Đầu tư hơn 200 triệu đô cho một thất bại.
Không một cửa hàng nào chấp nhận bán Laser. Ngay cả việc trưng bày mẫu quảng cáo của Laser cũng không được phép. Sản phẩm chất lượng...
Không một cửa hàng nào chấp nhận bán Laser. Ngay cả việc trưng bày mẫu quảng cáo của Laser cũng không được phép. Sản phẩm chất lượng tốt, dành nhiều ngân quỹ cho marketing và nhận được nhiều ưu ái trên con đường chinh phục khách hàng nhưng Laser lại không được đón chào bởi bất cứ cửa hàng, đại lý nào.
“Bia tươi đóng chai đầu tiên Việt Nam” là những câu chữ đẹp nhất mỗi khi Tân Hiệp Phát nhắc đến Laser. Laser ra đời với kỳ vọng đáp ứng nhu cầu uống bia tươi chất lượng mọi lúc mọi nơi của người Việt Nam, không kém các loại bia đóng chai cao cấp trên thị trường. Với mức giá ngang ngửa Tiger và Heineken, bia tươi Laser được Tân Hiệp Phát định vị ở phân khúc cao cấp.
Nhận sự đầu tư hơn 200 triệu USD vào sản xuất và thương hiệu, chi hơn 3 triệu USD cho marketing của Tân Hiệp Phát, bia tươi Laser phủ sóng mạnh mẽ trên các thông tin đại chúng và được khách hàng đón nhận, yêu thích bởi phong cách hiện đại, trẻ trung mang thương hiệu Việt Nam. Có lẽ, những điều kiện trên đủ để bia tươi Laser tồn tại và phát triển.
Vậy tại sao bia Laser lại không được một cửa hàng, đại lý và quán bia đón chào mà chấp nhận biến mất trong vòng 8 tháng?
Chấp nhận đối đầu với các hãng bia ở phân khúc cao cấp như Tiger và Heineken nhưng Laser đã không lường trước được sự tàn khốc trong hệ thống phân phối (chủ yếu là kênh truyền thống). Mọi thứ gần như hoàn hảo, sản phẩm tốt, quảng bá rầm rộ, nhưng Tân Hiệp Phát lại không làm chủ được kênh phân phối.
Bia Laser không thể chen chân vào được các cửa hàng, đại lý, quán bia vì họ không dám nhận bán hàng cho bia Laser. Họ còn không dám trưng mẫu quảng cáo bia Laser ở quán vì trước đó họ đã ký hợp đồng độc quyền với Tiger, Heineken. Một trong những điều khoản độc quyền đó chính là không được bán, trưng bày, giới thiệu, tiếp thị... cho bất kỳ thương hiệu bia nào khác. Và cái mà họ nhận lại là được công ty độc quyền tài trợ từ 50 - 300 triệu/ năm.
Đây không chỉ là bài học đau đớn dành cho Tân Hiệp Phát và bia Laser mà còn là bài học chung dành cho nhiều doanh nghiệp. Kênh phân phối là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh. Ngay case study trên đây bạn cũng thấy mặc dù sản phẩm có tốt đến đâu mà không đến tay người tiêu dùng thì coi như chấm hết.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất