Hãy học một vài điều về mọi thứ và mọi thứ về một vài điều.
(Try to learn something about everything and everything about something.)

Thomas Hardy


Kiến thức là những gì còn đọng lại sau quá trình quên và kiến thức chỉ thực sự tồn tại khi mỗi lúc cần ta lại nhớ đến.
Để có khối kiến thức sâu rộng, bất kì ai trong chúng ta nếu muốn sở hữu chúng, đều phải thu thập thông tin về vấn đề hay phạm trù nào đó mà chúng ta quan tâm.
Vậy điều gì quan trọng nhất trong quá trình tiếp thu kiến thức?
Một câu hỏi nối tiếp một câu hỏi, trí não sẽ thôi thúc ta tìm đến câu trả lời theo cách nào đó. Và điều đầu tiên, cũng là điều quan trọng: ta phải biết dùng đến hai chữ "tại sao?" một cách linh hoạt và hợp lí.
Cuốn sách viết về trí tò mò và cách đặt câu hỏi mà tôi thấy rất hay: "hãy tò mò như một đứa trẻ", của Brian Grazer & Charles Fishman.
Trong tác phẩm này có một phần nhỏ nhắc đến sự tò mò của một đứa trẻ, sự tò mò này hết sức bình thường như những đứa trẻ khác, nhưng lướt qua câu chuyện nhỏ để lộ ra một vấn đề lớn:
    Liệu người lớn đã đúng cách khi trả lời một đứa bé?
    Phải chăng 1 đứa bé thì chưa xứng đáng nhận được một câu trả chính xác?
    Hay người lớn sợ mất mặt khi không trả lời nổi câu hỏi từ một đứa trẻ?
    Cái cách trả lời của người lớn có ảnh hưởng gì tới đứa nhỏ?
    Có không, cách nào khác để đứa bé nhận lại điều gì tuyệt vời sau mỗi lần đặt  câu hỏi?
nguồn: internet
Một đứa trẻ đặt ra hàng loạt các câu hỏi: Tại sao bầu trời lại xanh? Bầu trời xanh cao đến đâu? Bầu trời xanh đi đâu mất vào buổi tối? 
Thay vì một câu trả lời nhằm giải đáp thì đôi lúc người lớn không thể giải thích nổi và đứa trẻ có thể chỉ nhận được câu trả lời như một câu hỏi ngược, đại loại như: "tại sao ư. con không phải là đứa bé quá tò mò sao?, "con hỏi nhiều quá vậy?", "con hỏi khó thế?",.......
       Người lớn có xu hướng không biết câu trả lời cho câu hỏi "tại sao bầu trời lại xanh?" bởi dù nó là câu hỏi đơn giản, nhưng bản thân câu trả lời rất phức tạp. Bầu trời có màu xanh là do nó được tạo nên bởi ánh sáng.
     Chiều dài những bước sóng ánh sáng xanh dễ dàng được phân tán bởi các hạt không khí hơn là màu sắc khác, và các tia sáng mặt trời chiếu xuống đất cũng thế, ánh sáng xanh xuyên qua bầu khí quyển tản ra xung quanh, và chúng ta thấy những vần lan toả đó như là bầu trời có màu xanh.
     Màu xanh nhạt dần khi tiến lên cao hơn trong khí quyển. Trên một chiếc máy bay chở khách bay ở độ cao 10000m, màu xanh trong và mỏng hơn, bởi lúc này không khí cũng rất mỏng. Nếu bạn nhìn lên trời khi máy bay bay cao hơn, bầu trời bắt đầu có màu đen - màu đen của không gian.
Và đương nhiên bầu trời không còn xanh khi không có ánh sáng chiếu qua nó. Bầu trời không còn xanh khi mặt trời lặn.
Tuy nhiên thay vì trả lời đứa trẻ, người lớn đơn giản chỉ sử dụng quyền năng của chính mình để gạt chúng sang một bên.
Trên đây chỉ là một trong số vô vàn câu hỏi đơn giản các bé sẽ thắc mắc. Dù biết hay không nhưng cái cách chúng ta trả lời sẽ tác động trực tiếp lên chính đứa bé đặt câu hỏi.
Đưa ra ngay câu trả lời hay hứa giải thích sau thì tuỳ ở người lớn nhưng  hãy nhớ một điều, dù là câu hỏi nhỏ nhưng xin đừng làm "chết" đi trí tò mò ở những đứa trẻ luôn sẵn sàng đón nhận nguồn thông tin mới, trong khi não bộ tự động nạp câu trả lời từ người lớn nhưng có thể chưa đủ khả năng nhìn nhận và phân tích sâu vấn đề.



Các bài viết liên quan của tôi: