Giới trẻ ngày nay liệu có đang thực sự thất nghiệp?
1. Hiện trạng thất nghiệp hiện nay...
1. Hiện trạng thất nghiệp hiện nay
Ngày nay đi đến đâu, chỉ cần đảo một vòng ánh mắt là chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy rất nhiều biển quảng cáo. Phần lớn trong đó là quảng cáo việc làm. Người trẻ nhiều thế, nhân lực không bao giờ thiếu, lúc nào cũng nghe báo đài bảo rằng Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ dồi dào, nhân lực lớn với chi phí rẻ. Vậy thì thật sự lý do gì đằng sau việc thất nghiệp của giới trẻ hiện nay? Trong khi tình trạng thất nghiệp thì ở đâu trên Trái Đất này đều có, ít hay nhiều, đáng báo động hay không. Và chính thất nghiệp này cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy một nền kinh tế có bền vững hay không, có đang phát triển hay chỉ đang dậm chân tại chỗ. Tôi vừa xem thời sự và thấy bảo rằng nền kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái và tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ là cao hơn Việt Nam rất nhiều. Nhưng kinh tế cuả Mỹ vẫn rất cao so với Việt Nam và chắc chắn là bền vững và phát triển hơn Việt Nam rồi.
Sau đây là những lý do mà tôi đưa ra dưới quan điểm cá nhân. Nếu có đi ngược với mọi người thì hãy góp ý nhẹ nhàng nhé!
1.1. Công việc không phù hợp:
Chẳng ai bỏ ra cả trăm triệu học 4 năm đại học cực khổ rồi ra làm một công việc chẳng liên quan đến gì mình học, đó không phải là do họ không muốn làm. Mà đó là do tâm lý sợ phải làm lại từ đầu. Vào môi trường khác với gì trường học dạy thì trường đời lại nặng nề hơn, học lại của trường học thì chỉ tốn học phí với thời gian, còn trường đời mà học lại thì chắc không nhẹ nhàng thế. Do đó giới trẻ ngày nay luôn mong tìm công việc phải có mối liên hệ với ngành học để như em bé lên 3 chập chưỡng bước đi hơn là em bé 1 tuổi chẳng làm được gì mà trông chờ vào người khác. Em bé lên 1 thì bố mẹ trông nom chứ "em bé" ngoài đời đợi người khác giúp đỡ thì rất là khó, chắc phải "mắng yêu" trước khi được dạy dỗ.
1.2. Cá tính quá lớn:
Hiện nay tôi đọc được rất nhiều bài viết của các bạn Gen Z sẵn sàng bật lại sếp mình nếu cảm thấy không vừa ý. Tất nhiên điều này là đúng trong việc thượng tôn cái đúng, diệt trừ cái sai. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng đấy là cấp trên của mình, dù gì thì họ cũng lớn hơn mình có thể về tuổi hoặc về số năm kinh nghiệm cho nên các bạn đừng nghĩ việc các bạn làm là đúng, theo tôi thì chắc họ cũng đã trả qua cả rồi. Giống lúc đi học ở trường thì các thầy cô thường hay nói xưa đi học, thầy (cô) cũng như các em nên hiểu. Nhưng có mấy thầy (cô) nào nói câu đó mà làm như mong muốn của chúng ta đâu. Tất cả điều họ làm đều ngăn chặn việc làm đấy của mình nhưng các bạn có phản kháng không. Cho nên đi làm gặp trường hợp đó thì nên kiềm chế lại, kiếm tiền thì không dễ nên đừng gây thêm phiền phức vào thân.
1.3. Sự ngại khó, ngại khổ:
Nói thế này thì sẽ chạm đến nhiều bạn, các bạn hiểu rằng việc đi làm phải cực khổ, gian nan thì mới có thể hái quả ngọt, còn nhàn nhã đi làm bình thường mỗi ngày thì tôi nghĩ rằng lương các bạn chắc chẳng đủ cho việc mong muốn nhàn của các bạn đâu, trừ khi nhà các bạn giàu và bạn đi làm vì chán hoặc làm vì đam mê. Tôi đọc qua tất cả các bài báo phỏng vấn các người thành công chưa ai nói rằng mình giàu nhờ gia đình, ngồi không mà có tiền cả. Và tôi tin rằng chẳng ai dám nói điều đó cả. Tiền hay công sức không tự sinh ra hay tự mất đi nó chỉ biến đổi qua lại và tạo nên giá trị cho nhau mà thôi. Học kinh tế chính trị Mác Lê Nin sẽ thấy rõ điều đó, bóc lột sức lao động hay giá trị thặng dư là những vấn đề cốt lõi trong học phần đấy. Nên hiểu rằng đấy là điều tất yếu của xã hội này, các bạn cứ chống đối lại thì chỉ còn con đường là lui về làm nội trợ mà thôi. Nói thế thì các nội trợ sẽ phản ứng, nhưng ý tôi là mọi người đang không chịu bước vào vòng quay giữa công việc và lương theo sức mạnh càng ly tâm thì lực đẩy càng lớn, sức ép càng tăng mà chỉ muốn quay nhẹ nhàng thì làm sao có thể tạo được giá trị gì to lớn.
2. Hướng giải quyết
Rất tiếc khi phần này không nằm trong lĩnh vực của tôi, và tôi cũng không phải là nhà tuyển dụng hay chuyên gia gì để có thể khuyên được các bạn cả.
Nên phần này theo tôi là tôi sẽ nói theo suy nghĩ của mình vì suy cho cùng thì cũng không có gì là đúng tuyệt đối cả mà nó còn phải tùy vào trường hợp của chính người áp dụng nữa.
Theo đó thì thất nghiệp tăng, giới trẻ ngại đi làm việc ở các công ty, xí nghiệp vì nghĩ đó là lao động chân tay không phù hợp, với hội nhật ngày này thì suy nghĩ đó tôi không phủ nhận. Cho nên tôi nghĩ rằng tương lai Việt Nam cần đẩy mạnh các hệ thống công việc nằm trong nhóm nghề dịch vụ, và các nước phát triển cũng đang như vậy, công việc nặng nhọc thì nên để lại cho máy móc, con người cần sử dụng trí óc của mình cống hiến nhiều hơn, nên các bạn trẻ cũng đừng chán nản với công việc đó nếu không phải vì mưu sinh. Trong tương lai tôi tin rằng hệ thống việc làm của nước ta sẽ càng đa dạng và chắc chắn rằng sẽ giải quyết được vấn đề việc làm của mọi người hiện nay.
Ngoài ra thì tôi thấy rằng cả chính tôi và các bạn trẻ nên tập bỏ đi tính nói thẳng, không ngại va chạm bởi vì việc đó nó chỉ giúp bạn thỏa mãn lúc đó nhưng hậu họa về sau thì không lường trước được. Cho nên việc kiềm chế là việc cần thiết cho công việc cũng như tăng thiện cảm đối với cấp trên. Chỉ số EQ của giới trẻ hiện nay được đánh giá là có phần hơi tuột so với thế hệ đi trước. Nói như thế không phải ý chỉ rằng các bạn đang quá tiêu cực, mà theo tôi thì các bạn đang bị các cảm xúc tiêu cực quá chi phối nên ảnh hưởng đến các hoạt động khác mà thôi. Chứ theo tôi thì giới trẻ hiện nay vẫn có những cảm xúc rất tuyệt vời, có thể chuyển biến thay đổi cũng như tạo ra được rất nhiều cảm xúc mới mà phải nói rằng không hề nhàm chán hay quá tiêu cực, nhưng các bạn cần tập tính kiềm chế hơn mà thôi.
Tóm lại, rất lâu rồi tôi mới quay lại viết lách một tí, chia sẻ một số quan điểm nhỏ cũng như cảm xúc của mình. Mọi người đọc vui vẻ thôi ạ. Cảm ơn rất nhiều!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất