Du lịch tình nguyện - Hồ Thác Bà Yên Bái ký sự (phần 3)
... Nối tiếp câu chuyện Phần 1 Phần 2 ... Trở về nhà sàn với niềm vui không dứt. Chúng mình trải đệm, chuẩn vị...
... Nối tiếp câu chuyện
...
Trở về nhà sàn với niềm vui không dứt. Chúng mình trải đệm, chuẩn vị chăn chiếu đi ngủ. Ở vùng núi, nhiều muỗi, bạn nên mắc màn để đảm bảo sức khỏe. Đêm xuống, nhiệt độ giảm mạnh, nên bạn nhớ chuẩn bị đủ chăn cho ấm.
…
Bữa sáng hôm sau là mì tôm úp hương núi ngon rần người. Khác với các bữa trước, cô chủ nhà chuẩn bị nước nóng, rau xanh, còn mọi người chủ động tự bỏ mì tôm, cho thêm gia vị, úp theo ý mình.
Tranh thủ nắng sớm dịu dàng, cả đoàn nhanh chóng đi bộ ra sau đồi để đi thuyền hồ Thác Bà. Con đường ra hồ sau cơn mưa lầy lội, nhiều vũng nước. Anh con trai lớn chủ nhà đã chờ sẵn ở thuyền. Anh cũng là người lái thuyền hôm nay.
Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái), là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Hồ là nguồn cung cấp nước cho nhà máy Nhà máy thủy điện Thác Bà - nhà máy thủy điện đầu tiên của nước ta. Hồ nằm cách Hà Nội 180 km về phía tây bắc.
Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ vào khoảng 23 400 ha. Hồ có lượng phù sa lớn cung cấp cho vùng đất nơi đây và hệ sinh thái phong phú.
Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ nên được ví như “vịnh Hạ Long trên cạn” của vùng Tây Bắc.
Không chỉ là thắng cảnh, hồ còn góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường. Nhờ có hồ, nhiệt độ mùa hè giảm từ 1 đến 2 °C, tăng độ ẩm tuyệt đối vào mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700 đến 2.000 mm. Các dãy núi đá vôi đã tạo ra một hệ thống hang động rất đẹp. Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100 m với những nhũ đá lấp lánh.
Hồ Thác Bà còn là di tích lịch sử, khảo cổ gắn liền với cuộc sống con người nơi đây.
Chuyện kể rằng, trước khi hồ hình thành, nơi đây có một “cặp thác nước” liên hoàn với dòng nước mạnh và chảy xiết. Người dân gọi là thác Ông - thác Bà. Sau này khi nhà máy thủy điện Thác Bà hoàn thành, để lưu danh hai thác đã thành quá khứ, người dân đặt tên hồ là Thác Bà và Thác Ông được đặt cho tên một cây cầu trong thị trấn.
Từ đó đến nay, cuộc sống của nhân dân nơi đây gắn liền với hồ Thác Bà. Khu vực làng ven hồ vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Không chỉ đánh bắt tôm, cá, trồng lúa, hoa màu…, bà con còn nuôi cá lồng, cá eo ngách rồi trồng rừng, nuôi gia súc, gia cầm… Nhờ đó, thu nhập của người dân được cải thiện, đời sống kinh tế, xã hội không ngừng nâng lên.
…
Nước xanh và trong, ghi bóng những hòn đảo yên bình xuống mặt hồ. Các đảo ở đây, được tận dụng để trồng rừng, loài cây phổ biến nhất là bạch đàn. Sau cơn lũ, nước trong hồ dâng cao, ở nhiều đảo, nước cao ngang thân cây. Có nhiều hòn đảo, bạch đàn vẫn còn non, ngọn lá màu đỏ phớt, nhìn từ xa như rừng cây lá đỏ ôn đới, cực thú vị.
Hôm qua, đan rọ tôm, hôm nay chúng mình đã được chứng kiến rỏ tôm được sử dụng như thế nào. Người dân kết rọ lại thành 1 khối to rồi thả xuống nước cùng mồi. Đợi một thời gian sau thì vớt lên, thu hoạch tôm, cua nhỏ.
Những chiếc thuyền ở đây vô cùng ngoạn mục, được người dân đạp bằng ...chân. Theo như mình tìm hiểu là để tiết kiệm sức lực và tiện kết hợp việc khác, ví dụ, tay vừa thả rọ vừa di chuyển thuyền cho hợp lý.
Trời mỗi lúc một nắng. Các thành viên không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh với thiên nhiên tuyệt đẹp, lần lượt mọi người ra tạo dáng trên mũi thuyền...
Thuyền cập bến núi Cao Biền, các thành viên bắt đầu hành trình leo núi. Đây là dãy núi lớn và dài nhất trong quần thể hồ Thác Bà. Từ trên đỉnh núi, có thể phóng tầm mắt bao trùm đại cảnh hồ xanh biếc với trăm hòn đảo tròn xinh một cách kỳ lạ.
Bõ công 1 giờ leo núi thoai thoải nhưng mệt nhoài giữa trời nắng. Được ngắm hồ từ trên cao thật tuyệt vời!
…
Chuyến đi này khác biệt với các chuyến đi khác của mình. Mình gặp rất nhiều gương mặt mới với các câu chuyện khác nhau, mà vì nhiều lý do, bọn mình hội ngộ tại đây!
Một gia đình 4 người, bố mẹ đưa hai em nhỏ đi để trải nghiệm thiên nhiên và góc nhìn khác lạ với cuộc sống ồn ào, năng động nơi đô thị.
Một em gái học năm cuối băn khoăn về tương lai, khi không thực sự yêu thích ngành mình đang học, đi để khám phá xem mình thật sự thích gì?
Một bạn gái đến từ Biên Hòa. Để thực hiện chuyến đi này, bố mẹ cùng bạn bay ra Hà Nội. Trong khi bạn đi Yên Bái, bố mẹ ở lại Hà Nội thăm quan, chờ bạn rồi cùng về. Gia đình luôn ở phía sau ủng hộ, còn gì hơn thế nữa?
…
Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ, thú vị!
Bạn có thể đọc thêm về những chuyến đi của mình ở đây, blog của mình.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất