con người chúng ta ai cũng mang trong mình những nỗi sợ và những nỗi sợ đó chỉ có thể tăng lên nếu chúng ta không biết cách đối mặt. vì cuộc sống là chuỗi những trải nghiệm ta sẽ liên tục gặp nhiều thứ mới đáng sợ hơn, hãy thử những thứ sợ hãi trong quá khứ nhưng anh nghĩ là cần đối mặt nó ở hiện tại, anh sẽ tự rút ra bài học cho riêng anh......

Ngay lúc này tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện nhỏ mà không vòng vo gì thêm.
Có  một cậu bé 7 tuổi, ngay từ nhỏ đã rất rắn rỏi và được liệt kê vào hàng tinh nghịch, cậu ta không sợ bóng tối, không sợ bạn bè cười nhạo, không sợ đi một mình giữa trời sấm sét, kể cả không sợ cô giáo phạt mỗi khi làm điều gì đó tinh nghịch,…..
Nhưng thứ cậu ta sợ lại hiện hữu ngay tại chính bữa ăn trong gia đình, nghe khá buồn cười – đó chính là rau đắng.
Thứ rau màu xanh “từ đầu đến chân”, nó luôn có thân hình mập mạp, loe hoe vài ba lá mỗi đốt và được trộn chung vào đủ các loại rau khác như giá đỗ, xà lách, rau húng quế,……Để tạo ra một đĩa rau không thể thiếu trong bữa ăn gia đình.
 Đối với cậu thì nó như là món gì đó khó ăn nhất và cơn ác mộng đó lại ập đến vào mỗi bữa ăn vì bố mẹ nào cũng đều muốn con mình ăn nhiều rau, mỗi lần bị “thúc ép” như vậy, cậu dùng đũa đảo trái, lượn phải, dò xét, tập trung và sử dụng  mọi giác quan huy động được, tinh chỉnh lực lượng chủ lực như lúc cậu đang đối mặt với những bài toán khó, giữ ánh mắt tinh tường nhất chỉ để chọn cho mình mảng rau mà cậu ta nghĩ là không có rau đắng.
         Nhưng rau đắng “nguỵ trang” trong đĩa rau rất giỏi, khi được nhặt thành từng khúc vừa ăn thì nó càng tinh quái hơn. Và rồi điều gì đến cũng đến, một vị đắng giã man rợ và chan chát, kèm chút gì đó nhơn nhớt làm cậu ta xanh cả mặt, xanh như màu lá của cây rau đắng cậu ta vừa nhai phải, mồm thở dốc, tim đập loạn xạ, mắt dáo dác nhìn quanh và hành động cuối cùng cậu ta làm là “thả” nó vào ngay chén cơm đang ăn dở, trong khi khuôn mặt chưa hết biến dạng gấp rút chạy đi rót nước uống cho hạ hoả.
nguồn internet
Những đĩa rau nào có rau đắng cậu ta không bao giờ dám chạm đũa. Cảm giác sợ đó không khi nào là cũ, giữ mãi, giữ mãi, cho đến năm 21 tuổi.
Đột nhiên tình cờ đối mặt với “người lạ thân quen”. Thử thách lần này là món bánh canh cá lóc và món này chỉ ăn với mỗi rau đắng, cậu ta định nhờ quán đổi rau khác trong khi thứ cảm giác và mọi mường tượng xưa cũ đang hiện về. Nhưng bằng động lực vô hình nào đó cậu ta quyết định không đổi mà cho cả đĩa rau vào tô và ăn ngấu nghiến, ăn……,ăn…….và ăn một mạch đến hết sạch. Sau đó khen một tiếng thật to “ngon” làm cô chủ quán giật thót, mà thật sự trong tâm trí cậu lúc này mọi cảm giác đảo lộn “sợ cũng không phải là sợ nhưng để hỏi là miễn cưỡng không? Thì câu trả lời là có”
Tôi được biết câu chuyện nhỏ này khi có dịp nói chuyện trực tiếp với cậu – chàng trai sinh năm 1996, tên Sang.
Sau khi nghe tường tận tất cả tôi hỏi:

Điều gì khiến cậu giữ nỗi sợ nghe thật buồn cười này trong vòng 21 năm?

Cậu ta trả lời :

“Đơn giản vì tôi sợ cái cảm giác kinh hãi lúc nhỏ và nghĩ nó còn rất đáng dè chừng khi đã lớn, kể cả ngay lúc này thôi”.

Và tôi thầm ngầm tưởng đến câu chuyện khác:

Một con voi khi còn nhỏ chỉ được sinh hoạt hạn chế trong một không gian nhỏ hẹp. Người huấn luyện sẽ trói chân nó vào một sợi dây thừng buộc vào cột gỗ chôn sâu dưới đất. Như vậy, con voi chỉ được di chuyển hạn chế trong phạm vi giới hạn bởi sợi dây thừng vùng an toàn của nó. Mặc dù lúc đầu con voi cố gắng dứt bỏ sợi dây song sợi đây quá cứng cáp và con voi nhỏ nhận ra nó không thể giật đứt được sợi dây thừng. Nó học được rằng, nó phải ở trong không gian giới hạn bởi sợi dây.
Khi con voi nhỏ lớn lên, trở thành một chú voi khổng lồ cân nặng tới năm tấn và có thể dễ dàng giật đứt sợi dây thừng song nó thậm chí còn không thử làm việc đó bởi nó đã học được từ khi còn nhỏ rằng sẽ không thể giật đứt được sợi đây đó. Do vậy, một con voi khổng lồ cũng có thể bị trói bởi một sợi dây thừng nhỏ.
Có lẽ, câu chuyện này cũng phần nào miêu tả chính cậu ta vẫn đang bị mắc kẹt trong vùng an toàn được giới hạn bởi một vật nhỏ bé và yếu ớt như sợi dây thừng nhỏ đã giam giữ chú voi. Sợi dây thừng của cậu được tạo nên bởi những hình ảnh và những niềm tin tự hạn chế mà cậu ta đã nhận được khi còn nhỏ.

Tôi tiếp tục hỏi: 

vậy tại sao cậu lại đủ dũng cảm thay đổi điều này lúc 22 tuổi?

Cậu ta lại phản hồi ngay:

“tôi biết đó là một loại rau chứa vị thuốc, tốt cho sức khoẻ , điều quan trọng là tôi muốn đối mặt với nỗi sợ đó thêm một lần nữa và tôi đã thực sự làm được, từ lúc này tôi dùng nó thay vì “sợ” tôi lại thấy ngon, thiếc nghĩ rằng 22 năm qua tôi đúng là một con bò hay như gã khổng lồ mang khối óc của người tí hon, bởi nỗi “sợ” nhỏ bé này mà sau thời gian dài vậy mình mới khắc chế được”.

Vậy bài học lớn cậu rút ra là gì?

Cậu ta nghĩ một hồi rồi nói:

“ con người chúng ta ai cũng mang trong mình những nỗi sợ và những nỗi sợ đó chỉ có thể tăng lên nếu chúng ta không biết cách đối mặt. vì cuộc sống là chuỗi những trải nghiệm ta sẽ liên tục gặp nhiều thứ mới đáng sợ hơn, hãy thử những thứ sợ hãi trong quá khứ nhưng anh nghĩ là cần đối mặt nó ở hiện tại, anh sẽ tự rút ra bài học cho riêng anh.
Còn với tôi đơn giản khi nhỏ tôi ghét rau đắng nhưng giờ thì tôi thích nó”.
Vâng , cảm ơn cậu, chào cậu.
" mọi điều mong muốn đều nằm ngoài vùng an toàn của bạn"
-ROBERT ALLEN-

góp ý bài viết phía dưới nha mọi người, cảm ơn đã đọc bài ạ!!!