Facebook - Mảnh đất của những kẻ cô đơn
Cuộc sống ngày càng phát triển giúp con người giao tiếp dễ dàng hơn thông qua các ứng dụng mạng xã hội. Song song với việc thuận lợi...
Cuộc sống ngày càng phát triển giúp con người giao tiếp dễ dàng hơn thông qua các ứng dụng mạng xã hội. Song song với việc thuận lợi đó thì con người lại càng cách xa nhau hơn. Chúng ta trở nên quen biết trên các trang mạng nhưng ngoài thật thì chưa từng nói chuyện với nhau.
Tính đến Tháng 6 năm 2020, Người dùng Facebook tại Việt Nam Có 69.280.000 người dùng, chiếm 70,1% toàn bộ dân số. Trong số người dùng Facebook tại Việt Nam chủ yếu là từ 18 đến 34 tuổi. Người người sử dụng mạng xã hội, nhà nhà phổ cập mạng xã hội.
Mạng xã hội mang lại điều gì cho chúng ta?
Mang lại sự kết nối bạn bè, người thân và kể cả những người chưa bao giờ gặp mặt một cách nhanh chóng, facebook giúp chúng ta giao lưu, chia sẻ thông tin dễ dàng, cập nhật thông tin xã hội, thông tin bạn bè; Facebook là nơi để chúng ta trút bầu tâm sự, chia sẻ niềm vui… Mạng xã hội xuất hiện với rất nhiều ưu điểm, kèm theo đó là những hệ lụy, không rõ ràng, không lộ liễu, nhưng phần nào đó khiến cho chúng ta ngày càng xa cách nhau hơn, trở thành những kẻ người cô đơn trên mảnh đất ấy.
Nguồn thông tin vô hạn, dễ dàng tiếp cận
96% người dùng Facebook hoạt động đã truy cập nền tảng truyền thông xã hội thông qua các thiết bị di động, bao gồm máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Với 2,45 tỷ người sử dụng mạng xã hội mỗi tháng, thì bạn có đoán được có bao nhiêu status đăng lên trong một ngày, một giờ, một con số quá lớn đúng không.
Khi muốn chia sẻ một câu chuyện, một thông tin về bản thân hay sự nhận định về một vấn đề nào đó bạn chỉ cần đăng tải những dòng cảm xúc lên mạng xã hội, đó như là một cách chia sẻ. Qúa nhiều thông tin, quá nhiều nội dung từ việc buôn bán, đến tin tức xã hội, tin tức bạn bè, video…cho đến những dòng status của cá nhân. Qúa nhiều thứ để bạn có thể lựa chọn xem và kiểm soát thời gian xem nó.
Từ đó đa số các bạn chọn cách lướt newfeed, mà chẳng cần phải trực tiếp tiếp xúc, tìm hiểu sự việc rõ ràng. Chính vì điều đó, việc kết nối trực tiếp phần nào hạn chế.
Độ tuổi sử dụng mạng xã hội trẻ hóa
Theo số liệu thống kê tháng 1.2019 của We are Social và Hootsuite thì Người dùng facebook tại Việt Nam chủ yếu là từ 18 đến 34 tuổi. Càng về sau thì độ tuổi này đang càng mở rộng hai đầu; hiện tại facebook có thể tiếp cận tới 109 triệu thanh thiếu niên (độ tuổi từ 13 đến 17); những người lớn họ cũng tìm hiểu và sử dụng như một cách để quản lý con cái.
Với những đội tuổi đã có đủ nhận thức về hành vi và suy nghĩ thì tôi sẽ không phân tích ở đây. Còn với các bạn nhỏ 15,16 tuổi, hoặc có thể nhỏ hơn; khi bạn tiếp cận với mạng xã hội quá sớm liệu các em có kiểm soát được hành vi của mình.
Độ tuổi từ 12 đến 16 là độ tuổi đa cảm xúc và rất nhạy cảm, các em bước vào giai đoạn dậy thì và đang trong quá trình hoàn thiện hành vi xã hội. Chính vì thế, tham gia mạng xã hội ở độ tuổi này các em vẫn chưa phân biệt được đâu là điều tốt, đâu là xấu; chưa nhận định được hành vi như thế nào là đúng mực. Tôi đã thấy rất nhiều các TH các bé ở độ tuổi này sử dụng mạng xã hội rất thuần thục, những hành động và lời nói không đúng với chuẩn mực và hành vi. Độ tuổi này là độ tuổi cần sự chia sẻ và công nhận thì vô tình nhận những quan tâm vô thường trên mạng xã hội. Chưa kể sự công nhận được biến tấu thành những trò lố, đua đòi theo phòng trào, phát ngôn ngông cuồng … chỉ để có được sự chú ý.
Quan tâm nhau dễ dàng nhưng… hời hợt
Hôm nay tâm trạng của tôi rất buồn, tôi liền đăng tải một status lên facebook kể khổ, kể buồn. Những người bạn trên mạng xã hội rất đồng điệu với nỗi buồn của tôi, đã like bài viết cũng như comment hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Ngay lúc đó tôi cảm thấy mọi người thật sự rất quan tâm đến tôi.
Hừm, câu chuyện trên nhìn có vẻ rất quan tâm, nhưng nhiều khi cũng không hẳn là quan tâm. Tôi đã từng post rất nhiều status và rất nhiều thông tin lên mạng xã hội, nhằm chia sẻ với mọi người. Nhưng một thời điểm sau này, khi những dòng quan tâm đó chỉ dừng lại ở những comment vô thưởng vô phạt, tôi không cảm nhận được sự quan tâm thật sự.
Bạn thử buồn thật buồn mà xem, khi bạn muốn chia sẻ câu chuyện đó với người khác tức là bạn đang cần 1 người để lắng nghe và cho bạn đề xuất giải quyết với câu chuyện của bạn. Chứ không phải lên đọc từng comment rồi copy paste y chang những thông tin đó để người khác biết. Rồi chuyện buồn có người hiểu rõ có người không, nhưng mấu chốt là bạn vẫn buồn và câu chuyện buồn đó chưa được giải quyết.
Sự quan tâm đó phải chăng là sự tò mò xem bạn đã trải qua những gì, có chuyện gì đã xảy ra với bạn. Là những nút like, những thả tym vô tri vô cảm xúc đôi khi chả là thật tâm mà chỉ là sự hời hợt tiện tay like dạo của ai đó.
Những đứa trẻ cần sự quan tâm
Trung bình 1 ngày, chúng ta sẽ đăng bao nhiêu status?
Mỗi ngày 35 triệu người cập nhật trạng thái của họ trên Facebook. Người dùng Facebook tạo 4 triệu lượt thích mỗi phút.
Dường như mỗi chúng ta đều là những đứa trẻ cần sự quan tâm. Và chúng ta đem sự cần đó lên kêu gọi sự quan tâm trên mạng xã hội.
Tôi còn nhớ tôi của 3-4 năm về trước, luôn đem chuyện buồn chuyện vui của mình đăng tải lên mạng xã hội, luôn chờ đợi những sự quan tâm từ bạn bè xa gần, mỗi khi có người like, comment tôi đều cảm thấy rất vui mừng, càng nhiều tương tác tôi lại cảm thấy bản thân được an ủi vỗ về. Nhưng sau những tương tác đó tôi có gì đâu, vẫn chỉ có những người bạn thật sự mới nhắn tin hỏi thăm, còn lại chỉ dừng ở những nút like, những dòng chia sẻ sáo rỗng. Bây giờ, mỗi khi đọc lại những dòng status ngày đó, cảm thấy lúc đó chắc chắn rất cô đơn, không ai bên cạnh để chia sẻ, mới viết lên mạng xã hội để kết nối sự quan tâm. Dần dần tôi nhận ra mọi người tò mò nhiều hơn là quan tâm.
Chúng ta dù lớn hay bé, sâu thẳm bên trong cũng chỉ là một đứa trẻ, ai cũng đều cần sự quan tâm. Mạng xã hội phát triển nó là một cái tốt, nhưng đi cùng đồng hành với nó cũng có điểm chưa tốt, tôi hy vọng rằng facebook sẽ giúp chúng ta gần nhau hơn đúng nghĩa, chứ đừng kéo nhau ra xa hơn.
Kim Thư Thư
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất