Đỉa là con gì?
chắc là mọi người còn nhớ đến bài 17 một số loài giun đốt khác của chương trình sinh học 7 (hoặc không). Và đúnggggg voại con đỉa chính là một sinh vật sống dưới nước thuộc ngành giun đốt. Nó có thân mềm và nhầy phù hợp với việc bơi lội trong nước. Thức ăn của chúng là các phiêu sinh phù du trong nước(con đỉa) và trên lá cây(con vắt) (mấy đứa nông thôn hay là trên rừng thì còn lạ gì mấy con này)
Đặc điểm cơ thể
Vì là một loài giun đốt nên với cấu trúc này khiến cho mỗi đốt là một phần của cơ thể, có thể điều chỉnh ở một mức độ nhất định hoạt động chung của cơ thể. Đó là lý do chủ yếu cho việc khi cắt/gây tổn thương cá thể ở một số vị trí nhất định thì cá thể đỉa cũng như giun đốt có khả năng tái sinh và hình thành nên cá thể mới. Tuy nhiên, sự tái sinh này là hữu hạn, nếu làm phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù chỉ cắt cá thể ra làm đôi thì cá thể cũng không có khả năng tái sinh. Mặt khác, ngành Giun đốt đã xuất hiện hệ thống tuần hoàn kín, nên nó cũng sẽ không có khả năng tái sinh trong điều kiện đã phơi khô hoặc đốt cháy.
Chúng có thân mềm và nhầy phù hợp với việc bơi lội trong nước. Thức ăn của phần lớn các loài đỉa là máu các loại động vật. Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu xong còn để lại trên người vật chủ một nốt tattoo hình logo xe mercedes khá ngàu (-.-). Đỉa tiết ra chất chống đông máu nên vết chích sẽ bị chảy máu liên tục. Một số bệnh viện đã dùng đỉa, như loài Hirudo medicinalis(đỉa trâu), để chống bệnh máu đông cho bệnh nhân. Y học cổ truyền phương Đông dùng đỉa để hút các ổ máu tụ, máu bầm, áp xe mà không cần mổ.
Trong dân gian có một vài tin đồn về khả năng "tái sinh vô hạn" của đỉa. Tuy nhiên, với góc nhìn khoa học, ta hoàn toàn có thể giết chết đỉa bằng một trong các cách sau:
Cắt theo chiều dọc (hình thức phá vỡ thể xoang)
Bằng môi trường cồn
Cơ chế săn mồi
Khi một loài động vật có xương sống đi xuống vùng có đỉa cử động của nạn nhân sẽ thu hút những con đỉa ở xung quanh và rồi điều gì đến cũng đã đến, những con đỉa lao vào nạn nhân rồi dùng 2 giác mút ở hai đầu bám chặt vào nạn nhân rồi dùng 3 chiếc răng sắc như dao cạo nhẹ nhàng rạch vài đường cơ bản trên cơ thể nạn nhân sau đó nó tiết ra nước bọt để chống đông máu và gây tê cuối cùng là xin nhẹ tí huyết (gọi là xin nhẹ tí huyết chứ thực chất là hút đến cái mức no căng mới chịu nhả). Mọi thao tác trên đều rất nhẹ nhàng và hầu như nạn nhân của chúng cũng không cảm nhận được cho đến khi thấy ngưa ngứa thì lúc đó đỉa đã cao chạy xa bay hoặc hút no mòng rồi.
kết luận lại đỉa là loài vừa có lợi lại vừa có hại. Và như thường lệ ai có góp ý hay thắc mắc gì thì cứ để lại dưới phần comment mình sẽ upvote và trả lời tất cả những gì các bạn đã comment
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất