Định hướng cho phim Sci Fi của Trung Quốc và các vấn đề tiềm tàng của nó
Bài viết được chia sẻ lại từ group Hội thích truyện Sci Fi (khoa học viễn tưởng/giả tưởng) với sự cho phép của chủ bài viết kiêm...
Bài viết được chia sẻ lại từ group Hội thích truyện Sci Fi (khoa học viễn tưởng/giả tưởng) với sự cho phép của chủ bài viết kiêm admin Long Nguyen. Nội dung đã có một chút chỉnh sửa cho phù hợp.
Cách đây ít lâu, Cục Quản lý Điện ảnh Quốc gia Trung Quốc đã phối hợp cùng với Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc để ban hành một văn bản hướng dẫn mới, tái khẳng định việc mình (hay ít nhất là bộ phận điện ảnh của mình) sẽ tập trung mạnh vào Sci Fi trong tương lai, đồng thời nêu ra một số tiêu chí cũng như mục tiêu mà họ muốn phim Sci Fi Trung Quốc phải đạt được.
Tài liệu khẳng định việc Trung Quốc thiếu phim Sci Fi nổi không phải là do thiếu thực lực, mà chủ yếu là do thiếu ý tưởng và kịch bản sáng tạo. Cái câu này thì chắc anh em hẳn nghe sẽ thấy khá quen, bởi vì đó chính là một đề tài đã được bàn khá nhiều trong group chúng ta mấy ngày vừa qua (cụ thể là ở đây, đây, và đây).
Cái tài liệu đề xuất rằng ngành điện ảnh nên tập trung vào việc tổ chức các vườn ươm tài năng cũng như những cuộc thi với giải thưởng hấp dẫn để giúp khắc phục tình trạng ấy, đồng thời thúc giục các liên hoan phim hay lập ra riêng hạng mục dành cho phim Sci Fi. Kết hợp kèm với nó thì việc chuyển thể các tác phẩm Sci Fi có sẵn, bao gồm truyện văn học (*khụ*Tam Thể thế nào rồi?*khụ*), hoạt hình, và game cũng nên được khuyến khích, bởi lẽ đây là một nguồn nội dung có sẵn rất dồi dào. Tài liệu cũng bảo cần đầu tư cho Sci Fi một cách có hệ thống thông qua việc để học sinh các cấp tiểu học và trung học cơ sở được xem nhiều phim Sci Fi xuất sắc, còn các trường đại học thì nên được khuyến khích tăng cường đào tạo các mảng liên quan đến Sci Fi.
Lẽ đương nhiên, một mình câu chuyện thì chưa đủ để làm nên một bộ phim Sci Fi hay, thế nên tài liệu cũng bảo các ngành công nghiệp bổ trợ, bao gồm công nghệ thiết kế kỹ xảo và trang thiết bị hỗ trợ quay phim, cũng cần được đầu tư phát triển. Nó thậm chí còn công nhận chuyện phim Sci Fi không phải là phương thức sinh lời nhanh chóng và chắc cú nếu đem ra so với các mô hình đầu tư khác, thế nên các tổ chức tài chính cần nghiên cứu những loại hình cho vay cũng như đầu tư mới, phù hợp với đặc thù của tạo dựng phim Sci Fi.
Lẽ đương nhiên, một mình câu chuyện thì chưa đủ để làm nên một bộ phim Sci Fi hay, thế nên tài liệu cũng bảo các ngành công nghiệp bổ trợ, bao gồm công nghệ thiết kế kỹ xảo và trang thiết bị hỗ trợ quay phim, cũng cần được đầu tư phát triển. Nó thậm chí còn công nhận chuyện phim Sci Fi không phải là phương thức sinh lời nhanh chóng và chắc cú nếu đem ra so với các mô hình đầu tư khác, thế nên các tổ chức tài chính cần nghiên cứu những loại hình cho vay cũng như đầu tư mới, phù hợp với đặc thù của tạo dựng phim Sci Fi.
Quan trọng nhất, tài liệu còn đề cập đến tiêu chuẩn nội dung mà các tác phẩm điện ảnh Sci Fi cây nhà lá vườn nên hướng tới. Và cái đoạn này thú vị lắm 🐧.
Tài liệu tuyên bố các nhà làm phim cần giúp phổ biến tư tưởng khoa học và khơi dậy tinh thần đam mê khoa học của công chúng, đồng thời chú trọng nêu bật các giá trị văn hóa và thẩm mỹ của Trung Quốc. Đây đều là những mục tiêu tốt đẹp cả, nhưng toẹt dzời ở chỗ nó lại khẳng định rằng ưu tiên số một của các nhà làm phim là phải thấm nhuần và thể hiện thật tốt Tư tưởng Tập Cận Bình, đồng thời phải phim theo một “hướng đi đúng đắn” mà chính phủ Trung Quốc đã đề ra.
Anh em đến đây chắc hiểu rồi nhỉ 🐧?
Công bằng mà nói, việc Trung Quốc muốn truyền bá giá trị văn hóa của bản thân ra quốc tế thì mình thấy không có vấn đề gì hết, và thậm chí còn rất ủng hộ. Như đã nói trong một bài bàn về việc sử dụng Sci Fi như “vũ khí văn hóa” (anh em có thể đọc đủ ở đây), bên phương Tây (đặc biệt là Freedomland) đã làm điều này từ rất lâu nay rồi. Các thành phẩm của Hollyweed luôn ngầm đề cao các giá trị, các tư tưởng mà xã hội phương Tây coi trọng, và chúng dần khiến dân từ các nền văn hóa khác coi những giá trị và tư tưởng ấy như một chuẩn mực để hành xử, và thậm chí còn quay lưng lại với những truyền thống văn hóa của dân tộc mình, bất kể đúng sai. Nay có thêm một ông lớn mang những tư tưởng và nét văn hóa Á Đông thuần túy ra cân lại thì ít nhất thị trường sẽ cân bằng hơn, giúp thiên hạ có đối tượng để so sánh, và từ đó biết tiếp thu một cách chọn lọc hơn.
Nhưng riêng cái quả Tư tưởng Tập Cận Bình thì quả đúng là khó ngửi kinh khủng. Cái thứ nhất là nó “gò” cho Sci Fi buộc phải chạy theo đúng một cái khuôn đã định sẵn. Bất kể cái khuôn đấy có rộng cỡ nào thì nó vẫn cứ có giới hạn, khiến cho tự do của bên sản xuất tác phẩm bị thu hẹp lại một cách đáng kể. Làm vậy thì chẳng khác nào mấy bố tự bắn vào chân mình, bởi vì muốn có kịch bản hay mà lại cứ trói tay người ta thì còn làm ăn gì nữa? Thế này mà muốn đấu với Hollyweed thì chắc phải viết thư qua bên kia lạy nó cấm tuyển người da trắng vào làm phim thì may ra mới có cơ hội tỉ thí ngang tài ngang sức.
Nhưng cái thứ hai thì mới thực sự nghiêm trọng. Như anh em đã biết, Trung Quốc vốn mang trong đầu một cái tư tưởng bành trướng rất láo lờ. Chẳng cần phải nói gì xa xôi cả, hãy đếm thử xem trong riêng năm nay thôi, báo đài đã đăng bao nhiêu cái tin về tàu cá Việt Nam bị tàu “lạ” quấy nhiễu, hay việc các vùng lãnh thổ biển đảo của chúng ta cứ ngang nhiên bị bên Trung vào diễn trò mà xem. Cái này chẳng riêng gì nước ta bị, mà hàng loạt những nước khác như Ấn, Nhật, Phil cũng đều dính hết. Bây giờ nếu Sci Fi mà phải làm theo định hướng của chính quyền Trung Quốc, thế thì rất có khả năng các đội biên kịch sẽ thường xuyên được “thăm hỏi,” yêu cầu thêm thắt chỗ này tí, chỗ kia tí. Nó sẽ toàn là những tiểu tiết lặt vặt thôi, chẳng hạn cái bản đồ mờ mờ ở xa tự nhiên có gạch, hoặc một số nhân vật ở quốc gia nào đó sẽ ăn nói theo kiểu hơi bất thường, hoặc một số cái mốc nào đấy có chút thay đổi về số liệu/ngày tháng…
Với những người trực tiếp liên quan như chúng ta thì có thể sẽ nhận ra và lên tiếng phản đối, nhưng với cộng đồng quốc tế thì có thể sẽ không nghĩ vậy. Trải qua một thời gian hấp thụ các sản phẩm văn hóa đó, họ sẽ dần “biết” là mấy cái đấy nó hoàn toàn bình thường, và nếu có ai (tức chúng ta) nói ngược lại thì là sai. Thậm chí, có khi lúc ta lên tiếng phản đối mấy thứ kia, cộng đồng quốc tế sẽ cảm thấy có mỗi chuyện “bé tí” thế mà cũng làm nhặng xị lên, và dần hình ảnh của chúng ta sẽ trở nên xấu đi trong mắt họ. Và riêng cái vấn đề tranh chấp lãnh thổ mà để mất sự ủng hộ của quốc tế thì nó mệt vl ra ấy các bác ạ. Nước cờ này cũng 4D ra phết.
May mắn là cái tài liệu này không phải là luật lệ hay có tính ràng buộc pháp lýgì hết, mà chỉ như mấy cái hô hào cổ động “trồng cây mũi nhọn” các bác nhà mình vẫn thỉnh thoảng ban bố thôi. Vậy nên các nhà làm phim cũng chẳng đến nỗi buộc phải tuân thủ răm rắp.
Nhưng đây là Trung Quốc. Thế nên là… ừ 🐧.
----- Bài đăng gốc:
Trung Quốc và định hướng cho phim Sci Fi
Cách đây ít lâu, Cục Quản lý Điện ảnh Quốc gia Trung Quốc đã phối hợp cùng với Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc để ban hành một văn bản hướng dẫn mới, tái khẳng định việc mình (hay ít nhất là bộ phận điện ảnh của mình) sẽ tập trung mạnh vào Sci Fi trong tương lai, đồng thời nêu ra một số tiêu chí cũng như mục tiêu mà họ muốn phim Sci Fi Trung Quốc phải đạt được.www.facebook.com
Cách đây ít lâu, Cục Quản lý Điện ảnh Quốc gia Trung Quốc đã phối hợp cùng với Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc để ban hành một văn bản hướng dẫn mới, tái khẳng định việc mình (hay ít nhất là bộ phận điện ảnh của mình) sẽ tập trung mạnh vào Sci Fi trong tương lai, đồng thời nêu ra một số tiêu chí cũng như mục tiêu mà họ muốn phim Sci Fi Trung Quốc phải đạt được.www.facebook.com
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất