Nguồn mtrend.vn : Chiếc đồng hồ là biểu tượng của sự chờ đợi
Nguồn mtrend.vn : Chiếc đồng hồ là biểu tượng của sự chờ đợi
Ta chờ đợi điều gì đến sau mỗi giây làm việc cực nhọc. Những gì mà ta không mong muốn, ta muốn điều gì? Có phải vì ta thiếu nên ta mới muốn? Rất cuộc thì cảm giác đưa đẩy ta đi đến những quyết định, tạo lên những chặng đường dài để rồi dừng lại, và lại tiếp bước không ngừng. Rốt cuộc ta đâu là thứ sẽ làm thỏa mãn ta.
Chúng ta đang tìm kiếm điều gì.
          Đứa trẻ cảm thấy vui khi chúng được tự do vui chơi trong những tháng ngày yên bình của thế giới, vui vì có đồ ăn ngon và ăn mặc đẹp để khoe với lũ bạn. Chúng được giao tiếp với thầy cô rồi bạn bè, được hiểu thêm về thế giới qua những bài giảng, tiếp thu thêm biết bao điều thú vị qua lời kể của người lớn, vui chơi nhảy múa ca hát, bao niềm vui nỗi buồn. Dần dần suy nghĩ của bọn trẻ đó định hình rằng mọi thứ diễn ra xung quanh như thế là điều rất bình thường và cái sự bình thường đó sẽ dần dần làm chúng mất đi sự tha thiết như thuở đầu. Từ con siêu nhân, búp bê với gói snack trên tay ăn trước mặt bộ phim yêu thích trên TV đến chiếc điện thoại smartphone trên tay lướt facebook, youtube hay tiktok cả ngày. Niềm vui là thứ sẽ tăng tiến theo thời gian, không phải theo hướng chất lượng mà là từ cảm giác. Niềm vui thì vẫn thế chẳng thay đổi, chỉ có việc ta coi trọng cái cảm giác mới mẻ từ chiếc smartphone hơn là con siêu nhân bất động.
          Cảm giác của sự thoả mãn khi đạt điều gì đó là một thứ cảm xúc rất đặc biệt, nó sẽ lớn dần theo những gì mà ta đã hi sinh để đạt được điều đó. Nhưng nó không có nghĩa rằng sẽ thoả mãn toàn bộ những mong muốn của ta, đơn giản vì con người khi không chi mong muốn đạt được điều gì đó và đôi khi sự thoả mãn chỉ diễn ra rất ngắn trước khi chính thứ cảm xúc đặc biệt đó bị dập tắt bởi sự hi sinh đã bỏ ra.
Cảm xúc là một thứ rất khỏ dễ diễn tả bằng lời và nó cũng khó kiểm soát nữa nên là để hiểu được cảm xúc của ai đó là cả một quá trình gian nan, không phải vì chặng đường đó dài mà là vì nó rất nhiều ngã rẽ, như cảm xúc thì thay biến đổi bất thường tuỳ theo từng người. Việc ta kiểm soát được dòng cảm xúc là vì ta định hình cho dòng cảm xúc đó theo những luật lệ mà ta đặt ra: Như khóc khi đau, cáu giận khi bị đánh, buồn khi mất thứ mình thích hay là vui vì được ở cạnh người mình yêu... Ta định hình sẵn dòng cảm xúc tuân theo các thời điểm khác nhau từ trước nên ta dễ dàng điều khiển được nó, nhưng khi gặp phải các trường hợp chưa thể định trước được, ta dễ để cảm xúc mất phương hướng, rơi vào trạng thái không kiểm soát và dễ hoảng loạn.
          Vậy thì cảm xúc thì nó có liên gì đến cái gọi là “hạnh phúc” thứ mà ta còn chẳng biết nên miêu tả thế nào sao cho rõ rệt, nó rất khó hình dung, như cách mà cảm xúc của chúng ta hình thành vậy. Nó hiện hữu ở cả những cảm xúc vui nhất, ngay ở những cảm xúc buồn nhất, cạnh ngay sự tức giận đến cùng cực mà còn trong sự lắng đọng của cảm xúc. Lý trí của ta là thứ dẫn lối cho dòng cảm xúc và con tim là thứ tạo ra những cảm xúc đó, với mỗi cá thể độc lập sẽ độc luôn cả cách nhìn nhận ở cuộc sống mà từ đó cấu thành lên cảm xúc khác nhau. Nếu nói vậỵ thì chẳng phải nói rằng “hạnh phúc” là thứ khác biệt ở từng người chăng? Đúng vậy, vì “hạnh phúc” có liên hệ cảm xúc nên sẽ tạo ra sự khác biệt ở từng người.
          Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, “hạnh phúc” của mỗi người có thể giống nhau. Lấy ví dụ về cuộc kháng chiến chống quan xâm lược của dân tộc ta. Uớc muốn chung của nhân dân ta khi đó là sự độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc... Chính vì những điều đó nên dân ta trăm năm đấu tranh trước ách xâm lược thực dân, đế quốc. Khi dành được những điều đó vào năm 1945, 1954 và 1975 “hạnh phúc” là từ được dùng cho những cảm giác chung nhất đó. Nhưng cũng tồn tại cả sự đau buồn, xen lẫn tức giận trong gia đính những người mất đi người thân yêu của mình vì chiến tranh. Tương tự với bên kia chiến tuyến là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, ngoài những cảm xúc chung là mừng vui khi người thân yêu trở về và cảm xúc buồn đau oán hận đối với gia đình những người lính. Thì những kẻ cầm quyền gây chiến tranh, cũng chẳng vui vẻ gì khi đánh mất sự sung sướng của chúng và lợi ích đất nước chúng bằng sự đau khổ của đất nước khác, có thể coi là chúng vừa đánh mất “hạnh phúc” của mình rồi đấy.
Đừng hiểu nhầm ở đây là tôi cho rằng chiến tranh là đúng và bọn xâm lược kia là vô tội, tôi đang nói dựa trên sự khách quan với cái nhìn ở cả hai phía. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì những gì tôi viết thì xin thứ lỗi cho việc sử dụng ngôn từ không chuyên nghiệp của mình.
Trở lại với những đứa trẻ. Giả dụ chúng sinh ra ở nơi đang xảy ra chiến tranh, lớn lên với việc đầu tranh mỗi ngày để sống sót. Bạn nghĩ chúng sẽ mong muốn điều gì? Liệu có còn là con siêu nhân hay bút bê nữa hay không? Hay là chiếc smartphone chẳng hạn, liệu chúng có vui với những thứ đó hay không? Chúng sẽ “hạnh phúc” khi được đi học ư, khi mà việc tìm hiểu thế giới này trong sự loạn lạc mà chả biết sống chết ra sao thật là một điều xa xỉ. Càng hiểu thêm về thế giới bên ngoài, bọn trẻ càng mong muốn được sống như bọn trẻ ở sinh ra ở một nơi yên bình kia, nhưng sự nghiệt ngã của số phận buộc chúng phải cầm vũ khí để chiến đấu hay vì đồ chơi. Chúng sẽ cảm thấy “hạnh phúc” với mỗi sáng ngon giấc yên bình, được ăn một bữa đủ, được no ấm, được tìm hiểu, được yêu thường, được ở cạnh người thân hay đơn thuần là không còn tiếng bom đạn khói bụi ở cạnh mỗi giờ nữa. Tôi không khẳng định bọn trẻ hay những người lớn đang trải nghiệm hoặc đã từng trải quá chiến tranh sẽ có đạt được cảm giác “hạnh phúc” khi có những điều trên. Chỉ ít thì chúng tồn tại, ít nhất là trong những mong muốn của họ.
 Nên có thể thấy rằng cuộc sống môi trường ảnh hưởng đến tâm trí của ta thế nào, cũng như nó góp phần hình thành cảm xúc rồi đến “hạnh phúc” của ta ra sao.
          Càng hiểu thêm về thế giới, càng nhận thức rõ bản thân muốn gì và cần gì, ta càng đặt ra cho bản thân những mong muốn, những mục tiêu để đạt được. Chúng ta tìm kiếm những nút thắt để giải thoát cho sự kìm nén của cảm xúc, để nó dâng trào khi ta có được thứ ta muốn, cùng lúc để nó lẫn áp đi những cảm giác nuối tiếc cho sự đánh đổi trước đó. Chúng ta đang tím kiếm “ hạnh phúc” mỗi ngày, không chỉ để thoả mãn mà còn để bù đắp cho sự thiếu thốn ấy.
Những mảnh ghép...còn thiếu.
          Cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, thiếu ngủ mà được ngủ nghỉ thì còn gì bằng. Đang thèm ăn mấy món ngon trên quảng cáo mà không có tiền, tự dưng mai được bạn bao ăn thì vui biết mấy. Hay là deadline sắp đến hạn mà chẳng có ý tưởng gì, đang lướt web thì bỗng nảy ra ý tưởng, thế là không phải lo về việc trễ hạn nữa. Bạn chưa thấy mấy cái này đủ cảm xúc đạt đến “hạnh phúc” thì hãy tiếp tục ngay sau đây.
          Người mẹ lạc con năm xưa, luôn đi tìm kiếm con mọi lúc mà bán đi cả những gì quý giá nhất của mình để tìm lại được. Sự thiếu vắng của đứa con khiến bà chẳng còn là bà như ngày xưa nữa cho đến một ngày, thay tin con bà được tìm thấy bình an vô sự và trở về với bà. Đó cũng là niềm vui, nhưng niềm vui ấy hết sức mãnh liệt.
Người bệnh nhân bị mắc ung thư nghiêm trọng và bác sĩ chẩn đoán chỉ còn kéo dài thời gian sống tầm ba tháng nữa nếu được chạy chữa thuốc men liên tục. Thay tin thì cả gia đình đều buồn bã, cha mẹ cậu phải gồng gánh một khoản tiền lớn để duy trì sự sống cho cậu, đứa em lớp 10 cũng phải ở nhà đi làm vì để giúp phần nào cho cha mẹ. Thấy vậy cậu đau lắm, cậu cũng muốn mau chóng bình phục, đó là ước mơ cậu kể từ khi nghe mình mắc bệnh nan y. Nhưng nghe về việc khả năng khỏi bệnh rất thấp và mọi người đang hi sinh rất nhiều về mình. Cậu ra quyết định ngừng chữa trị, về bên gia đình trong những ngày cuối và hiến tặng những phần có thể để giúp người khác. Ngày cậu ra đi mọi người đều khóc, đó không phải là điều họ muốn. Còn với những người được cậu hiến tặng thì đều vui mừng, đó là “hạnh phúc” của họ. Với cậu thì “hạnh phúc” đã chuyển từ sự níu kéo sự sống để xoá bỏ đi áp lực đồng tiền của gia đình, để giải thoát họ khỏi những ngày mệt nhoài của cuộc sống và đôi khi là hạnh phúc của người khác. “Hạnh phúc” giờ đây là sự xen lẫn của vui và buồn.
Đối với một dân tộc bị áp bức và bóc lột, họ thiếu đi sự tự do, thiếu đi hoà bình ấm no. Mỗi ngày với họ phải làm việc để dẫu bị hành hạ, để nuôi sống bản thân và gia đình.  Họ nhẫn nhịn và chịu đứng nhưng đến cùng cực thì buộc phải đấu tranh để giải thoát. Đấu tranh ách phải có đổ máu, đó là máu của vô số ước mơ, của vô vàn niềm vui, của nỗi buồn, giận dữ, khóc lóc, của cảm xúc, của “hạnh phúc” bị tước đi để đổi lấy “hạnh phúc” chung của toàn dân tộc, để bảo vệ “hạnh phúc” của thế hệ mai sau, của chúng ta lúc này. Và nó đã được bù đắp bằng hoà bình hiện nay.
Chúng ta đã luôn vậy, luôn tìm kiếm cách để đạt được mọi thứ bởi nó làm ta thoả mãn tâm trí, vì nó giúp ta bù đắp những sự “thiếu” mà chỉ chúng ta mới cảm nhận được. Vì sau cùng khi ta mong muốn nhiều hơn, thì ta cũng tự cho rằng mình thiếu nhiều hơn, càng thiếu thì càng muốn, nó bù đắp lại cho nhau để rồi tạo ra cảm giác mãnh liệt của cảm xúc khi ta đạt được điều ta hằng mong muốn, điều ta đang thiếu...
Lời kết.
          Sẽ thật là vô nghĩa khi cố định nghĩa của một khái niệm như “hạnh phúc” khi mà nó là thứ do chính ta tạo ra, tồn tại vì chúng ta và chỉ riêng ta mới có thể cảm nhận được cảm giác đặc biệt đó khi đạt được điều mà ta đã đặt ra. Chúng ta tự tạo ra “hạnh phúc” của mình, tạo ra lý do và động lực để tiến đến “hạnh phúc”. Và khi ta có được rồi thì ta sẽ cảm nhận được nó, dù rằng đã hi sinh không ít cũng nhiều.  Nhưng hãy cứ tin rằng đây không có điểm dừng nào là mãi mãi, vẫn còn rất nhiều mảnh ghép đang chờ để được ghép vào cuộc đời mỗi chúng ta, những mảnh ghép của cảm xúc thoả mãn sự thiếu sót của tâm hồn để hoàn thiện ta, cho đến khi ta có được cảm giác hạnh phúc mãi mãi.