Tóc rối, rụng là nỗi lo muôn thuở của chị em. Bản thân mình hồi phổ thông có một mái tóc rất đẹp. Tóc dày, đen và mượt. Đi cắt tóc mà cô thợ cắt tóc còn nâng niu mái tóc mình và nhắc đi nhắc lại "Đừng bao giờ ép, nhuộm, uốn gì cháu nhé, mái tóc của cháu là mơ ước đấy". Khổ nỗi, khi chưa từng được uốn nhuộm bao giờ, chưa từng được thử những thứ mới lạ bao giờ thì làm sao biết được mình thích, muốn cái gì. Lên đại học mình đánh dấu là mốc mình thay đổi hình ảnh bản thân nên đầu tiên là phải tỉa. Mẹ ơi, tỉa xong không dám nhìn luôn, xơ xác, bay bay trông như con điên nhưng thôi đành chấp nhận. Sau đó tóc mình cũng vẫn dài được đến ngang lưng nhưng hình như lên đại học, thay đổi môi trường sống, "lạ nước", căng thẳng nên tóc rụng và thưa dần. Giờ đây khi đã hơn chục năm trên cái đất Hà Nội này, thành con mẹ một con, trải qua quá trình thay đổi máu thịt sau sinh thì tóc tai mỏng dính. Mỗi lần gội đầu lại vuốt ra một loạt, đau buồn nhìn nắm tóc trôi ra.



Đọc thêm:

Mình vẫn luôn mơ ước có được mái tóc dày, bóng khoẻ, bồng bềnh. Mình cũng đã dành tiền để đi Thủ Đạo Thang - điều trị tóc kiểu đông y, rồi hấp tóc nhưng tình hình có vẻ không khả quan lên lắm. Thôi thì chăm tóc cũng phải hiểu cấu tạo tóc như thế nào chứ nhỉ.
Tóc nôm na là có hai phần, chân tóc hay còn gọi là nang tóc - phần còn sống giúp tóc dài ra và phần thân tóc - phần tóc chết mà chúng ta phải giữ gìn cho có vẻ ngoài bóng bảy.
Thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc là chất sừng keratin chiếm trên 70% (gồm nhiều loại protein). Keratin cũng chính là cấu thành chính của móng tay chân và lớp ngoài cùng của da chúng ta. Keratin mọc từ nang tóc (chân tóc).

1. Nang tóc

Là phần bầu hình chén nằm dưới da đầu. Mỗi nang tóc chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Chất dinh dưỡng sẽ theo những mạch máu đó để đi nuôi tóc. Nang tóc là phần “sống” duy nhất của sợi tóc giúp tóc mọc dài ra.



Đọc thêm:

2. Thân tóc

Chính là “sợi tóc” mà chúng ta nhìn thấy. Đây là phần tóc đã “chết” và không có trao đổi hóa sinh (vì vậy chúng ta không thấy đau khi dùng kéo cắt tóc). Xung quanh nang tóc có các tuyến nhờn (còn gọi là tuyến dầu hay tuyến bã) giúp bôi trơn sợi tóc và các cơ nang để giúp tóc “dựng lên” (chẳng hạn khi chúng ta sợ đến “dựng tóc gáy”).
Thân tóc gồm 3 lớp: Lớp biểu bì (cutin), lớp giữa (cortex) và lớp tủy (medulla).


Đọc thêm:

– Lớp tủy (medulla): là phần trong cùng của sợi tóc, chứa các hạt chất béo và không khí. Nếu sợi tóc quá mỏng sẽ không có lớp tủy.
– Lớp giữa (cortex): gồm nhiều bó sợi nhỏ hợp thành và chứa sắc tố (chất tạo nên màu cho sợi tóc, còn gọi là melanin). Các chị lưu ý là melanin không liên quan gì đến chất melamine có trong sữa nhé! :-). Lớp giữa quyết định độ chắc khỏe cũng như màu tóc là vàng, nâu, đỏ hoặc đen.
– Lớp biểu bì (cutin): là phần ngoài cùng của thân tóc, gồm 5-10 lớp keratin trong suốtxếp chồng lên nhau như vảy cá có tác dụng bảo vệ sợi tóc khỏi các hóa chất hoặc ảnh hưởng bên ngoài. Giữa các vảy keratin có một chất kết dính gọi là KIT. Lớp biểu bì còn được bao phủ bởi một màng mỡ mỏng (lipid) để tóc không thấm nước.
Sợi tóc bóng mượt và óng ả hay không là nhờ lớp biểu bì. Các hóa chất trong thuốc nhuộm, thuốc duỗi, tia tử ngoại mặt trời, nhiệt từ máy sấy, chất clo trong nước hồ bơi… đều có thể làm mất chất kết dính KIT khiến cho các vảy keratin bị bong ra, tóc bị hư tổn, xơ xác, dễ rối, không còn mượt mà và khó chải.
Bản thân sợi tóc (phần thân tóc) là một cấu trúc “chết” nên không tự phục hồi được. Vì vậy dầu xả hoặc kem xả, các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu oliu, bơ shea… sẽ giúp giữ ẩm và làm tóc mượt trở lại.
Sơ qua cấu tạo tóc như trên thì mình rút ra được vài điều để chăm sóc tóc như sau:

1. Muốn tóc dày phải bảo vệ nang tóc

Khi đi soi da đầu ở Thủ Đạo Thang, họ cho xem hình ảnh da đầu mình, thấy rất rõ việc da đầu bị bít bởi một lớp màng trong như thế nào, việc này khiến các lỗ chân lông hẹp lại khiến sợi tóc không thể mọc thẳng. Thay vì da đầu sạch, từ một nang lông sâu sẽ mọc lên 2 - 3 sợi tóc to dày thì một nang lông bị bịt sợi tóc sẽ phải mọc xiên, chỉ có 1 - 2 sợi tóc mỏng mọc lên. Dần dần nang lông đó sẽ chết và từ đó không có sợi tóc nào mọc lên nữa.
Nên điều kiện tiên quyết để có một mái tóc dày là làm sạch da đầu, bảo vệ nang tóc:
- Không dùng dầu gội chứa silicon vì sẽ để lại một lớp silicon khó làm sạch ở da đầu. Không bôi xả lên chân tóc, không mát xa da đầu khi đã bôi dầu xả vì sẽ làm dầu xả vốn rất nhiều dưỡng lên da đầu gây bít tắc.
- Khi đi uốn nhuộm, thuốc nhuộm sẽ được bôi lên cả chân tóc nên sẽ gây bít tắc, giải pháp là phải gội thật sạch thật kĩ khi gội đầu để làm sạch được phần thuốc này. Chắc phải gội kĩ trong 1 tuần đầu mất.
- Dùng tẩy da chết cho da đầu (mình chưa thử) vì nó làm sạch hết lớp da chết trên đầu gây bít tắc chân tóc.
- Tuyệt đối không để đầu bẩn, bết vì bẩn bết sẽ làm tóc dễ rụng hơn.
- Gội đầu bằng nước ấm trước để loại bỏ lớp nhờn trên da đầu, khai mở chân tóc, cũng như giúp lớp biểu bì của tóc mở ra, loại bỏ hiệu quả bụi bẩn và sẵn sàng "ngậm" dưỡng chất của bước xả.

2. Muốn tóc bóng khoẻ phải dưỡng phần thân tóc

Như nói ở trên phần thân tóc là phần đã chết nên bản thân chúng không thể tự dưỡng cho mình bóng khoẻ được mà buộc chúng ta phải chăm sóc.
- Dùng dầu xả mỗi lần gội, ủ lạnh 2 lần/ tuần nhưng chỉ cho vào phần đuôi tóc.
- Dùng dưỡng, mỗi lần cho một hai giọt xoa xoa lòng bàn tay rồi bôi lên đuôi tóc.
- Tốt nhất không sấy tóc hoặc dùng chế độ sấy gió. Để tóc khô tự nhiên giúp giữ được độ ẩm cho tóc.
- Sau khi bôi xả nên gội bằng nước lạnh để da đầu, lớp biểu bì tóc được se lại, giữ dưỡng chất trong thân tóc giúp tóc bóng khoẻ.