"Đời học sinh trôi qua nhanh lắm, cố mà trân trọng". Bây giờ đi đâu tôi cũng nghe người ta lải nhải những câu như thế. Vì vẫn đang là học sinh, tôi có thể mạnh dạng đáp trả rằng là : "Có cái l*n". 
Tôi may mắn được trải qua môi trường trung học ở một đất nước Châu Âu, nhưng rồi tôi nhận ra là nó không màu hồng như tôi tưởng. Việc lao đầu học 12 tiếng một ngày còn chưa tính thời gian làm bài tập cũng đủ khiến não tôi kiệt quệ. Mỗi ngày thức đến 2-3h sáng cũng chả khiến tôi thành một kẻ xuất chúng hơn người, mà chỉ tạo ra một con gấu trúc ngủ gật ở trên lớp sang hôm sau. Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi là có ai thực sự tiếp thu tận 15 môn/1 tuần không.
Nhưng nhìn đám bạn của tôi ở Việt Nam thì tôi còn thấy thương chúng nó hơn, vì ít nhất, tôi vẫn có những ngày nghỉ thu hay nghỉ xuân. Do trái thời gian nên cả đám ít gọi điện và nói chuyện với nhau, nhưng cứ đến năm mới là phải video call đông đủ để chúc mừng. Nhờ vậy tôi mới hiểu rằng ta không cần nhiều bạn, ta chỉ cần bạn chất lượng.
Quay trở lại việc học, thực ra không phải tôi đang cố gắng đổ lỗi cho giáo dục đâu, vì dù là một thằng ngu, tôi vẫn hiểu, nếu không có giáo dục, ta sẽ không có một Việt Nam như ngày hôm nay. Nhưng...
Tôi thực sự thấy thương thế hệ học sinh hiện tại. Tôi cứ đặt câu hỏi là vì sao nước chúng ta học nhiều thế nhưng mãi vẫn không bắt kịp những quốc gia khác, liệu cách dạy của chúng ta đang có vấn đề, khi mà chúng ta cứ thay đổi và tăng thời gian học thay vì hình thức học ?. Phải nói thật là tôi rất nể những bạn học trường chuyên, vì tôi thực sự muốn xem trong đầu của họ có gì. Nhưng tôi ghét việc lấy điều đó làm chuẩn mực, từ khi nào mà một người bác xa cách đã lâu gặp, khi chạm mặt, câu đầu tiên họ hỏi là cháu học trường gì thay vì cháu có khỏe không ?
Cái gì thì cũng có lý do của nó, xã hội phát triển thì đồng nghĩa với việc mọi người phải đặt tiêu chuẩn cao hơn để nâng chất lượng đời sống. Thời ông bà tôi, việc đi học là điều xa xỉ. Còn thời bố mẹ, nhà đứa nào có điều kiện thì mới được đi học. Thời anh chị tôi, vào đại học đã là một thành tựu. Còn đến thời của tôi, đại học chỉ mới là điểm xuất phát. 
Cũng chả hiểu từ đâu ra, nhưng chúng tôi tự tạo áp lực cho chính mình còn nhiều hơn cả thầy cô hay cha mẹ, vì chúng tôi làm gì có quyền lựa chọn. Nếu có thì chỉ có thể là chọn giữa việc vứt đi cơ hội để tiếp nhận nhận kiến thức, chọn một cái nghề không cần chất xám, làm để ăn qua ngày và sống an nhàn tới cuối đời, hoặc lao đầu vào để thu nạp mọi "bí kíp" trước khi lao ra đấu trường mang tên "Cuộc đời", chiến đấu để dành một "Miếng thịt" như bao con mãnh thú khác.
Và nói lựa chọn nghe cho oai thôi, vì có chết chúng tôi cũng chọn phương án thứ hai. Vì ngoài việc sống cho chính mình, chúng tôi không muốn người đời nhìn chúng tôi với ánh mắt khinh rẻ. Đâm lao thì phải theo lao, chúng tôi phải cày như một một con trâu đúng nghĩa, sáng dậy sớm, tối về muộn. Nếu bạn để ý thì ngoài trâu ra, dáng người khi chúng tôi ngồi học cũng khá giống con tôm. Kiểu bề ngoài nhìn mắt to, "ngon nghẻ" nhưng trong đầu toàn shit :))))).
Hy sinh sức khỏe để đổi lấy thành công trong tương lai liệu có đáng ?. Câu trả lời là ở các bạn, nhưng đối với tôi thì nó sẽ là không. Bạn xây một căn nhà lớn, có một chiếc xe hơi, mang đồng hồ Rolex, rồi phát hiện mình bị ung thư ở tuổi 28, khi đó những thứ kia có còn ý nghĩa ?
Tôi chắc là khi đọc đến đây, sẽ có nhiều người đang nghĩ tôi than vãn. Và đúng vậy, thế hệ chúng tôi không được than vãn. Chẵng lẽ chỉ có ăn và học mà làm không được ?. Vậy các bạn có biết chúng tôi thực sự học cái gì không ?. Ngoài những thứ khô khan trên trường, chúng tôi còn phải học cách cư xử làm sao để không bị nói là mất dạy, phải biết những thứ mà thời bằng tuổi tôi, bố mẹ tôi đã biết, phải cho người đời thấy sự chăm chỉ của chúng tôi, và quan trọng, cho họ thấy rằng, chúng tôi là tương lai. Đến cả một trong bốn tứ khoái của con người là ngủ chúng tôi còn không có vậy thì bạn muốn chúng tôi phải thế nào nữa đây ?. 
Kể cả khi chúng tôi cho họ thấy sự tuyệt vời mà họ muốn thấy, chúng tôi cũng không biết họ thực sự trân trọng công sức của chúng tôi, hay chỉ là những thành tích mà chúng tôi đạt được ?. Một ngày nào đó, những giá trị cũ sẽ biết mất, và chúng tôi sẽ phải tiến hóa hơn cả chúng tôi của hiện tại. Chỉ là tôi không biết con cháu tôi sẽ khổ sở hơn, hay chúng sẽ di chuyển bằng đĩa bay, không trân trọng những gì mà chúng đang có như chúng tôi bây giờ ?. Và liệu khi đạt ngưỡng 50 tuổi, chúng tôi sẽ nhớ lại tuổi học trò với những kỷ niệm tươi đẹp, những tháng ngày rong chơi hồn nhiên, hay chỉ là những ngày ôn đề cương đến lúc phải truyền nước ?
P/S : Đây không phải là một bài viết để tranh luận, cũng không phải là để giải quyết vấn đề. Đối tượng hướng tới là học sinh, nếu bạn thấy khó chịu khi đọc thì kệ mẹ bạn :)