Đầu tiên, tôi xin đưa ra 1 quan điểm và kính mong các bậc tiền bối suy xét:
“người thông minh chẳng bao giờ thể hiện rằng mình thông minh nhưng là người luôn chịu khó nhìn người khác THÔNG MINH”.
Quá nhiều cái tôi cá nhân trong 1 cuộc trò chuyện, giao tiếp hằng ngày và bản năng bất kì ai trong chúng ta luôn luôn trò chuyện trong 1 trạng thái phán xét, soi rọi, hay nhìn vào cái sai của đối phương để chỉ điểm, để phản biện.
Chúng ta quá thích nhìn người khác sai. Quá vội nói quan điểm của mình, nói quá nhiều và luôn cho mình là đúng. Vấn đề ở đây là - đa phần mọi người ai cũng có thoái quen như thế.
Và câu hỏi đặt ra rằng:   Giả sử bạn phản biện đúng thì liệu rằng họ có hạ giọng chịu thua ngay không? Không! Nếu bị tấn công đột ngột tôi sẽ bật cơ chế phòng thủ hoặc ngay lập tức tấn công phản đòn. Và cuộc chiến bắt đầu…………….không hồi kết nếu không có hiệp định  paris, hay giơnevơ nào được kí ở đây.
Bạn luôn có thoái quen tìm điểm sai thì bạn sẽ lắng nghe tốt mọi thông tin từ người đối diện? Không! Bạn quá bận suy nghĩ câu hỏi, bạn bận hình dung mình hổ báo phản biện, và bạn bận hình dung thấy người khác cúi đầu nhận sai,  rất rất nhiều thứ khác nữa,...... Vậy lúc này có thể thông tin quan trọng bạn bỏ qua do người đối diện dễ thương cung cấp. Trong khi đó bạn lại đang dò xét người ta.....................Có bất công quá không?
Một điều thú vị khác trong nghành tâm lí học là: trong trạng thái tức giận chúng ta luôn bị mất kiểm soát và không bao giờ giải quyết vấn đề tốt như cái lúc chúng ta bình tĩnh. Tôi xin khẳng định luôn rằng: nếu trong bất kì cuộc giao tiếp nào chúng ta đột ngột “ngứa tai” hoặc “ngứa miệng” thì đó là dấu hiệu lớn nhất của tức giận. không có cuộc ẩu đả nào hình thành mà không tồn tại 1 trong 2 dấu hiệu trên, Điều đó nếu xảy ra đồng nghĩa với việc thế giới này luôn hoà bình.
Tất cả vấn đề ở đây sẽ được giải quyết nếu chúng ta học được kĩ năng lắng nghe nhưng tôi không bàn kĩ năng trong vấn đề này mà tôi xin bàn cái cao cấp hơn. Vì nếu bạn đủ thông minh và cảm giác như chúng ta đã hiểu những gì người khác nói, kèm theo cảm thấy Chúng ta có thể giải quyết vấn đề tốt hơn họ nếu chúng ta được nói. Lúc này mọi kĩ năng sẽ lại đều phá vỡ, chế độ “ngạo mạn” được bật lên, nếu như chìa khoá cảm xúc không phải là thứ sẵn có trong con người của bạn.
Chìa khoá đó là cách kiềm chế cảm xúc và sẽ là câu chuyện thú vị dưới đây, đáng để chúng ta suy ngẫm.
Có một cậu bé người Mỹ tên Wilson, thoạt nhìn rất khờ khạo, do đó rất nhiều người trong thị trấn thích đùa với cậu, giống như là nhân vật hề mua vui cho mọi người. Một ngày nọ, bạn cùng lớp của Wilson cầm trên tay một đồng 1 đô la và một đồng 5 cent, rồi hỏi Wilson là chọn đồng tiền nào. Cậu bé Wilson lúc đó đã không cần suy nghĩ mà trả lời ngay: “Tớ chọn đồng 5 cent.” Bạn học cười khoái trí nói: “Ha ha, cậu ấy không chọn 1 đô la mà lại chọn đồng 5 cent.” Sau đó tất cả học sinh trong trường đã lan truyền nhau chuyện cười này.

Cậu bé Wilson nhất mực chọn đồng 5 cent, chứ không chọn đồng 1$. 
Rất nhiều người đã không tin, sao Wilson lại ngốc đến vậy, họ đã đem tiền đến trước mặt Wilson để kiểm nghiệm, nhưng lần nào cũng nhận được cùng một kết quả. Mỗi lần cậu đều nói: “Tớ muốn 5 cent.” Tất cả học sinh của trường đều dùng cách này để kiểm tra và sau đó mỗi người rời đi với nụ cười của sự hài lòng.
Cuối cùng, câu chuyện đã đến tai của thầy giáo. Ở trước mặt Wilson, thầy giáo hỏi: “Chẳng lẽ trò không phân biệt được giá trị lớn nhỏ của đồng 1 đô la và 5 cent sao?”
Trò Wilson đáp: “Đương nhiên là trò biết rõ ạ. Nếu như trò chọn đồng 1 đô la thì sẽ không có ai mang tiền đến để thử nữa, như vậy trò cũng không thể có nhiều đồng 5 cent như thế này.”
Và con được bao nhiêu?
"trên 300$".
Người thầy nghe xong vô cùng ngạc nhiên và hả hê thay cho cậu học trò. Wilson không đặt sự thông minh vào món lợi nhỏ mà suy nghĩ về cái ngốc của người thông minh. Nhiều năm sau, ông trở thành tổng thống thứ 28 của nước Mỹ.

Nguồn: internet.
Rất nhiều người cho rằng mình thông minh hơn người, họ phán đoán suy nghĩ của người khác một cách nhanh chóng và không bao giờ bị mắc lừa. Họ tính toán chi li, so đo từng chút để làm sao không thua thiệt, không bị người lừa gạt. Nhưng họ lại quên câu: “Thông minh quá sẽ bị thông minh hại.” bởi vì quá thông minh nên người này thường bị người khác phòng bị. Kỳ thực, thông minh cũng không phải là xấu nhưng có khi thông minh đó là thông minh vẹt và trong những lúc thông minh đó có thể không phải bạn qua mặt được người khác mà là người thông minh hơn không thèm bắt lỗi bạn . Tuy nhiên, đôi khi trong cuộc sống lại cần chúng ta ngốc một chút mới tốt, hơn thế, làm được người thông minh giả ngốc quả không dễ dàng.
Tôi xin được nhắc lại quan điểm cá nhân của mình:
“người thông minh chẳng bao giờ thể hiện rằng mình thông minh nhưng là người luôn chịu khó nhìn người khác THÔNG MINH”.




BÀI VIẾT LIÊN QUAN CỦA TÔI: