5 Giá trị của pháp quyền
Định nghĩa về Pháp quyền của Mỹ như sau :
Everyone must follow the law
No one is above the law
Tất cả mọi người đều phải tuân theo luật pháp, không ai được đứng trên luật pháp. Nhân quyền chỉ dành cho những người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi vi phạm, chà đạp hiến pháp và pháp luật đều bị trừng trị nghiêm khắc. Với xã hội, luật pháp là cơ sở cho việc giải quyết các mối quan hệ xã hội, thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hành vi xã hội, nhờ đó mỗi người ý thức được những hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào được ngăn cấm. Quan trọng hơn, luật pháp đảm bảo và bảo vệ quyền con người như : quyền được sống, quyền được tự do, bình đẳng, quyền được hạnh phúc,....Với nhà nước, hiến pháp và pháp luật là cơ sở pháp lí cho tổ chức, hoạt động của nhà nước, cơ sở cho kiểm soát quyền lực .Nó là công cụ quan trọng nhất giúp nhà nước điều tiết, quản lí xã hội, kiến tạo xã hội phát triển.
Hiến pháp và pháp luật là nhân tố chính hình thành nên thể chế của 1 quốc gia, dân tộc .Thể chế chính là chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển, quốc gia này thịnh vượng hơn quốc gia kia là ở thể chế . 3 đột phá chiến lược trong văn kiện đại hội Đảng đưa đất nước phát triển tới năm 2030 là đột phá thể chế kinh tế thị trường, đột phá hạ tầng và đột phá nguồn nhân lực thì trong đó đột phá về thể chế được nhấn mạnh và đưa lên làm ưu tiên hàng đầu. Nếu chúng ta có 1 thể chế kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng tốt , 1 thể chế thu hút nhân tài vào bộ máy nhà nước, bảo vệ người tài tốt, 1 thể chế cho môi trường kinh doanh thuận lợi thì k có lý do gì đất nước k phát triển.
Chúng ta đang sống trong trật tự thế giới đa cực mà ở đó luật pháp quốc tế là nền tảng cơ bản trong xử lí, điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế . Luật pháp quốc tế là công cụ hàng đầu để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các quốc gia. Nhưng trong thực tế, luật pháp quốc tế lại bị các nước lớn chà đạp, lợi dụng để đạt được những mục đích, lợi ích của mình. Sự kiện Nga đưa quân xâm lược Ukraine-quốc gia có chủ quyền khi NATO mở rộng về hướng Đông, Trung Quốc liên tục có các hành vi bắt nạt, xâm phạm chủ quyền các quốc gia có chủ quyền ở biển Đông và biển Hoa Đông hay Mỹ và các đồng minh tấn công Iraq, lật đổ chế độ Saddam Hussein,.... Đây là những hành vi chà đạp luật pháp quốc tế nghiêm trọng cần được lên án. Một thế giới sẽ hòa bình nếu các quốc gia thượng tôn luật pháp quốc tế, xử lí mọi xung đột lợi ích bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế
6 Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật
Chúng ta có 7 môn nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn học, sân khấu, điêu khắc, điện ảnh. Mỗi loại hình nghệ thuật có sự thể hiện cái đẹp riêng .Cái đẹp trong nghệ thuật được biểu hiện ở hình thức và nội dung . Về nội dung, 1 tác phẩm đẹp khi nó phản ánh được cái đẹp trong tự nhiên và đời sống xã hội. Về hình thức, 1 tác phẩm đẹp thể hiện mức độ của sự hoàn thiện – hoàn mỹ trong tính đa dạng; phong phú của các trường phái thẩm mỹ mang lại cho người thưởng thức những xúc cảm tinh thần .
Xét về mặt nội dung, một tác phẩm nghệ thuật đẹp khi nó phản ánh chân thực cái đẹp của hiện thực cuộc sống. Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn trước hết từ chính những cái đẹp của thế giới tự nhiên, của con người, của cuộc sống. Bởi vậy, đến với nghệ thuật, chúng ta có thể tìm thấy tất cả những biểu hiện đa dạng của cái đẹp trong thế giới tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội. Cái đẹp của thế giới tự nhiên được khắc họa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết của mùa xuân: “Cỏ xanh xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đến cái phập phồng, rạo rực của mùa hè: “Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. Trong những bức tranh của họa sĩ Nga Levitan, người ta lại nhìn thấy vẻ đẹp phong phú của cuộc sống hiện lên qua những nếp nhà gỗ đơn sơ, mộc mạc ở nông thôn, trong sắc vàng rực rỡ của tiết trời thu.
Cái đẹp của thế giới tự nhiên khi đi vào trong nghệ thuật, qua sự sáng tạo của con người đã trở nên rực rỡ, lung linh với muôn sắc màu. Song có lẽ cái đẹp mà nghệ thuật quan tâm và tập trung chú ý hơn cả là vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp hình thể con người xưa nay luôn là đề tài hấp dẫn với nghệ thuật. Pho tượng David của Michelangelo sống mãi cùng với thời gian bởi trong tác phẩm này, nhà điêu khắc đã thể hiện vẻ đẹp hoàn hảo, tuyệt mỹ về hình thể con người. Đó là chân dung một chàng trai với thân hình lực lưỡng, cân đối, đôi mắt gợi cảm mở to điềm tĩnh, linh hoạt, sống mũi thẳng… tất cả đều gợi lên vẻ đẹp, sức mạnh, hạnh phúc của tuổi trẻ. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân cũng đã từng làm rung động bao thế hệ con người.
Tuy nhiên, cảm xúc thẩm mỹ mà nghệ thuật đem lại cho ta không chỉ dừng lại việc miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của con người, mà quan trọng hơn, nghệ thuật còn khám phá cái đẹp bên trong của con người, cái đẹp ở nhân cách, phẩm chất, tâm hồn và lý tưởng. Điều này lý giải vì sao trong nghệ thuật, có những nhân vật không đẹp về hình thức nhưng vẫn có thể đem lại cho người đọc những rung động sâu sắc về mặt thẩm mỹ. Nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris là một điển hình. Bên trong cái vẻ bề ngoài tàn tật, xấu xí, vừa thọt, vừa chột, vừa gù là một tình yêu nồng nàn, trong sáng, là sự hy sinh quên mình vì người mà mình yêu. Đó là một vẻ đẹp thực sự của con người. Như vậy, đến với nghệ thuật, chúng ta không chỉ dễ dàng bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp rực rỡ, hào nhoáng bên ngoài mà nghệ thuật còn giúp con người nhận ra những cái đẹp trong chiều sâu, tiềm ẩn trong vô vàn những điều bình dị của cuộc sống. Hay nhân vật bác Berman trong câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O henri. Chiếc lá cuối cùng đã thực hiện ý nghĩa cuối cùng nhưng vô cùng to lớn của mình là gieo lại niềm hi vọng sống cho một con người, cứu con người ấy thoát khỏi vòng tay của tử thần.  Không chỉ thế, nó còn mang trong mình tình yêu thương bao la, vô bờ bến của người họa sĩ nghèo, già cả - Bơ-men đối với Giôn-xi. Tình cảm đó là tình yêu giữa con người với con người với nhau, là sự đồng cảm, yêu thương sâu sắc giữa những người có cùng cảnh ngộ với nhau. Và hơn thế nữa, chiếc là đó được vẽ lên bởi tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của một con người.
Mọi cái đẹp của hiện thực khi đi vào tác phẩm nghệ thuật đều phải xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của nghệ sĩ, đều được soi chiếu bởi một lý tưởng thẩm mỹ nhất định. Bởi vậy, chính những cảm xúc thẩm mỹ của người nghệ sĩ cũng là một đối tượng phản ánh của nghệ thuật, là một yếu tố quan trọng làm nên giá trị thẩm mỹ của tác phẩm và đương nhiên cũng là đối tượng mà người thưởng thức quan tâm. Quả vậy, Truyện Kiều đã hấp dẫn chúng ta không chỉ bởi số phận tài hoa nhưng bạc mệnh của nàng Kiều mà còn bởi chính tâm tư, tình cảm của Nguyễn Du trước cái đẹp bị vùi dập, đầy đọa. Như vậy, đến với nghệ thuật, ta dường như được đắm mình trong thế giới của cái đẹp. Đó là cái đẹp của hiện thực được phản ánh một cách sáng tạo trong tác phẩm, là cái đẹp của tư tưởng, tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ, là cái đẹp của hình thức nghệ thuật do tài năng của người nghệ sĩ tạo ra.
Tuy nhiên, mặc dù cái đẹp luôn là đối tượng trung tâm của nghệ thuật, song nghệ thuật không chỉ phản ánh cái đẹp. Những cái xấu xa, lố bịch, cái bi, cái hài… đều có thể trở thành đối tượng phản ánh của nghệ thuật. Bởi ngay cả khi nghệ thuật đang trực tiếp phản ánh cái xấu thì đó cũng là một cách gián tiếp khẳng định cái đẹp.
Có thể khẳng định rằng tác dụng của nghệ thuật đối với đời sống xã hội là vô cùng quan trọng, vai trò của nghệ thuật đối với đời sống tinh thần của con người là không thể thay thế và phạm trù cái đẹp luôn đứng ở vị trí trung tâm trong nghệ thuật. Mọi giá trị của nghệ thuật đều thấm nhuần cái đẹp, đều được thực hiện dựa trên nền tảng là cái đẹp. Chính bởi vậy mà không có một lĩnh vực nào có thể sánh ngang với nghệ thuật trong việc làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, bồi dưỡng và phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mỹ con người.
7 Giá trị của chân lý trong khoa học
Con người chúng ta luôn có xu hướng tò mò về thế giới xung quanh, chúng ta luôn cố gắng tìm ra những quy luật vận động, phát triển của thế giới, nguồn gốc của vạn vật. Khi phát triển ở trình độ cao, khoa học đã chia thành nhiều lĩnh vực có tính chất chung với nhau để giải thích thế giới .Những định lí, chân lý từ đó đã ra đời từ khoa học giúp con người giải thích thế giới để từ đó con người có thể chinh phục và làm chủ thế giới .Những chân lý đó là nền tảng để phát triển công nghệ. Khoa học đi trước, công nghệ theo sau . Công nghệ ngày càng phát triển dẫn theo các cuộc cách mạng công nghiệp ra đời liên tục ,máy móc ngày càng tinh vi hiện đại hơn, hàng hóa được sản xuất nhanh hơn, nhiều hơn, chất lượng hơn và rẻ hơn. Đời sống vật chất của con người ngày càng cao thúc đẩy sự phát triển xã hội văn minh, hiện đại. Không những vậy, các công nghệ trong y học đã giúp cứu sống hàng triệu người trên trái đất. Việc tìm ra cấu trúc ADN trong các tế bào đã tạo ra những đột phá trong việc chữa trị những căn bệnh khó, những dịch bệnh nguy hiểm nhờ việc giải mã gen người. Nhờ đó mà trong các đại dịch toàn cầu, các vaccine được ra đời liên tục nhờ giải mã gen của virus. Hiện nay, vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA hứa hẹn sẽ mang tới cuộc cách mạng trong y học không những có thể giúp con người sản xuất ra các vaccine nhanh hơn, với giá thành rẻ hơn mà còn có tiềm năng rất lớn trong công cuộc chữa trị ung thư, HIV/ADIS.
Con người luôn muốn tìm ra 1 siêu tiên đề, siêu định lý có tính tuyệt đối và có tính tổng quát giải thích mọi thứ. Tuy nhiên chân lý trong khoa học hiện nay cũng mang tính tương đối và chỉ đúng khi áp dụng cho những phạm vi nhất định .Các chân lý cũ cũng không còn đúng khi mở rộng phạm vi nữa. Chúng ta không thể áp dụng cơ học cổ điển của Newton cho phạm vi vật lý vũ trụ hay vật lý lượng tử. Thay vào đó, chúng ta cần thuyết tương đối của Enstein để giải thích sự vận hành của vũ trụ hay cần thuyết lượng tử để giải thích về thế giới lượng tử. Hay trong toán học cũng vậy, logic là trụ cột của toán học. Logic có thể giải thích được nhiều thứ nhưng logic không thể giải thích được mọi thứ. Chúng ta không thể lấy logic để mang đi cưa gái, vì con gái là phi logic. Câu hỏi lớn nhất của thế giới hàng ngàn năm chưa có ai giải thích được, logic cũng không giải thích được đó là :"Nguồn gốc của sự sống là gì ?" hoặc câu trừu tượng hơn là "Nguyên nhân đầu tiên là gì?", "Ở bên ngoài vũ trụ là gì ?" . Mọi người thường nói là "Chúa" nhưng theo logic thì "Ai tạo ra chúa ?". Đó là minh chứng cho việc logic cũng chỉ là chân lý tương đối không thể giải thích mọi thứ .
Các chân lý mới ra đời phủ định các chân lý cũ . Trong vật lý, chúng ta đã có 1 thời tôn thờ cơ học cổ điển Newton. Với cơ học cổ điển Newton người ta tin rằng thời gian là và không gian là bất biến, là tuyệt đối, nhưng khi thuyết tương đối của Enstein ra đời, chúng ta biết được rằng thời gian và không gian là tương đối, thời gian sẽ chạy chậm lại nếu vận tốc của chúng ta tăng và khi ta chạy với tốc độ ánh sáng thì thời gian ngừng trôi ,không gian cũng sẽ biến mất nếu tất cả vật chất biến mất. Hay từ xa xưa, khi mà quyền lực của giáo hội Công giáo La Mã chi phối mọi lĩnh vực, ng ta luôn tin rằng Chúa tạo ra con người theo hình hài của Chúa . Nhưng với thuyết tiến hóa của Darwin ra đời, người ta mới biết các loài có liên hệ mật thiết với nhau, con người được tiến hóa từ loại vượn theo nguyên tắc chọn lọc tự nhiên. Và biết đâu trong tương lai, những chân lý này sẽ lại thay đổi phù hợp với nhận thức khoa học mới .