Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền các bài báo so sánh "tỷ lệ hiệu quả" giữa các loại vaccine Covid-19, từ đó gây ra tâm lý hoang mang trong người dân. Thậm chí còn xuất hiện những bài viết chê vaccine này, mong muốn được chọn vaccine kia. Giữa tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, những hành vi như vậy sẽ kéo lùi công sức phòng chống dịch của toàn thể dân tộc Việt Nam.
"Tỷ lệ hiệu quả" của một số vaccine Covid-19
"Tỷ lệ hiệu quả" của một số vaccine Covid-19
1. "Tỷ lệ hiệu quả" là gì?
- Trước hết cần phải hiểu nguồn gốc của những tỷ lệ phần trăm ứng với từng loại vaccine mà chúng ta thường xuyên thấy trên mạng trong thời gian gần đây. Để được cấp phép, mỗi loại vaccine sẽ phả thử nghiệm lâm sàng trên một lượng lớn người, chia đều thành 2 nhóm: nhóm A tiêm vaccine, nhóm B tiêm giả dược. Trong vài tháng, các nhà khoa học sẽ giám sát xem những người đó có bị nhiễm bệnh hay không, qua đó đánh giá "tỷ lệ hiệu quả"
- "Tỷ lệ hiệu quả" này được tính bằng công thức: C = 1 - (A/B) trong đó
C là "tỷ lệ hiệu quả";
A là "tỷ lệ người nhiễm trong nhóm A";
B là "tỷ lệ người nhiễm trong nhóm B"
- Ví dụ: Vaccine Pfizer/BioNTech thử nghiệm lâm sàng trên 43.000 người, tức mỗi nhóm 21.500 người. Kết quả,có tổng cộng 170 người nhiễm, trong đó nhóm A có 8 người (tương ứng 0,037%), nhóm B có 162 người (tương ứng 0,752%). (1)
Vaccine Pfizer/BioNTech
Vaccine Pfizer/BioNTech
Vậy "tỷ lệ hiệu quả" là C = 1 - (0,037/0,752) = 0.951 tức 95.1%.
- Tóm lại, "tỷ lệ hiệu quả" không có nghĩa rằng trong số 100 người tiêm vaccine có 5 người bị nhiễm. Thay vào đó, "Tỷ lệ hiệu quả" nghĩa là người tiêm vaccine sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh ít hơn 95% so với người chưa tiêm vaccine.
2. Tính thực tiễn của "tỷ lệ hiệu quả"
- Trên thực tế, "tỷ lệ hiệu quả" kia chỉ mang tính tương đối. Mỗi loại vaccine được thử nghiệm lâm sàng trong những môi trường hoàn toàn khác nhau, từ đó có "tỷ lệ hiệu quả" khác nhau. Điển hình như Moderna và Pfizer được thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ trong khoảng từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2020. Đây là giai đoạn số ca bệnh tương đối ổn định, không tăng cao.
Biểu đồ số ca nhiễm Covid tại Mỹ từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021
Biểu đồ số ca nhiễm Covid tại Mỹ từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021
- Trong khi đó, Johnson & Johnson chủ yếu thử nghiệm lâm sàng ở Brazil và Nam Phi từ tháng 11/2020 đến 2/2021 tức giai đoạn tình hình dịch Covid lên đến đỉnh điểm. Hơn nữa, giai đoạn này ở Brazil và Nam Phi, tỷ lệ số ca nhiễm bệnh cũng cao hơn nhiều so với Mỹ. Kết quả là "Tỷ lệ hiệu quả" của Johnson & Johnson chỉ là 66%.
Biểu đồ số ca nhiễm Covid tại Brazil
Biểu đồ số ca nhiễm Covid tại Brazil
Biểu đồ số ca nhiễm Covid tại Nam Phi
Biểu đồ số ca nhiễm Covid tại Nam Phi
Do đó việc so sánh "tỷ lệ hiệu quả" giữa các vaccine cũng có ý nghĩa tương tự việc so sánh tốc độ di chuyển giữa các loại ô tô khi chạy trên cao tốc và trên đường Láng vào giờ cao điểm!
3. Mục đích cao nhất của việc tiêm vaccine
- Mục đích của việc tiêm vaccine không chỉ là để tránh bị nhiễm Covid-19 mà QUAN TRỌNG NHẤT là giúp ngăn ngừa các trường hợp biến chứng nặng và tử vong. Và trong các thử nghiệm lâm sàng kể trên, tuyệt nhiên không có người nào biến chứng nặng hay tử vong vì nhiễm covid sau khi đã tiêm đủ liều vaccine.
5 lợi ích của vaccine covid (4)
5 lợi ích của vaccine covid (4)
- Tổng kết lại, loại vaccine tốt nhất là loại vaccine được tiêm sớm nhất. Mong mọi người hãy ngừng "lựa chọn" vaccine và tiêm ngay khi đến lượt để góp phần giúp cả nước sớm đẩy lùi Covid-19.
Chúc mọi người sức khỏe, chúc Việt Nam sớm chiến thắng Covid!
*** "Tỷ lệ hiệu quả": Từ gốc là "Efficacy rates". Đây là từ tạm dịch nên mong ai có kiến thức về y khoa có thể giúp mình dịch đúng nghĩa hơn.
Nguồn:
(1)
(2)
(3)