Ngày 24/8/2017 Thu Hà Nội- Hà Nội trong mơ
Được gọi theo tiếng gọi mà cái Chi bảo là tiếng vẫy của “ Trái Tim “ của nó. Nó bảo thời tiết Hà Nội mùa nay mà đi là đẹp nên thơ. Thế là chưa kịp chuẩn bị gì cho tử tế, đúng theo nghĩa tiếng vẫy của “ Trái Tim “, hai đứa xách vội cái vali từ chuyến bay Đà Nẵng bữa trước đi book ngay vé máy bay.  Và cho dù bị hoãn đến hai chuyến bay , chúng tôi vẫn có mặt ở sân bay Nội Bài sau 2 tiếng đồng hồ.
Để đến được thành phố, chúng tôi cần bắt 1 chuyến xe buýt số 7. Đường vào khá gập ghềnh, dừng rất nhiều trạm và khá đông. Đoạn đường dường như vắt kiệt sức chúng tôi, dù sao thì mùa hè năm nay đã kéo dài , kéo hơn mức mà chúng tôi tưởng tượng. Và thì cũng không biết chuyện gì đang đón chờ ở phía trước, chúng tôi hào hứng, tưng bừng. Hà Nội trước mặt tôi hệt cái vẫy tay kì diệu, nó đón chào những người bạn khắp mọi miền, tấp nập ồn ào nhưng trầm ngâm. Cũng chẳng hiểu vì sao tôi lại lặng trước ánh hoàng hôn buổi chiều lúc đi ngang hồ Tây. Cũng vì vậy những ngày tiếp theo, cuộc sống Hà Nội như bước hẳn vào những đứa con Sài Thành ngổ ngáo chúng tôi
Sài Gòn mưa nắng chẳng lúc nào ngừng vội vã, còn lúc này Hà Nội đã bước vào mùa thu, mùa hoa sữa nhè nhẹ thơm man mát dịu dàng. Và chúng tôi hệt một thiếu nữ  đơm dáng hồ Gươm mùa thu ở Hà Nội trong veo và đầy ngọt ngào. 
Nhưng khoan, lúc này không thể nào mà mơ mộng hơn được nữa, vì đang gặp phải tình trạng không thể nào nguy cấp hơn.  úc bấy giờ, cả 2 chúng tôi đều nhận ra rằng tiền mặt và thẻ tín dụng không còn bao nhiêu. Nó đã ra đi vì cái hôm cái Chi bận mải mê xem book vé khách sạn đã quên luôn cái ví của nó trên tàu xe, thẻ của tôi thì đã bị khóa 2 tháng nay chỉ còn một ít tiền mặt ( may là còn vé tàu khứ hồi vào  tuần sau )
Thế là từ đi nghỉ dưỡng chúng tôi có một nhiệm vụ phải hoàn thành. Bằng mọi cách sống sót và trở về nhà sau 4 NGÀY an toàn. 
NGÀY 1: LÀNG BÁT TRÀNG 

Nhắc đến Hà Nội, tất nhiên phải nói đến Hồ Gươm.  Ở phía Đông Nhà hát lớn và phía Tây Hồ Hoàn Kiếm, phố Tràng Tiền có các tòa nhà phong cách Paris, bên dưới là những hiệu sách, phòng trưng bày và các quán cà phê. Đặc biệt nổi tiếng có kem Tràng Tiền rất đông người tới ăn. Đền Ngọc Sơn được xây trên gò đất giữa lòng hồ Hoàn Kiếm là địa danh được nhiều du khách đến tham quan và chụp hình nhất. Cầu Thê Húc màu đỏ son bắc ngang từ hồ đến tháp Rùa chính là điểm nhấn rực rỡ cho hình ảnh đặc trưng này của thủ đô.
Sau một vài tiếng phân bua và bày mưu tính kế, thì có vẻ cái Chi cũng tìm được cách để hai đứa có thể ăn trực. Nó đã liên lạc được với nhà 1 người bạn quen của nó. Cô bạn ấy bảo chúng tôi có thể đến nơi đó mà xin tá túc, không quên dặn rằng chỉ cần vui vẻ và chân thành, giúp người ta một vài công việc thì có khi còn được tiền để đi chơi. Vượt quá sự mong đợi, không chỉ được ở nhờ mà chúng tôi còn được biết nó là một ngôi làng nổi tiếng với nghề gốm sứ Bát Tràng. Vậy là chúng tôi được lợi cả hai, vừa được tham quan mà lại còn sống sót an toàn. 
Đuờng đến làng gốm với chúng tôi không xa, chỉ cách khoảng 30p đi xe buýt từ thành phố. Và với cái tiết trời se se của thu Hà Nội hai đứa quên mất đi chuyến đi sẽ quyết định sẽ ở đâu trong 4 ngày kế tiếp.
 Theo lời truyền miệng của người dân thì ngày xưa vào thời nhà Lý, làng có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay còn gọi là Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay còn gọi là Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống tình cờ học được kỹ thuật làm gốm của người hoa , vì vậy họ nhanh chóng bắt chước theo về truyền dạy cho dân chúng .Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời Đô về Thăng Long và mang theo 36 LÀNG NGHÊ , trong đó có làng gốm sứ Bát Tràng. Và đến tận bây giờ thì Bát Tràng vẫn là nơi dường như chứa mọi kinh ngạc của tất cả mọi người. Cái tinh hoa của nghề gốm, sự chau chuốt  và miệt mài của người làng nghề. Tất cả gói gọn trong những sản phẩm tinh xảo , chất lượng nhất.  
Được biết ở Hà Nội, không chỉ với nghề làm gốm nỗi tiếng. Chúng tôi còn có thể tìm thấy làng nghề khác nhau. Như làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre, , làng quạt , làng làm nón chuông, làng mây tre Phú Vinh. Những ngôi làng này dường như vẫn giữ được mình nét cổ kính truyền thống của mình. Chúng đều là thứ tinh hoa mà đến nay chỉ ở những thành phố cổ, ta mới có thể nhìn ngắm thấy.
Chúng tôi được nghỉ và tá túc ở một ngôi nhà góc làng, nhà của chị Mây. 
Chị và gia đình chị đã trải qua nghề làm gốm này đến 3 đời. Chị tự hào với những gì mà gia đình làm được.Tôi nhìn thấy chị trong làn da rám nắng, nụ cười xanh. Dù chị hơn 30 mà dáng vẫn đon đả nhanh thoăn thoắt giữa cái xóm làng. Nhanh như chớp , chị làm ra thành phẩm của mình với một nụ cười thật mãn nguyện
 Người miền Bắc thật kỳ lạ, dù tính họ sòng phẳng, kì kèo chỉ vì một nhúm rau. Nhưng khi người miền nam chúng tôi gặp hoạn, họ vẫn đón tiếp nồng hậu, chu đáo với chúng tôi. Đặc bịệt hơn, sau khi chúng tôi hoàn thành công việc của mình , chúng tôi được chị Mây giới thiệu cho Bằng. Và Bằng sẽ là người hướng dẫn cho chúng tôi đi và tìm hiểu hết Hà Nội trong vòng những ngày sắp tới.
Bằng vừa gặp, có vẻ chẳng ưa gì chúng tôi lắm. Cậu ấy phót lờ chúng tôi mọi lúc, và chẳng có một chút phản ứng gì khi chúng tôi chào hỏi.
Tôi cười nhẹ khều cậu bảo:
 " Nhất định bọn mình sẽ đưa cả nhà Bằng vào bài blog mới của hai đứa , điều này sẽ luôn là điều bọn tôi nhắc mãi sau này. Cảm ơn gia đình bằng rất nhiều."
Mặc kệ cậu ấy, chúng tôi lao lao tìm công việc để làm ( không muốn mang danh ăn chực) . Bằng không muốn chúng tôi tham gia, bằng bảo
- Mấy cậu từ Sài Gòn tới, không làm việc nặng nhiều nên không làm được đâu
Chi ngại ngùng vì câu nói đó, tôi thì cảm thấy bực bôi nên lớn tiếng bảo:
- Sao lại phân biệt vùng miền như vậy, chúng tôi cũng giống mọi người thôi mà. Bằng đừng coi thường bọn mình nhé!
Nói đoạn, tôi và cái Chi nhanh tay bưng hết cái này đến cái kia trong nhà, thấy chỗ nào cần tay thì phụ mà quên cả giờ cơm trưa. Người làm trong nhà Bằng còn đùa vui rằng  :" Cứ hệt như gái nhà nghề, cứ vậy chắc vài buổi chắc rành hết nghề luôn cho xem" . Chi và tôi chỉ cười trừ , không ngờ lại được khen đến nức mũi như vậy. 
Thật ra chúng tôi chẳng làm nhiều đến vậy,  hầu hết chỉ là vài công việc vặt. Chứ nghề làm gốm vô cùng phức tạp và nhiều công đoạn. Trở thành nghệ nhân làm gốm cần thẩn trọng và yêu nghề vô cùng. 
Để tạo ra một sản phẩm gốm sứ bát tràng , người nghệ nhân phải ngân đất sét trong  hệ thống 4 bể chứa ở các độ cao khác nhau khoảng 3 đến 4 tháng nhầm loại bỏ tạp chất. Sau đó dùng đất sét để tạo hình cho sản phẩm. Tiếp theo sản phẩm sẽ được đem phơi, sấy trong lò để tránh cong vênh rồi sau đó đem trang trí hoa văn. Người thợ sẽ dùng bút lông để vẽ trực tiếp lên sản phâm sao cho nó hài hòa với dáng gốm. Khi đã hoàn chỉnh, sản phẩm sẽ được làm sạch bởi chổi lông rồi dem nung qua ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới tráng men
Nhưng điều may mắn là, Bằng- cậu ấy có vẻ nhìn bọn tôi khác hẳn, và thân thiết với hai đứa hơn.
Sau buổi làm, chị Mây bảo Bằng dẫn hai đứa đi một vòng Hà Nội và ăn tối 
Dù là thế nào Hà Nội quyến rũ con người ta, làm người ta ngây ngất và đắm chì m vào nó. Như chính vẻ ngào ngạt của hoa sữa. Đi ngang qua góc phố đường Phan Đình Phùng, dưới tán là cây sum sê, lòng ngào ngạt, lòng như được dịu lại. Chúng tôi tụm ba uống trà đá vỉa hè. Bằng không ngớt tự hào về vùng đất nơi cậu sinh sống. Một ngôi làng mà họ luôn đùm bọc yêu thương nhau. Nhưng cũng có những lúc lại vô sót xa. Đó là khi cuộc sống văn minh và hiện đại tấp nập này dường như quên mất những nét truyền thống mà họ vốn có.Là khi đồ gốm chẳng còn thịnh thành, chẳng còn ai còn " chơi " với gốm cả. Và cũng là khi con đường phát triển Gốm vẫn còn xa xôi..
 Nhưng dù thế nào, buổi tối , cả ba cũng chui vào 1 quán phở thơm nứt vùng, ngon quỷ tha ma bắt  mà bằng bảo NHất - Định phải đến.
  Nhắc đến phở bò ngon, người sành ăn hẳn không thể không nhắc đến phở Bát Đàn. Nửa thế kỷ trôi qua, cũng là ngần ấy năm thương hiệu phở Bát Đàn gắn bó người dân thủ đô. Nó nằm gần ngay sát trung tâm nên khá dễ tìm tô phở đặc trưng thịt bò mềm, thơm, ngọt. Nước dùng ngon, trong và đặc biệt không bị pha tạp vị ngọt của mì chính. Đó là điều mà rất ít hàng ăn làm được. Mùi vị phở truyền thống ở Hà Nội đúng là ngon “ bá cháy “ như Bằng Bảo. Từng mùi vị thơm đậm đà hoà quyện vào nhau, bánh phở và nước dùng vừa phải, thật ấm lòng cho những đứa xa nhà như chúng tôi hôm nay
NGÀY 2: Hà Nội - 36 phố phườg

Buổi sáng sớm , tôi  đã nhìn thấy Bằng gọi chúng tôi ra ăn sáng. Với một chàng trai Hà  Nội thì đừng để  về ngoài trầm lặng của cậu ta đánh lừa.Một chàng trai Hà Nội sẽ rất thích châm đùa, khiến người ta vui vẻ cả ngày, nhưng cũng rất chí khí và nghiêm túc.  Hôm nay chúng tôi bắt đầu 1 ngày bằng thưởng thức bằng hương vị món bánh tôm Tây Hồ. Bánh giòn rụm , vị nước chấ m đậm đà, và chắc chắn chúng tôi có thể bắt đầu 1 ngày mới  tuyệt vời
Bằng bảo đến với Hà Nội mà không biết về phố cổ thì thật không phải là đi du lịch nữa. Nét đặc sắc mà Hà Nội nằm ở trong những kiến trúc của thời kỳ xa xưa, nét đẹp cổ kính mà trang nghiêm thấp thoáng trong một thành phố lộng lẫy. Đó cũng chính là thành phố mà chúng tôi đã ở đây ngày hôm qua. Khi đi qua cung đường Hà Nội, vào buổi sáng cuộc sống tấp nập và ồn ã. Nhưng về đê m lại tĩnh mịch và vô cùng sâu lắng.
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long.Phố cổ Hà Nội tuy không quá rộng nhưng các con phố ở đây đan xen với nhau như hình bàn cờ. Dù chúng ta có đi mỏi chân thì chúng ta cũng không thể đi hết được các con phố chỉ trong 1 ngày. 
Bắt đầu tại Bờ hồ Hoàn Kiếm, trước khi đi bộ,  chúng tôi  thể bắt một CHUYẾN XE ĐIỆN để dạo 1 vòng để ngắm nhìn đường phố để dễ dàng định hướng và di chuyển tới điểm thăm quan. Chi phí mỗi chuyến xe điện là 20 nghìn đồng đối với người lớn và miễn phí đối với trẻ em dưới 3 tuổi. 1 chuyến xe có thể đi 28 tuyến phố và 1 vòng quanh bờ hồ. Những địa điểm đó là: Ô Quan Trưởng, Đền Bạch Mã, chợ Đồng Xuân, đền thờ vua Lê. Đây đều là những di tích lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội. 
Điểm tiếp theo trong hành trình tham quan, ĐỀN BẠCH MÃ – một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa nằm ở phố Hàng Buồm. Nơi đây thờ thần Long Đỗ hay còn gọi là Tô Lịch Gian Thần. Bằg còn bảo : Công trình kiến trúc của đền ngày hôm nay là dấu ấn đặc trưng của phong cách kiến trúc thế kỉ XIX. Kiến trúc độc đáo của ngôi đền nằm ở mái vòm hình mai cua và chiếc giếng ngọc phía sau đền.Không quên ngay sau đó chúng tôi đến chợ Đồng Xuân – trung tâm thương mại lớn nhất của phố cổ Hà Nội với không gian buôn bán sầm uất, cảnh mua bán nhộn nhịp.
Để nhấp vào 1 miếng bia cổ , đừng quên ghét quaa KHU BẢO TỒN CẤP 1  của thành phố tại ngã tư Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện, nơi tập trung rất nhiều ngõ nhỏ ẩn chứa những giá trị truyền thống của Hà Nội cổ. Những con ngõ chỉ rộng khoảng 70 cm được hình thành cách đây khoảng nửa thế kỉ, là cầu nối giữa cuộc sống xô bồ hiện đại với những nét văn hoá cổ kính, rêu phong của một thủa Thăng Long xưa.Đến đây, du khách có thể dừng chân, chọn một chỗ ngồi, nhâm nhi cốc bia cổ, thưởng thức những món ăn truyền thống và ngắm đường phố. Nơi đây được gọi là Ngã tư quốc tế, bởi khi đến đây không phân biệt bạn đến từ quốc gia nào, ngôn ngữ bạn sư dụng là gì,chỉ cần đam mê du lịch và yêu quý thành phố cổ.
Nói một chút về Bằng, Bằng. Chàng trai người Hà Nội chuyển chúng tôi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Cậu ấy dù  đang theo nghề gốm gia truyền của nhà nhưng vẫn đang theo học tại trường kinh tế quốc dân ở Hà Nội. Và cậu dường như rất hiểu rõ về thành phố này.  Đi cạnh tôi và Chi, cậu không ngớt chẳng lúc nào dừng. Có thể nói tình yêu cậu với thành phố cậu ấy là vô tận, và tôi dường như yêu thành phố này hơn qua từng mảnh câu chuyện.Đến góc  phố ngay ngã tư, cậu tấp vào 1 gánh hàng rong. Cụ bà mà tôi thoáng thấy đã chừng 80, nhưng ánh mắt vẫn nhìn chúng tôi trìu mến và hỏi tôi và chi có muốn bánh cớm của bà không. Chiếc bánh cớm bà thơm phức, ấm nóng trong tay chúng tôi. Mùi cốm thanh nhẹ, vị ngọt của cốm tràn xuống cuống họng mà ngọt dịu. Ăn rồi lại muốn ăn lại cái thứ hai . Chỉ muốn đứng mãi chỗ bà để nghe vị cốm ngọt tươi ấy. Bằng bảo với chúng tôi bà đã làm công việc này hơn 50 năm qua. Chiếc bánh của bà có tuổi thọ gần bằng cả đời người . Và dù bận đến bao nhiêu, vào cuối tuần Bằng nhất định phải đến đây để nhất định mua được bánh cốm của bà.
Sau 1 buổi chiều phụ việc ở xưởng , tôi và Chi tách ra đi riêng. Bằng có công việc riêng  ở xưởng gốm của mình. Hình như có một doanh nhân nào đó muốn đặt hàng ở xưởng. Như vậy là chúng tôi có khoảng thời gian ngắm nghía lại con phố cổ lại lần nữa. Và hơn vào đấy chúng tôi sẽ có thể dùng bún thang vào buổi tối nay.  Nhanh chống chúng tôi đã  có mặt ở Hàng Da, và gọi cho chúng tôi một tô bún thang ngon lành.Nói về món bún thang, món bún quy tụ đủ nguyên liệu, từ rau mùi, hành hoa, trứng gà cho đến những lá bún trắng nõn, những sợi nấm rơm thanh mảnh, những miếng giò lụa trắng hồng, mát mịn… Đặc biệt hơn nữa cái ngọt của nước canh ở đây không phải là từ đường, từ mì chính hay hạt nêm, mà phải là vị ngọt từ  xương gà, xương lợn, của nước mắm ngon, của tôm khô được đun sôi sục bên bếp lửa.
Một nét đặc sắc ở khu phố này chính là phố ẩm thực với một sân khấu hát chầu văn, hay phố Tạ Hiện với ngã tư trình diễn nhạc sống ngày cuối tuần. Những nghệ thuật đường phố ở Hà Nội bao hàm cả hip hop hay graffiti. Bằng bảo tôi dù không có đam mê nghệ thuật gì, nhưng hãy thử 1 lần hoà vào nhịp sống của giới trẻ nơi đây đi. Và đúng là tôi đã không bỏ qua một lần trải nghiệm tuyệt vời.  Vào góc phố của Hà Nội ngày hôm nay, chúng tôi bắt gặp 1 đôi bạn trẻ tỏ tình với nhau. Đúng là dì tôi nói không sai : “ Trai Hà Nội ngọt hơn cả mía lùi ”. Và lời nói  ngọt ngào như kẹo kia, thì cô gái trong tích tách đã đổ ngay chớp mắt.
NGÀY 3: Hà Nội và lăng Bác

Tôi và cái Chi đã có 1 ngày dài ở Lăng Bác , chúng tôi đi khắp quảng trường, khu tưởng niệm. Bằng bảo đây cũng chỉ là lần thứ 3 cậu quay lại nơi này. Không giấu vẻ thích thú cậu chỉ từng khu vị trí khu lăng Bác , và không ngừng reo hò khi cậu vừa nhìn thấy thứ gì mới lạ mà trước đó cậu chưa nhìn thấy. Như hôm nay, tôi đùa cậu ấy rằng : “ Nếu giờ mà cây tre có hoa, chắc chắn Bằng, cậu sẽ phải về Sài Gòn cùng tôi vào ngày mai” . Cậu ta phá lên cười ấy mà vẫn giả bộ là tìm hoa tre cho bằng được. Hàng tre xanh ở lăng Bác cao vút , nghiêng nganh giữa gió trời. Và chúng tôi tình cờ nhìn thấy 1chú sóc xinh xắn. Thật kì lạ là nó chẳng sợ Bằng 1 chút nào, nó đứng và nhìn chúng  tôi chăm chăm như thách  thức. Thế là Bằng cậu ấy túm được nó, và thậm chí còn để nó lên bàn tay.
Mọi ngóch ngách của Lăng Bác là từng thứ chắt chiu mà người Việt Nam đã tạo nên dành cho Bác. Sau 2 ngày khi chủ tịch Hồ Chí Minh  qua đời, cả nước đã chính thức khởi công xây dựng công trình nhanh chóng . Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình do người dân tộc Mường đem về: Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiên Hoá, Ngòi Thia, Tuyên Quang...; đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: Đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá nhỏ núi Non Nước...; nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: Cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng... Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.
Sau hôm nay chắc hẳn rồi, có lẽ như hình ảnh Ba Đình mà tôi được biết trong sách vở đã trờ thành thứ hiện thực. Và sẽ thật tự hào khi tôi là người công dân nước Việt, mang sắc áo cờ đỏ dân tộc. Một đất nước có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, có những thời k2i chiến đấu oanh liệt. Để rồi có một vị cha già kính yêu ,mà người con qua các thế hệ đều nhớ thương :
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng đất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...”
    NGÀY 4-  QUÀ VẶT HÀ NỘI

Sáng nay chị Mây liệt kê cho tôi rất nhiều địa chỉ để tôi có thể mua quà về nhà. Chị cho hay , những sản phẩm nếu mua ngay thành phố bị chém cắt cổ là đều đương nhiên. Vì vậy , tốt nhất là cùng Bằng đi mua. Vậy nên Bằng lại  dành thời gian buổi sáng để đi cùng chúng tôi.
Nếu nói về Hà Nội, đây gần như là vùng đất tinh hoa của văn hóa. Cũng chính vì vậy mà đặc sản ở đây gần như phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc. Vẫn còn nhớ “ Hà Nội băm sáu phố phường “ của Thạch Lam. Đối với  người dân Hà Nội, món quà là cả tiếng ngon lành, lịch sự.Quà ngon là cả sự tinh tế, sự “ sành ăn “ phải đúng hương đúng vị .Nhanh chóng, Bằng đưa ra những địa chỉ mà chúng tôi có thể tìm mua những loại quà bánh Hà Nội mà chúng tôi tin là đây là sự lựa chọn tuyệt hảo nhất
Ô mai phải có vị chua nhẹ của quả mơ, vị mặn của muối, vị cay ấm của gừng và vị ngọt tự nhiên của cam thảo, tất cả được hòa quyện làm nên một hương vị rất đặc trưng. Tuy rằng ô mai vốn không có nguồn gốc từ Hà Nội, nhưng cái tên ô mai Hàng Đường từ lâu đã làm nên “nét nhớ” về thủ đô trong lòng những người con xa xứ.Ô mai Hà Nội truyền thống được làm từ nhiều loại quả lắm, mà hầu hết đều là những thức quả có vị chua thanh như mận, khế, sấu hay mơ.
Có được món quà bánh. Tôi nhăm chừng hỏi Bằng liệu tôi có thể tìm món giò chả ở đâu. Tôi vẫn luôn muốn có một khúc giò chả đậm chất người Bắc, để 1 lần cảm nhận được hết  vị ngon từ họ. 
Và như thế tôi được đưa đến  làng giò chả Ước Lễ. Theo sự tích được người lớn của làng này kể lại thì ngày xưa, làng thường xuyên tổ chức những lễ hội làng vào ngày mùng 10 tháng giêng. Để làm lễ dâng thành hoàng làng và tiến vua, mỗi giáp trong làng lại chuẩn bị những cỗ lễ gọi là “cỗ ngọc” với những đặc sản của từng giáp, trong đó giò chả là loại đặc sản ngon nhất và được chọn dâng nhiều nhất.Chính vì truyền thống ấy mà giò chả Ước Lễ dần trở nên nổi tiếng, bởi để có một khoanh giò Ước Lễ ngon, người làm phải dồn rất nhiều tâm huyết, từ việc chọn thịt lợn ngon, pha thịt và chế biến ra thành phẩm. Để làm giò chả Ước Lễ, người làng không dùng nước sôi để làm lợn, mà họ sẽ dùng khăn khô thấm sạch nước vương trên mặt tảng thịt, rồi mới pha ra để chế biến.
Bằng bảo sao chúng tôi mua bánh, giò chả rồi mà lại không mua cả sấu về. Đối với cậu sấu đá đi với cậu biết bao năm tháng. Và dù chẳng hề biết chúng tôi có thể ăn được thứ trái cây “ Sấu “ đó không. Tôi cũng cầm về 1 chùm be bé sấu về. Bằng rất thích mùi sấu, cậu ấy yêu vị trà của mình trong từng ngày cậu rong ruổi trên từng con đường Hà Nội. Chính vì vậy khi nhìn thấy những quả Sấu này,chắc hẳn tôi sẽ nhớ đến cậu ấy nhiều lắm . Chi và tôi sẽ nhớ cái cách cậu ăn dọn bàn ăn , rồi điềm đạm mời chúng tôi ăn trước rồi mới ăn. Nhớ cách cậu chu đáo lo xe cộ cho chúng tôi, rồi không quên dúi tôi bản đồ khoanh tròn từng địa điểm vì sợ chúng tôi lạc đường . Hay cái cách Nói chuyện  mượt mà mà Bằng dẫn dắt câu chuyện.Cậu nói chuyện lúc nào cũng rất có duyên. Hay có phải , tất cả những chàng trai miền Bắc đều duyên dáng  như vậy. Đều có thể gieo rắc tình cảm cho mọi cô gái trong chớp mắt ??
Và rồi tôi sẽ nhớ đến gia đình cậu, rồi cả chị Mây, những người đã cho chúng nhiều hơn chữ tá túc trong 5 ngày vừa qua. Và nhất là cái mùi gốm sứ, cái mùi mà bạn chỉ cần thử 1 lần sẽ nhớ mãi. 
...
CHúng tôi đã quay về Sài Gòn  sau  4 ngày ở Hà Nội . Dù có thể đó là ít ỏi nhưng với tôi và Chi đó là những khoảnh khắc vô cùng quý giá. Đó là khi chúng tôi vô tình được gặp chị Mây, được biết làng gốm Bát Tràng. Tuyệt vời hơn khi tôi gặp Bằng, cậu bằng 1 cách nào đó, truyền cho chúng tôi lòng tin yêu vào vùng đất xa lạ đó. Về mùi hoa sữa nồng nàn và  ngọt ngào. Hay về lòng người giữa thành phố cổ. Vào ngày cuối Bằng đưa cho tôi 1 chiếc lo hoa gốm mà cậu ấy  tự tay làm . Tối để  tôi nó  trên gác  và treo nó để nhìn thấy mỗi ngày. Có vẻ như , một giấc mơ về Hà Nội sẽ không xa. Một ngày nào đó tôi sẽ lại bay về Hà Nội, một ngày mùa thu, nơi chốn thành đô kì vĩ và quyến rũ như
 “Hà Nội  trong tôi, ngày tháng cũ
Hoa sữa êm đềm bởi mùa Thu
 Gươm soi bóng cầu Thê húc
Dương Liễu mong manh lả lơi cành
 Hà Nội trong tôi, hình bóng cũ
 Khăn ấm em quàng sớm mùa Đông
Hồ Tây mờ ảo mù sương khói
Vỗ cánh Sâm cầm lướt sóng khơi ”  
P/s: Tất cả bài viết đều được viết từ nhiều tư liệu về Hà Nội, các sự kiện không có thật.