1. Độ cứng của nước là gì?
2. Phân loại độ cứng của nước
Người ta phân loại độ cứng của nước thành các loại:
Độ cứng toàn phần bao gồm tính cứng vĩnh cửu và tính cứng tạm thời. Có nghĩa là chúng chứa các muối như: MgCl2, MgSO4, CaSO4, CaCl2 và Ca(CO3)2, Mg(HCO3)2
Độ cứng vĩnh cửu (độ cứng phi cacbonat): Chứa muối clorua và sunfat như MgSO4, CaCl2 của canxi và magie. Nhiệt độ không thể làm giảm độ cứng vĩnh cửu bởi không tạo chất kết tủa. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng các chất hóa học như soda, vôi tôi… để giảm độ cứng.
Độ cứng tạm thời (độ cứng carbonate): Chứa muối hidrocarbonate của Canxi (HCO3)2 và Magie Mg(HCO3)2. Hợp chất này không tồn tại dưới dạng chất rắn, mà nó chỉ tồn tại trong dung dịch nước có chứa các ion canxi (Ca++), Bicarbonate (HCO3-) và cacbonat (CO3-–), cùng với carbon diocide dạng hòa tan (CO2)
3. Các mức độ cứng của nước
Theo cục khảo sát Địa chất Hoa Kỳ USGS Dựa vào chỉ số tổng nồng độ của các ion Ca++ và Mg++, độ cứng của nước được chia làm 4 cấp độ khác nhau, cụ thể:
Từ 0 đến 60 mg/lít: Nước mềm
Từ 60 – 120 mg/lít: Nước cứng vừa phải
Từ 121 – 180 mg/lít: Nước cứng
Trên 180 mg/lít: Nước rất cứng
4. Dấu hiệu nhận biết nước cứng
Nước cứng có hàm lượng magie cao sẽ có vị đắng.
Nếu dùng nước cứng để pha cà phê hoặc trà, sẽ có 1 lớp váng mỏng xuất hiện trên bề mặt.
Xà phòng tạo ít bọt hơn khi hòa vào nước cứng.
Xuất hiện các vết hoen gỉ, mảng bám tại các thiết bị đường ống dẫn nước, thậm chí gây tắc đối với các đường ống nhỏ, nhất là vòi hoa sen.
Các dụng cụ chứa nước, ấm đun nước, bình nước nóng lạnh, đáy lồng máy giặt… xuất hiện mảng bám, cặn.
Nước cứng khi dùng để làm nước đá sẽ tạo ra viên đá đục màu và nhanh tan chảy hơn thông thường.
Nguồn: Tổng hợp internet.
Xem thêm bài viết cùng Series ở đây.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất