Thanh Lệ (清麗 - せいれい) là danh hiệu gần mới nhất của giới Nữ Lưu kì sĩ, khi mới chỉ ra đời vào năm 2019, và đã trải qua được 3 kì, gần nhất vào năm 2021 với chiến thắng không tưởng 3-2 của Kato Momoko (加藤桃子) trước nữ hoàng Satomi Kana (里見香奈), cũng tiện thể dừng luôn khả năng Lục quán của cô. Trong bài viết này, mình sẽ trình bày tất cả những hiểu biết, tìm hiểu của mình về danh hiệu này.
Kato Momoko đã đánh bại Satomi Kana trong loạt Bo5 với tỉ số 3-2. Mặc dù thắng trắng 2 game đầu, nhưng cô đã bị Kana lật ngược hai ván, nhưng cuối cùng thì ván 5 cô là người chiến thắng.
Kato Momoko đã đánh bại Satomi Kana trong loạt Bo5 với tỉ số 3-2. Mặc dù thắng trắng 2 game đầu, nhưng cô đã bị Kana lật ngược hai ván, nhưng cuối cùng thì ván 5 cô là người chiến thắng.

I. Tổng quan

- Tên đầy đủ: Taisei Cup - Thanh Lệ chiến. (大成建設杯清麗戦 - たいせいけんせつはいせいれいせん)
- Danh hiệu đạt được: Thanh Lệ
- Lần đầu được tổ chức năm 2019.
- Được đồng tổ chức bởi Liên hiệp Shogi Nhật BảnTập đoàn Taisei. Trước năm 2020, Thanh Lệ chiến được tài trợ bởi Hulic.
- Trận tranh danh hiệu theo thể thức Best of 5.
- Người chiến thắng Thanh Lệ chiến sẽ nhận ít nhất 7 triệu Yên.
Vào tháng 12 năm 2018, Liên hiệp Shogi Nhật Bản đã thông báo rằng sẽ tổ chức một danh hiệu mới tên là Hulic Cup - Thanh Lệ chiến với giải thưởng cho người chiến thắng là 7 triệu Yên, vượt qua cả MyNavi mở rộng Nữ Vương chiến với 5 triệu Yên là cao nhất trong quá khứ. (Fact: Nữ Vương cũng là một danh hiệu rất mới, khi mới chỉ bắt đầu tổ chức vào năm 2008). Hulic đã cùng với JSA đánh dấu cho sự bắt đầu cho danh hiệu thứ Bảy của giới Nữ Lưu kì sĩ, khi mà lúc đó chỉ có 6 danh hiệu cho nữ và tới 8 danh hiệu (Duệ Vương lúc đó đã xuất hiện) cho nam.
Nhưng, vào ngày 6/10/2020, Hulic đã thông báo rằng sẽ rút tài trợ khỏi Thanh Lệ chiến bằng việc thông báo sẽ đồng tổ chức danh hiệu thứ Tám của giới Nữ Lưu - Bạch Linh chiến với tiền thưởng khủng: 15 triệu Yên cho người chiến thắng. Ngay lập tức, Tập đoàn Xây dựng Taisei đã tiếp cận, và chính thức trở thành nhà tài trợ cho danh hiệu này tới bây giờ.
Nói về cái tên của danh hiệu này, trong buổi giới thiệu Thanh Lệ chiến, huyền thoại Ichiyo Shimizu - giám đốc của JSA đồng thời một kì thủ Nữ Lưu kì cựu đã phát biểu rằng danh hiệu này cho thấy sự thuần túy và vẻ đẹp, khả năng của trí lực, của tài năng các kì thủ nữ nói riêng và của phái đẹp nói chung. Bản thân Thanh Lệ, theo mình cũng là một cái tên đẹp.

II. Thể thức.

Thể thức của Thanh Lệ chiến giống với tất cả các danh hiệu chính thức, đều gồm có 2 giai đoạn chính: Xác định và Khiêu chiến.
Giai đoạn Một - Xác định gồm có hai Phase chính, là Sơ tuyển, và Khiêu chiến giả xác định. Trong đó, phần sơ tuyển sẽ là sự tham gia của tất cả các Nữ Lưu kì sĩ (kì thủ nữ chuyên nghiệp) có đăng kí tham gia ngoại trừ người đang cầm danh hiệu Thanh Lệ đương thời. Sau khi Sơ tuyển sẽ chọn ra 4 kì thủ xuất sắc nhất, đánh loại trực tiếp để chọn ra khiêu chiến giả cuối cùng, sẽ thách đấu người cầm danh hiệu Thanh Lệ trong Giai đoạn Hai - Khiêu chiến với một cặp trận chạm 3 (Best of 5, tổng 5 ván, ai thắng 3 ván trước là người chiến thắng chung cuộc). Sau đây, mình sẽ nói chi tiết hơn về thể thức của Thanh Lệ:

Giai đoạn Một - Xác định

Phase 1 - Sơ tuyển.
Trong Phase 1 gồm có hai phần nhỏ hơn, đó là phần Tử chiến và phần Tái thách thức, sau khi Tử chiến hoàn thành sẽ tới phần Tái thách thức. Hai phần này được nối với nhau, vì nếu không có Tử chiến sẽ không có Tái thách thức. Cụ thể như sau:
(Lưu ý: Các ván đấu trong Phase 1 có thời gian cho mỗi kì thủ là 2 tiếng - 10x60 byoyomi)
Phần một - Tử chiến:
Ảnh: Giai đoạn Một - Phase 1 - Phần Tử chiến của Thanh Lệ chiến kì 3, với Manao Kagawa Tứ đẳng là người chiến thắng. Tôi phải Zoom xuống tận 67% mới chụp đủ được, vì nhiều kì thủ quá các ông ạ...
Ảnh: Giai đoạn Một - Phase 1 - Phần Tử chiến của Thanh Lệ chiến kì 3, với Manao Kagawa Tứ đẳng là người chiến thắng. Tôi phải Zoom xuống tận 67% mới chụp đủ được, vì nhiều kì thủ quá các ông ạ...
- Các ván đấu trong vòng đầu của phần Tử chiến sẽ được đánh dấu theo bảng chữ cái Hiragana của Nhật đến một kí tự nào đó thì dừng, với Thanh Lệ chiến kì 3 là từ あ(a) - い(i) - う(u) - え(e) - お(o) cho tới は(ha) - ひ(hi) - ふ(fu) - へ(he) - ほ(ho).
- Các ván đấu trong vòng hai (1/16) được đánh dấu theo bảng chữ cái Latin, đến một kí tự nào đó thì dừng, như trên hình là từ a b c tới m n o p.
- Tương tự cách đều, vòng 3 (1/8) sẽ được đánh dấu bởi ま(ma) - み(mi) - む(mu) - め(me) - も(mo) và や(ya) - ゆ(yu) - よ(yo). Vòng 4 (Tứ kết) với q - r - s - t, Bán kết (Vòng 5) với ら(ra) - り(ri) và Chung kết Tử chiến với kí tự "u".
Người chiến thắng Tử chiến nghiễm nhiên vượt qua Phase 1, tiến thẳng vào Phase 2 mà không cần phải thi đấu phần Tái thách đấu.
Phần 2: Tái thách đấu:
Ảnh: Giai đoạn Một - Phase 1 - Phần 2: Tái thách đấu của Thanh Lệ chiến kỳ 3 với 6 kì thủ chiến thắng (chữ màu hồng) là Kato Momoko, Suzuki Kanna, phù thủy Nakai Hiroe, Ueda Hatsumi, Sae Ito và Yamane Kotomi. Tôi phần phải Zoom xuống tận 67%...
Ảnh: Giai đoạn Một - Phase 1 - Phần 2: Tái thách đấu của Thanh Lệ chiến kỳ 3 với 6 kì thủ chiến thắng (chữ màu hồng) là Kato Momoko, Suzuki Kanna, phù thủy Nakai Hiroe, Ueda Hatsumi, Sae Ito và Yamane Kotomi. Tôi phần phải Zoom xuống tận 67%...
Phần 2: Tái thách đấu gồm có tất cả các kì thủ nữ tham gia phần 1 nhưng không chiến thắng, tức là trừ người chiến thắng phần 1 ra thì tất cả sẽ tham gia phần này. Phần 2 này sẽ bắt đầu loại kì thủ, cụ thể như sau:
- Tất cả các kì thủ thua các ván đấu được đánh dấu từ あ(a) - い(i) - う(u) - え(e) - お(o) cho tới は(ha) - ひ(hi) - ふ(fu) - へ(he) - ほ(ho) chọn ra một kì thủ xuất sắc nhất.
- Tất cả các kì thủ thua các ván đấu được đánh dấu từ a - b - c cho tới m - n - o - p chọn ra một kì thủ xuất sắc nhất.
- Tương tự với ま(ma) - み(mi) - む(mu) - め(me) - も(mo) và や(ya) - ゆ(yu) - よ(yo); q - r - s - t và ら(ra) - り(ri), mỗi nhánh chọn ra một kì thủ xuất sắc nhất.
- Người thất bại trong Chung kết Tử chiến nghiễm nhiên trở thành kì thủ xuất sắc nhất thứ 6.
Sau đó, 6 kì thủ xuất sắc nhất được lựa chọn ra từ phần 2 sẽ tiếp tục phải đánh một loạt trận Single Elimination để chọn ra 3 kì thủ cuối cùng bước vào Phase 2 - Khiêu chiến giả xác định. Cụ thể, kì thủ thất bại trong Chung kết Tử chiến gặp kì thủ cuối cùng của nhánh は(ha) - ひ(hi) - ふ(fu) - へ(he) - ほ(ho), kì thủ chiến thắng trong nhánh ら(ra) - り(ri) gặp kì thủ trong nhánh a - b - c - m - n - o - p, và hai kì thủ cuối cùng của nhánh ま(ma) - み(mi) - む(mu) - め(me) - も(mo) - や(ya) - ゆ(yu) - よ(yo) và q - r - s - t sẽ đánh với nhau.
Ảnh: 6 kì thủ chiến thắng Phần 2: Tái khiêu chiến sẽ phải hoàn thành ván đấu cuối cùng nếu muốn bước chân vào Phase 2. Ba người chiến thắng là Kato Momoko Tam đẳng, Suzuki Kanna Tam đẳng và huyền thoại Nakai Hiroe Lục đẳng.
Ảnh: 6 kì thủ chiến thắng Phần 2: Tái khiêu chiến sẽ phải hoàn thành ván đấu cuối cùng nếu muốn bước chân vào Phase 2. Ba người chiến thắng là Kato Momoko Tam đẳng, Suzuki Kanna Tam đẳng và huyền thoại Nakai Hiroe Lục đẳng.
Phase 2 - Khiêu chiến giả xác định
(Lưu ý: Các ván đấu trong Phase 2 có thời gian cho mỗi kì thủ là 3 tiếng - 10x60 byoyomi)
Ảnh: Giai đoạn Một - Phase 2: Khiêu chiến giả xác định của Thanh Lệ chiến kì 3. Kato Momoko chính thức trở thành Khiêu chiến giả sau khi ngoi lên từ trận thua đầu tiên.
Ảnh: Giai đoạn Một - Phase 2: Khiêu chiến giả xác định của Thanh Lệ chiến kì 3. Kato Momoko chính thức trở thành Khiêu chiến giả sau khi ngoi lên từ trận thua đầu tiên.
Trong Phase 2, 4 kì thủ xuất sắc nhất sẽ đơn giản đánh Single Elimination - Loại trực tiếp với nhau để chọn ra một kì thủ xuất sắc nhất. Kì thủ này sẽ trở thành khiêu chiến giả, người thách đấu để tranh danh hiệu Thanh Lệ với đương kim của lúc đó.

Giai đoạn Hai - Khiêu chiến.

Ảnh: Satomi Kana, Momoko Kato và ban trọng tài thực hiện nghi thức để bắt đầu ván đấu thứ 3 của Thanh Lệ chiến kỳ 3.
Ảnh: Satomi Kana, Momoko Kato và ban trọng tài thực hiện nghi thức để bắt đầu ván đấu thứ 3 của Thanh Lệ chiến kỳ 3.
Trong Giai đoạn Hai - Khiêu chiến, khiêu chiến giả và người cầm danh hiệu Thanh Lệ sẽ thi đấu với nhau trong một cặp trận Best of 5 (ai thắng 3 ván trước là người chiến thắng trung cuộc). Mỗi ván đấu sẽ có thời gian 4 tiếng - 10x60sec byoyomi cho mỗi kì thủ, không quá dài. Người chiến thắng loạt trận Best of 5 này sẽ trở thành Thanh Lệ tiếp theo, hoặc là được bảo vệ, hoặc là khiêu chiến thành công.
Giai đoạn này được thầu bởi IgoShogiABEMA Premium, tức là không miễn phí để xem. Người chiến thắng cũng sẽ nhận về 7 triệu Yên tối thiểu.
Các bạn có thể xem kì phổ của cả Giai đoạn Một và Giai đoạn Hai (không phải ván nào cũng có, nhưng các ván càng gần trận tranh danh hiệu sẽ càng có khả năng xuất hiện) tại đây.

III. Một vài sự thật và tổng kết.

- Trước kì Thanh Lệ thứ 3 năm 2021, thế giới Nữ Lưu được thống trị bởi quái vật Satomi Kana (lên chuyên năm 16 tuổi, chiến thắng 12 kỳ Nữ Lưu Danh Nhân liên tiếp kể từ khi xuất hiện) với bốn danh hiệu, và nữ hoàng Nishiyama Tomoka (ăn một đống danh hiệu nhưng mãi mới chịu lên chuyên năm 25 tuổi (vào ngày 1-4-2021), nhảy một mạch lên Tam đẳng luôn). Chiến thắng của Kato Momoko kết thúc điều đó, hay nói cách khác, cô là gương mặt thứ ba cùng thống trị với hai mé đó.
- Thanh Lệ chiến là giải đấu thứ 3 của giới Nữ Lưu không có sự xuất hiện của các Nữ Lưu nghiệp dư.
- Bạn có thể tham khảo trang chủ của Thanh Lệ chiến tại đây.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết đầu tiên của mình trong năm mới 2022 về giới Nữ Lưu kì sĩ. Khi mình rảnh, mình sẽ tiếp tục viết về các danh hiệu nữ nhưng đặc biệt hơn như em út Bạch Linh chiến, Nữ Vương MyNavi mở rộng hoặc là Thương Phu Đằng Hoa chiến, một danh hiệu có tên rất fancy. Ngoài ra, giới Nữ Lưu còn có 4 danh hiệu khác lấy cảm hứng từ hệ thống chuyên nghiệp là Nữ Lưu Danh Nhân - Nữ Lưu Vương Tọa - Nữ Lưu Vương TướngNữ Lưu Vương Vị, mình sẽ viết riêng 2 bài về nó, các bạn có thể tìm đọc trên wall của mình. Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin thông qua các hyperlink mình đã dán trong bài. Một lần nữa, cảm ơn các bạn.
Đọc thêm bài cảm nhận của Nishiyama Tomoka về Bạch Linh chiến kỳ 1 với Watanabe Mana tại đây: