Ở các đền chùa, miếu mạo, người ta thi nhau đốt vàng đốt mã, thấy người ta lễ to mình cũng mua lễ to hơn; rồi lại cầu khấn, xin xỏ, nói trắng ra là chẳng khác nào đang mặc cả với thần thánh. Khi mà vẫn còn những tư tưởng lạc hậu như thế thì đất nước ta không tài nào mà phát triển được.
Tại sao lại đốt vàng mã?
Nguồn gốc của đốt vàng mã đã có từ thời xa xưa, bắt nguồn từ Trung Quốc. Người ta quan niệm “trần sao, âm vậy”, họ đốt những đồ vật bằng giấy tượng trưng: ban đầu là tiền, nhưng giờ đây đã biến tướng tới mức thái quá như điện thoại, nhà lầu, xe hơi, bikini, và thậm chí là cả... osin giấy.

Làm cũng giống nhỉ =))
Tác hại của việc hóa vàng
Nói về tác hại của việc đốt vàng mã, điều đầu tiên ai cũng biết là nó ô nhiễm môi trường. Bao nhiêu vụ cháy rừng ở Bình Định, Quảng Ninh,... cũng là do hóa vàng gây ra. Đốt vàng mã gia tăng lượng khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính, góp phần làm cho hệ sinh thái trở nên tồi tệ hơn thay vì tươi đẹp hơn mà chúng ta đang hướng tới. Chẳng biết người âm có nhận được iPhone X hay siêu xe Lamborghini không, chỉ thấy rằng mỗi năm không khí lại ‘trong lành’ hơn nhờ đống khói tàn của vàng mã.

Haiz đốt đâu không đốt lại đốt trong rừng? Khổ thân các anh.
Thứ hai, phong tục dễ tạo điều kiện cho niềm tin vô căn cứ, mê tín dị đoan. Thứ ba, việc dùng tiền mua vàng mã chẳng khác nào đang tự đốt tiền của chính mình, làm cho kinh tế cá nhân trở nên eo hẹp (và cũng có thể là kinh tế xã hội).
Người ta cứ đốt triền miên, đốt miệt mài, từ trong nhà ra ngoài ngõ song lại chẳng mảy may suy nghĩ đến tác hại. Ở các đền chùa, miếu mạo, người ta thi nhau đốt vàng đốt mã, thấy người ta lễ to mình cũng mua lễ to hơn; rồi lại cầu khấn, xin xỏ, nói trắng ra là chẳng khác nào đang mặc cả với thần thánh. Khi những hủ tục vẫn còn những tư tưởng lạc hậu như thế thì đất nước ta không tài nào mà phát triển được.
Có thể loại bỏ việc đốt vàng mã không?
Lúc tôi còn nhỏ, mỗi lần tôi hỏi người lớn về chuyện ‘thiêng’ thì y như rằng sẽ bị mắng “phỉ phui cái mồm mày”. Lớn lên, tôi mới hiểu đốt vàng mã cũng có cái đẹp. Cũng không thể phủ nhận, việc đốt vàng mã là biểu hiện sự kết nối, sự biết ơn giữa người sống và những người đã khuất. Tuy vậy, đối với tôi, việc hóa vàng là từ tâm; không phải cứ mua nhà lầu xe hơi giấy là hiếu thảo, càng không phải mua lễ vật to, xịn, thì bạn sẽ được mưu cầu tư lợi.
Tuy nhiên để loại bỏ một hủ tục chẳng phải điều dễ dàng gì, nhất là khi nó đã xuất hiện từ tận thế kỉ 7. Nhưng tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Bước đầu, chỉ cần giảm bớt lại và dần dần loại bỏ hủ tục hóa vàng này. Chắc hẳn các cụ cũng chẳng mong gì hơn là con cháu hạnh phúc sum vầy, chứ không phải là u mê trong hủ tục hơn là thuần phong mỹ tục. Và điều gì đến từ trái tim sẽ mang lại an yên, phước lành, không phải đến từ những lễ nghĩa hình thức.
Lời cuối
Tôi nghĩ rằng nếu vẫn có người cố chấp, thì xin hãy đốt ở trong nhà ấy. Tương tự như hút thuốc, ai muốn tự giết chết lá phổi mình thì cứ hút tự nhiên một mình, đừng để làm ảnh hưởng tới người khác.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Bùi Hữu Hoài Nam
Xưa được đọc 1 câu truyện.
1 cô gái ăn mày (đại loại số cô khổ đủ đường) 1 hôm đk người ta cho 2 xu tiền. Cô ấy mới nghĩ mua gì để lên chùa khấn cầu mong thay đổi số phận, mua gì để tất cả sư sãi ở chùa để được hưởng, nhưng mua rồi thì cô lại đói. Thế là cô dùng hết 2 xu mua muối dâng lên nhà chùa. Quả nhiên sau này cô cưới được vua và làm hoàng hậu. Lúc này cô có tất cả, cô lại lên chùa cầu khấn, nhưng lần này lại không ứng nghiệm. Cô hỏi sư thầy. Sư thầy đáp "khi xưa con có 2 xu nhưng đó là tất cả những gì con có, con quên đi bản thân mình vì người khác, bây giờ con có tất cả nhưng là thuế của dân, là mồ hôi nước mắt của dân, chúng đều k phải của con."
Cũng là 1 câu truyện như bao câu truyện khác. Vậy ý nghĩa là gì?
Ít nhiều không quan trọng, thành tâm là đủ.
- Báo cáo
Hieubeo122
Tục đốt vàng mã bản thân nó ko hề xấu thậm chí ở thời điểm nó ra đời còn là phong tục khá nhân văn .Nếu tìm hiểu lịch sử sẽ thấy tất cả các quốc gia có phong tục tùy táng,có nghĩa là chết đi chôn theo của cải.Ở TQ 1 số vua chúa ác độc còn chôn sống cả quan lại ,mỹ nữ để sang bên kia có kẻ hầu hạ .Tùy táng là hủ tục vì nó làm tiêu tan 1 lượng lớn của cải của xã hội,và với 1 xã hội phát triển đó là điều khó chấp nhận.Người sống thì đau khổ do mất người thân lại phải chịu nghèo khó,trong khi người chết ko yên thân khi mộ của họ bị cướp phá mà Từ Hy thái hậu là ví dụ đau nhất. Hiểu rõ tín ngưỡng trần sao âm vậy nên vàng mã ra đời ví như vật thế mạng.Giả sử có nhà thì ta gấp nhà giấy để đốt,có tiền của bao nhiêu thì gấp giấy ra đốt.Ý niệm là thứ sẽ tồn tại qua kiếp giới nên tục đốt vàng mã nhanh chóng được làm theo dần đẩy tùy táng về hàng hủ tục.Ngày nay đốt vàng mã bị coi là xấu bởi cái tâm tham cầu vọng tưởng là chính,còn phong tục nào cũng có tầng ý nghĩa tốt đẹp riêng của nó
- Báo cáo
funny.whale
Cứ hai tuần là phải hít khói độc một lần, cuộc đời đau khổ làm sao
- Báo cáo

delete my account please
Hồi trước mỗi lần mẹ bắt xuống đốt là tui sốc khói trong đêm :ss
- Báo cáo

Navyblue Nerd

Tớ bị hen từ bé nên là rất khổ sở với khói. Có ông nào hút thuốc đứng cạnh là đã thấy khó thở cay mắt rồi. Đi ăn đồ nướng cũng chỉ dám đứng ngoài chứ đứng cạnh cái bếp than thì ăn đủ dù rất thích nấu nướng. Ngày tết không lên chùa vì đông người chen chúc với hương khói mờ mịt. Cứ tầm rằm tháng 7 đốt vàng mã + mùa gặt đốt rơm rạ là không dám ra đường luôn =)))
- Báo cáo
Phat Nguyen
Đốt vàng mã vốn là một nét văn hóa ta mượn từ Trung Quốc, mục đích ban đầu của nó rất hay là đơn giản là đốt mấy đồng tiền vàng mã kiểu để tưởng nhớ người đã khuất thôi, nếu xem phim cổ trang Tàu thì thấy người Tàu đốt vàng mã đơn giản chỉ là mấy miếng giấy tròn trắng chứ chẳng trang trí hoa văn màu mè gì cả, tôi cũng hỏi cha mẹ tôi thời trước cũng đốt vàng mã tượng trưng sơ sơ kiểu trên thôi chứ không màu mè như sau này, sau này kinh tế nước ta khá lên mới nghĩ đủ kiểu đốt vàng mã cầu kỳ đến nực cười, thiết nghĩ nên quay lại như thời xưa đốt vàng mã đơn giản thôi để giữ đúng ý nghĩa của nó và để thích hợp với cuộc sống văn minh bây giờ.
- Báo cáo