếu có lòng hảo tâm, các bạn có thể Ủng Hộ - Donate cho mình.

Phan Anh Tuấn
VP Bank: 156213748
Chi nhánh Sài Gòn
Trân trọng cám ơn :)