Đánh tráo khái niệm, hiểm họa thời đại số!
Về mặt logic, ngụy biện là hành vi sai trái khi tranh biện, dù nó có là gì đi nữa. Ngụy biện là xấu (nói chung), và có lẽ cái đáng...
Về mặt logic, ngụy biện là hành vi sai trái khi tranh biện, dù nó có là gì đi nữa. Ngụy biện là xấu (nói chung), và có lẽ cái đáng sợ nhất, theo tôi là "đánh tráo khái niệm". Nhưng để công bằng mà nói việc gì cũng có 2 mặt của nó. Và cũng như đã biết, khi không có tranh luận thì không có ngụy biện. Vậy khi nói về bản thân "đánh tráo khái niệm" nằm ngoài bối cảnh tranh luận logic, chúng ta có các phép tu từ như so sánh, ẩn dụ và hoán dụ (in my opinion).
Với những bài xã luận ít tính khoa học hay không nhằm chứng minh khoa học, khi sử dụng đúng mục đích nó giúp đại chúng dễ dàng tiếp cận vấn đề và dễ hiểu vấn đề. Tuy nhiên khi sử dụng nó vào tranh luận, nó trở thành mối nguy hại cho toàn bộ cuộc tranh luận và xa hơn là dẫn đến những tư duy, suy nghĩ lệch lạc về vấn đề đang được tranh luận.
Rộng hơn, nó như căn bệnh đang lan rộng khắp internet. Và tệ hơn nữa là người ta lại ủng hộ nó nhiệt tình để củng cố thêm những gì mà họ tin và họ muốn tin.
Chẳng cần nói đâu xa, ngay trên diễn đàn này, tôi có thể lượn một vòn để chỉ ra lỗi đánh tráo khái niệm (đtkn) một cách dễ dàng từ các bình luận, luận điểm trong các bài viết hoặc thậm chí là nguyên cả một bài viết.
Nấp dưới bóng tự do ngôn luận, rút gọn luận (quan) điểm, "nói vậy cho nhanh"?! etc., đtkn ngày trở nên tinh vi và khó nhận ra khi nó nằm trong một context, một bài viết dài dòng. Thậm chí bạn còn chẳng biết khái niệm ban đầu của vấn đề đang được nói đến, mà ngầm hiểu khái niệm mà kẻ ngụy biện đưa ra là thật.
Sau đây tôi xin đưa ví dụ cụ thể trước khi đi sâu thêm.
Trong chuyên đề [9totalk] trên spiderum vừa rồi có đề tài Trẻ em có nên tham gia thảo luận các vấn đề bức xúc trong xã hội? Thực tế, việc nêu quan điểm cá nhân là truyện bình thường khi tranh luận, tuy nhiên khi đọc các bình luận ở bài viết này tôi cảm thấy khá phẫn nộ. Vì thói đtkn không những không được lên án mà còn được cổ xúy trong cộng đồng.
Trước khi xem tiếp các ảnh tiếp theo, bạn hãy đọc thêm về bài viết khá hữu ích:
Nếu bạn chưa biết gì về Greta, bạn sẽ thấy những bình luận này khá hợp lý hay chỉ đơn thuần nghĩ rằng đây chỉ là những bình luận tấn công cá nhân. Nhưng còn hơn thế, để thỏa mãn thói GATO của những "người lớn" thậm chí còn không thể tập trung và đọc hiểu, khả năng nghiên cứu xử lý dữ liệu kém, những người này sẵn sàng đánh tráo một hội chứng tâm lý thành "bệnh tâm thần" hay xa hơn là đánh tráo cả khái niệm của hội chứng này?!
Chưa cần bàn đến vấn đề logic của nội dung chủ đề tranh luận, việc liên tục sử dụng ngụy biện, đặc biệt là đtkn đã cho thấy hành vi và mục đích của những bình luận này. Thậm chí, các bình luận còn đem các vấn đề chính trị Mỹ (?) và các vấn đề chia rẽ chính trị ở Mỹ để khẳng định quan điểm thiếu căn cứ.
Có lẽ chỉ cần từng ấy ví dụ, nếu đủ sáng suốt và khách quan, chúng ta cũng dễ dàng nhìn ra mục đích của những bình luận này. Bên cạnh những đánh tráo khái niệm, những lời lẽ dễ dàng dẫn dắt cảm xúc là những ngụy biện gây chán ghét , những cáo buộc, khẳng định vô căn cứ và thậm chí là các thuyết âm mưu,... nó làm người ta tin rằng những gì họ đang đọc là sự thật.
Ở đây tôi không chỉ nói về đtkn và sự nguy hại của nó, mà cả những hệ quả của nó khi tranh luận. Nó dựa vào sự mù mờ về khái niệm, định nghĩa của vấn đề từ số đông để đưa ra luận điểm, nắn bóp sự thật gây nhầm lẫn và các ngộ nhận cho người đọc. Sự nguy hiểm là người đọc không có khả năng hoặc chưa thể kiểm chứng, nhưng dám chắc sẽ rất nhiều người tin tưởng vào nó.
Tạm kết
Tạm kết
Trong thời đại công nghệ số, sự lan truyền sự thật và những thứ "rác rưởi" đạt đến tốc độ của ánh sáng. Việc số đông chưa có nhận thức về vấn đề hoặc còn mù mờ giữ các khái niệm luôn là ngõ ngách để những thông tin sai lệch (fake news) tràn vào đại chúng.
Qua đó, trong bài này, tôi xin cảnh báo cộng đồng hoặc ít nhất là những người đọc bài này, nên cẩn thận, sáng suốt, chắt lọc thông tin kỹ càng. Và quan trọng hơn cả là lên án những hành vi ngụy biện.
Cảm ơn!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất