Một vài điều nhỏ và thực tế đã làm mình sống tích cực hơn trong một năm gần đây. Some small and practical things that help me to live more positivily in the past year.
Vài ngày nữa mình sẽ sang một tuổi mới, nên theo thói quen hàng năm, hôm nay mình xem lại những gì mình đã mong hồi năm ngoái. Các năm trước đó, mình thường có một danh sách dài có nhiều mục chia theo chủ đề (học hành, sức khỏe…) và thường là khó đạt được. Năm vừa rồi, trưởng thành hơn một chút, mình chỉ mong là mình sẽ sống vui vẻ, khỏe mạnh và tích cực hơn – những điều cũng có đôi chút liên quan với nhau. Nhìn lại, mình đã thật sự sống tốt hơn, chỉ với những điều nhỏ bé và cũng thực tế, nên mình muốn viết ra để chính mình đọc lại và cũng để chia sẻ với mọi người.
I’m getting older soon, so it’s a good time to review my last birthday wishlist, as I always do every year. Such lists of many years before often had many items listed under specific themes, which I could hardly reach. Last year, being more mature, I only wished to be more cheerful, healthier, and more positive, which somewhat connect to each other. As I’ve been that better than me of one year ago by doing small and practical things, I would like to note them down for myself and those who may be interested in having a better lifestyle.
Những điều này mình viết ra không theo thứ tự ưu tiên nào, cũng không phải là điều mình làm đều đặn và nghiêm khắc. Tuy nhiên, đây là những điều nhỏ và có ích với bản thân mà mình đã trải nghiệm nên mình viết lại. Bài viết sẽ có nhiều phần.
The items below are not following any priority order and are not what I have frequently been doing strictly. They are just the small and practical tips that I experienced and would like to hold for myself. This topic will be written in several parts.
Mình là người đi làm nên phần đầu sẽ là những việc cần làm để giải tỏa căng thẳng từ công việc và có thể là những điều khác nữa trong cuộc sống.  
As I am an employee, the first part would concern what to do to have less stress from work and maybe from the other things in life.

1. Đúng giờ - Be punctual

Mình đi làm bằng phương tiện công cộng nên phải theo lịch chạy của tàu xe để lên kế hoạch cho ngày. Từ nhà mình ra bến bus mất khoảng 3-4 phút đi bộ, nhưng gần đây mình đi trước ít nhất 6-7 phút. Vì nếu đi trước giờ bus chạy chỉ khoảng 3-4 phút, mình thường có tâm trạng lo lắng là quá sát giờ nên mình phải chạy nếu không thì có thể muộn giờ và lỡ kế hoạch cả chặng đường còn lại. Chỉ ra khỏi nhà sớm thêm 2-3 phút thôi, nhưng mình thấy mình thong dong hẳn.
I commute to work by public transport, so I have to follow its schedule to plan my day. It takes around 3-4 mins to walk from my door to the nearest bus stop, but recently I’ve been leaving home about 6-7 mins prior to the bus departure time. It’s because I was often stressed when I had only 3-4 mins to catch the buses that I had to run sometimes not to miss them and change my entire planned route. Only leaving 2-3 mins earlier really brings me peace on the way.
Với người nhà, mình thường xuề xòa trong việc đúng giờ khi hẹn nhau đi ra ngoài làm gì. Nhưng gần đây mình coi trọng việc đúng giờ hơn và cảm thấy đỡ căng thẳng hơn vì người khác không phải chờ mình lấy thêm cái nón, đi tìm chìa khóa, điện thoại… Giờ thì mình chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước giờ hẹn ra ngoài 5 phút, nói với mọi người là mình xong rồi (theo cách không tạo áp lực cho người khác) và ngồi đợi. Tất nhiên nếu phải đợi lâu quá (15 phút) mình sẽ bắt đầu quạu :), nhưng mình chấp nhận đợi mọi người 5 phút hơn là để mọi người đợi mình 5 phút.
I am often less strict in time when having an appointment with my family. Recently I’ve more respected punctuality and felt much less stressed when people didn’t have to wait for me to pick this and that before leaving together. I’ve been trying to be ready 5 mins before the leaving time, announced to people (not loudly but enough for information) that I was ready and just waited for them. When the waiting time is longer than, say, 15 mins, I would be mad :), but I kindly accept to wait for the others for 5 mins rather than the other way.

2. Dậy sớm và làm việc sớm – Get up early and be ready to work early

Trước đây mình ngủ tầm 12g và dậy lúc 8g, nếu họp lúc 9g thì 9g kém 10 mình mới mở máy. Không họp thì nhiều khi 9g30, 10g mình mới bắt đầu làm. Việc ngồi xuống chưa bao lâu đã bắt đầu họp hay khiến mình… không có gì để nói trong buổi họp, tạo cảm giác mình bị động & không sẵn sàng. Ngày nào đi làm thì 7g mình dậy, tầm 9g mình bắt đầu công việc ở chỗ làm và thường về muộn hơn dự định.
I used to have years going to bed at midnight and getting up at 8. If my first meeting was at 9, I started my PC at 8:50. If not, my working day would begin at 9:30-10. Because having too little time for myself before such meetings, I often felt not ready and found it hard to engage. On the days I worked at the office, I got up at 7, started working at 9, and often left work later than expected.
Có một thời gian gần đây mình ngủ lúc 10g-11g, dậy lúc 6g30-7g, mình thấy buổi sáng dài hơn, đến 10-11g mình đã làm được nhiều việc. Mình có thể vận động một chút trước khi ngồi vào làm việc mà không lo mình phí giờ buổi sáng, mình có thời gian chuẩn bị đồ ăn sáng, viết email, chuẩn bị nội dung cho cuộc họp. Những ngày đến văn phòng thì mình có thể đi chuyến bus sớm hơn, vắng hơn và có thể về không quá muộn. Một ngày như vậy thường khiến mình thấy tích cực và hiệu quả.
There was a time I went to bed at 22-23, got up at 6:30-7. The morning was much longer that I could do already a lot before 10-11. I could do some exercises before working without feeling bad due to the limited morning time. I could prepare some breakfast, write some emails, and get ready for the meetings. On my working day at the office, I took the earlier buses, which were often emptier, and could leave the office not so late. Such days made me feel very positive about my productivities..

3. Trả lời email trong ngày – Email responses within the day

Các sếp mình đã làm việc chung thường có thói quen trả lời email trong ngày, đôi khi trễ nhất là ngày hôm sau. Và mình thì phải học mãi mới có thể làm được như vậy, dù chỉ với một thay đổi nhỏ. Lý do trước đây mình không trả lời những emails khó trong ngày vì mình cần thời gian cho câu trả lời (và mình nghĩ nhiều người cũng vậy…). Giờ mình cũng không cố tìm câu trả lời trong ngày, nhưng mình sẽ trả lời là mình đã nhận được email và sẽ trả lời trước một ngày cụ thể, hoặc sớm, kèm theo lý do là mình đang bận với những việc khác, hoặc cần hỏi ý ai đó. Trả lời sớm những email này, về phía mình, mình thấy đỡ cảm giác bị “nợ”, về phía người khác, mình nghĩ họ cũng cảm thấy được tôn trọng hơn. Việc hẹn người khác mình sẽ trả lời email cũng giúp mình có cam kết hơn với việc cần làm để hoàn thành đúng giờ.
So far, most of my supervisors often reply to emails within the day, sometimes the next day at the latest. And it took me a long while to have such a good habit, even though all it took was just a tiny change. Before, I didn’t reply to some emails quickly because I found it hard to answer the email senders (And I guess many others behave similarly…). Despite not having the answer within the day, I now always tell them that the emails are well received, that I would answer by a specific date with a reason, i.e., being busy with other urgent tasks or needing to consult someone. Being responsive with emails makes me feel less stressed about owing someone something and makes the email senders hopefully feel listened to and more respected. Telling them about a specific date for a response also brings me more committed to the tasks and getting them done in good time.
Mình sẽ đăng phần 2 vào ngày 08.10.2021 lúc 7g tối VN. Trong thời gian đợi, nếu các bạn đã thử những cách này, hãy chia sẻ với mình nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại.
Part 2 will be published on 08.10.2021 at 19:00. Thank you for reading, and see you next week! In the meantime, I would be happy to know what you think about these small tips.