-Là một học sinh cấp 3, trải qua khá nhiều cuộc thi về mảng học thuật từ lớn tới nhỏ. Tôi mới chợt nhận ra vốn dĩ động cơ đằng sau việc tôi đi thi có khi không phải là sự đam mê, hoài bão mà nhiều người hay nghĩ , mà có lẽ chính là sự sợ hãi,....
Nỗi sợ đến từ thế giới xung quanh. Ba mẹ bảo nếu con không được giải cao thì ba mẹ mất mặt lắm, thầy cô bảo em lo mà thi cho tốt hãy cố gắng để lấy giải. Sau bao nhiều năm, mỗi lần tới mỗi cuộc thi nào đó, thì những câu vừa an ủi, vừa động viên nhưng mà cũng vừa tạo áp lực đó cứ vang vảng bên tai, và rồi tôi cứ thể mà trả lời "dạ, vâng con sẽ cố gắng ạ ", tuy nhiên đằng sau câu trả lời hết sức vô tư ấy là một nổi sợ vô hình mà chính tôi cũng không nhận ra, nỗi sợ làm ba mẹ, thầy cô thất vọng, hay là mất mặt với bạn bè,.....Và rồi nỗi sợ ấy lại được chuyển hoá thành động lực. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về loại động lực như thế này và nhận ra rằng, động lực ấy chính là cơ chế bảo về cơ thể khỏi những mối đe doạ từ môi trường xung quanh của con người chúng ta từ thời xưa. Tổ tiên ta khi gặp mối đe doạ như việc phải gặp một con hổ, họ lập tức sợ hãi, lúc này động lực ở mức độ cao nhất để giúp họ thoát khỏi mối nguy hiểm một cách nhanh nhất bằng cách bỏ chạy hoặc có thể cùng người khác chiến đấu với hổ. Tuy nhiên, nổi sợ ấy chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn cho tới khi mối đe doạ là hổ biến mất, khi so sánh với nổi sợ trong thế giới hiện đại, thật buồn là nó kéo dài hơn nhiều,...
Thay vì kéo dài trong một vài tiếng đồng hồ so với việc gặp hổ, nổi sợ ấy kéo dài tới vài tuần, vài tháng, hoặc có thể vài năm. Nổi sợ ấy làm cho chúng ta bị động, bởi chúng ta chỉ quan tâm tới việc làm sao để giải quyết mối hoạ mà ít khi mở rộng góc nhìn và quan tâm tới các khía cạnh khác trong cuộc sống. Việc thi đậu vào trường chuyên là điển hình của nổi sợ này, một đứa trẻ mới vào lớp 6 đã được hướng vào chuyên này chuyên nọ, rồi cứ thể cứ cắm đầu đi học thêm, khi tới lớp học thêm thì thầy tạo áp lực, về nhà thì cha mẹ lại dặn dò răn đe. Trong trường hợp của tôi, tối được cha mẹ hướng vào trường chuyên cuối năm lớp 7, và kể từ đó động lực đi học của tôi chỉ luẩn quẩn xung quanh nổi sợ, nếu không đậu trường chuyên thì sao?. Khi nhìn lại tôi cảm thấy rất tiếng, giá như tôi không có nổi sợ ấy, có lẽ tôi sẽ có thêm nhiều bạn bè, và không phải đánh đổi những thứ mà tôi nghĩ nó còn quan trong hơn việc đậu vào trường chuyên.
Suy cho cùng đa số mọi người trong thế giới hiện đại đều lấy động lực từ nổi sợ hãi, học sinh thì sợ điểm thấp, trường "dỏm", người đi làm thì lo lương thấp, sếp chửi, cha mẹ thì lo cơm áo gạo tiền. Người nghèo thì sợ không có tiền, người giàu thì sợ ít giàu hơn. Người có địa vị thì sợ mất chức,...
Vậy động lực thực sự nên đến từ đâu ?