Tâm lý học ( psychology) - thuật ngữ bắt nguồn từ psychologia trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "nghiên cứu về linh hồn"
Đang ở trong giai đoạn sơ khai vào thập niên 1870 khi nhà thần kinh học người Áo  Sigmund Freud học y khoa ở Vienna.Một số bác sĩ nổi tiếng ở Châu Âu, chẳng hạn như wilhelm Wundt ở Đức, đã bắt đầu mở ra một lĩnh vực mới về tâm lý học thực nghiệm và đang nghiên cứu các giác quan và dây thần kinh nhằm tìm hiểu cách bộ não xử lý thông tin. Tuy nhiên, Freud ngày càng quan tâm đến việc khám phá những căn nguyên phi vật lý của rối loạn tâm thần, lĩnh vực mà sau này ông gọi nó là phân tâm học.
Phân tâm học
Phân tâm học
Một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ đầu là nhà thần kinh học người Pháp Jean-Martin Charcot, ông đã sử dụng thuật thôi miên để điều trị một tình trạng khi đó gọi là "rối loạn phân ly". Vào năm 1885, Freud đã dành 19 tuần ở Paris để làm việc dưới sự chỉ dẫn của Charcot, ông đã đề ra cho Freud ý tưởng rằng nguồn gốc của các rối loạn tâm thần nằm ở tâm trí - lãnh địa của suy nghĩ và ý thức - chứ không phải bộ não vật lý.

Trường hợp của Anna O:

Anna O
Anna O
Trở về Vienna, Freud bắt đầu hợp tác với bác sĩ người Áo Josef Breuer, người đã trở thành cố vấn cho ông. Ông đặc biệt bị thu hút bởi trường hợp của Anna O, tên thật là Bertha Pappenheim. Cô bị rối loạn phân ly với triệu chứng bao gồm tê liệt, co giật và ảo giác khiến các bác sĩ khác bối rối. Sau một loạt các buổi điều trị với Breser, trong đó cô thoải mái bày tỏ mọi suy nghĩ xuất hiện trong đầu mình, tình trạng của cô đã bắt đầu cải thiện. Breuer gọi đây là "trò chuyện chữa lành". Có vẻ như các triệu chứng của Anna O đã xuất hiện trong thời gian dài khi cha cô mắc bệnh nan y. Bên cạnh các triệu chứng khác, tâm lý lo lắng bắt nguồn từ điều này đã khiến cô ghét chất lỏng - dường như là kết quả của ký ức thời thơ ấu bị đè nén về một con chó uống ly nước của cô. Rõ ràng là các cuộc nói chuyện của cô với Breuer đã gợi mở những cảm xúc và ký ức đau buồn bị ẩn khuất trước đó, và việc nói ra những điều này đã giúp cô chữa khỏi bệnh. Freud đã viết về Anna O trong cuốn Nghiên cứu về chứng rối loạn phân ly (1895).
+ Trong đó ông cho rằng các xung đột bị kìm nén sẽ tự bộc lộ ra bên ngoài. Từ đó, ông đề ra ba cấp độ của tâm trí con người: ý thức, tiền thức và vô thức
Ba cấp độ này thường được liên hệ với hình ảnh một tảng băng
Ba cấp độ này thường được liên hệ với hình ảnh một tảng băng
- Phần chóp: có thể nhìn thấy trên "mặt nước", thể hiện ý thức - những suy nghĩ và cảm xúc mà bệnh nhân nhận thức và hiểu được.
- Phần giữa: ngay bên dưới ý thức là tiềm ý thức, nơi chứa đựng những ký ức và kiến thức mà một người có thể dễ dàng "lấy ra được".
- Phần đáy: đây là tầng sâu nhất của tảng băng và chiếm diện tích lớn nhất là vô thức ( đối với Freud, khu vực này là một buồng kín chứa những suy nghĩ tiêu cực bị dồn nén, những ham muốn nguyên thuỷ, những kích động bạo lực và nỗi sợ hãi ).
sơ đồ tư duy
sơ đồ tư duy

Nghiên cứu giấc mơ:

- Vào năm 1896, sau khi cha mất, Freud có một loạt giấc mơ khó chịu, ông ghi lại và nghiên cứu rồi bắt đầu tự phân tích bản thân. Trong một giấc mơ, ông nhận được hoá đơn viện phí cho một người nào đó trong gia đình từ 40 năm trước "khi ông chưa ra đời". Ông mơ thấy hồn ma của cha mình thừa nhận đã say rượu và bị giam giữ. Freud tin rằng giấc mơ này cho thấy có điều gì đó mà tâm trí vô thức không cho phép ông nhìn thấy về quá khứ của cha mình, chẳng hạn như lạm dụng tình dục hoặc các thói tật ẩn dật khác. Mối quan hệ giữa cha con ông khá trắc trở. Freud kể với một người bạn, bác sĩ người Đức Wilhelm Fliess, rằng việc phân tích bản thân và những giấc mơ của ông đã biểu lộ sự ghen tỵ đối với cha và tình yêu dành cho mẹ - điều mà sau này ông mô tả là phức cảm Oedipus ( bắt nguồn từ thần thoại hy lạp ).
Phức cảm Oedius
Phức cảm Oedius
Trong tác phẩm mang tính bước ngoặt: Diễn giải giấc mơ ( 1899 ), Freud trình bày lý thuyết của ông về những cảm xúc hoặc thôi thúc bị kìm nén ( thường có tính chất tình dục ) được thể hiện hoặc biểu lộ trong những giấc mơ và cơn ác mộng ở dạng "thoả nguyện". Ông xem giấc mơ là lối thoát của những cảm xúc quá mạnh mẽ và đau đớn mà ý thức không thể chịu đựng được. Càng ngày ông càng tin rằng chính các sự kiện đau buồn trong thời thơ ấu đã dẫn đến các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở những người trưởng thành bởi vì những ký ức đó luôn bị kìm nén.
Bệnh nhân không thể giải thích hay hiểu được cảm giác hoặc hành vi gây ra bởi các yếu tố nằm ngoài phạm vi ý thức của họ, vì vậy con đường chữa lành duy nhất là nằm ở việc thăm dò vô thức, và giấc mơ là một con đường hiệu quả đẫn đến khu vực không được biết đến này.
Phần tiếp theo mình sẽ bàn về bản năng, bản ngã và siêu ngã, cảm ơn mọi người đã đọc!