Vì chưa xem phần 2 nên mình sẽ đánh giá phim Dune phần 1.
Đây là một bài viết chê bai khá nhiều, nếu bạn thấy Dune ổn và không muốn hư trải nghiệm xem phim thì đừng đọc. Nếu bạn thấy Dune dở mà không hiểu tại sao thì nên đọc bài viết này.
Nhận xét ngắn gọn mà nói thì mình thấy Dune lỗi thời, nhàm chán và thiếu điểm nhấn.
Tại sao Dune lại lỗi thời?
Mặc dù là phim khoa học viễn tưởng với bối cảnh tương lai, nhưng thực tế bối cảnh chính trị trong bộ phim chỉ tương đương với thế kỷ 17,18. Giai đoạn này này là thời điểm mà các quý tộc bắt đầu sa sút còn tư bản thì lên ngôi, bạn có thể thấy trong Dune 1 là câu chuyện về các gia tộc đang tranh giành nhau một vùng đất có giá trị kinh tế, đây chính là biểu hiện của việc quý tộc đang dần "tư bản hoá", họ dần đánh rơi các giá trị của quý tộc mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Tác giả không chấp nhận được hiện thực này nên bối cảnh của bộ phim được điều chỉnh sao cho các kỹ năng của quý tộc vẫn còn đất dụng võ. Ví dụ như "The Voice" có thể trực tiếp ra lệnh khiến đối phương phục tùng mình, đây là hình tượng hoá quyền lực của lãnh chúa trên lãnh địa. Hay kiếm thuật vẫn còn tác dụng chiến đấu bởi vì sự xuất hiện của khiên từ trường. Hai chi tiết này chỉ khiến tôi thấy khinh thường vì đó chỉ là sự ảo tưởng của những thằng quý tộc hết thời mà thôi. Để so sánh thì có phim "The last Samurai" cũng nói về chủ đề này, nhưng đạo diễn nhận thức rất rõ rằng kiếm thuật đã không còn chỗ chứa trong thời đại mới nên xem cực kỳ bi tráng.

Giá trị đích thực của kiếm đạo được thể hiện rõ nét trong The Last Samurai.
Không nói đến chuyện sự lỗi thời của kiếm đạo, thì việc một người mang bối cảnh tư duy của thế kỷ 17, 18 áp vào câu chuyện về tương lai khiến người sống trong thế kỷ 21 như tôi thấy bộ phim quá sức lỗi thời chứ chẳng có chút không khí "khoa học viễn tưởng" nào cả. Nhắc về sự lỗi thời, thì bạn hãy so sánh với Star War, bạn có thể thấy các phim trong thế giới Star War gần đây hạn chế cho kiếm thuật xuất hiện hơn rất nhiều so với các phim Star War sản xuất trong thế kỷ 20.
Tại sao nói Dune nhàm chán?
Mặc dù với người hiện đại thì kịch bản Dune đã khá phức tạp, nhưng thực ra cái motip "đứa trẻ quý tộc định mệnh" ngày xưa nó chẳng khác gì motip phim siêu anh hùng giải cứu thế giới trong thời nay cả. "Một quý tộc tốt đang chống lại quý tộc xấu để giải cứu một dân tộc bị bóc lột", à ừ rồi sao nữa?
Đã thế điểm hay của motip này là đạo diễn phải làm người xem đồng cảm được với sự đau khổ của kẻ bị áp bức, đằng này nguyên bộ phim Dune 1 chỉ giới thiệu gián tiếp tộc Freemen nên tôi chẳng có chút đồng cảm nào với họ cả. Cái clip The Dragonborn Comes của game Skyrim làm tốt hơn Dune rất nhiều. Kịch bản The Dragonborn Comes cũng rất cơ bản với kiểu "chiến sĩ diệt rồng" nhưng khắc hoạ rất rõ nét sự khốn khổ bất lực của dân thường.
Dune thì chỉ tập trung kể về sự vĩ đại của các gia tộc và cuộc sống của quý tộc bla bla ra sao. Nếu đây là thế kỷ 17, tôi nghĩ thường dân khá hứng thú về chủ đề này, nhưng người thế kỷ 21 như tôi thì chẳng hề quan tâm. Super Man vĩ đại không phải bởi vì anh ta mạnh mẽ cỡ nào, mà vì anh ta sử dụng sức mạnh đó bảo vệ thường dân, bạn thử tưởng tượng một bộ phim kể lể về sự cao quý của Superman mà xem, ai thèm quan tâm?
Tai sao lại nói Dune thiếu điểm nhấn?
Để hiểu tại sao Dune thiếu điểm nhấn, trước hết bạn phải biết rằng hầu hết các phim khoa học viễn tưởng đều có một công nghệ hay khoa học nào đó đặc thù để hấp dẫn khán giả. Ví dụ như trong Iron Man thì có bộ giáp công nghệ cao, Back to the Future thì có cỗ máy thời gian, Captain America thì có huyết thanh siêu chiến binh....Dune thì có gì? Chả có gì cả, toàn mấy công nghệ vớ vẩn mà cũng không phải là trọng tâm của kịch bản.

Ai thèm xem Iron Man nếu không có bộ giáp ngầu lòi này?
Thứ hai, nhân vật chính biểu hiện quá kém cỏi so với vai trò "đứa trẻ của định mệnh". Tôi không hề có chút cảm giác nào về sự liên kết giữa định mệnh và nhân vật chính Paul Atreides.
"anh ta biết thắt dây giày trong khi chưa thắt bao giờ", vâng cực kỳ định mệnh, đúng là nực cười. So sánh với bộ truyện tương tự có motip "đứa trẻ định mệnh" như Harry Potter thì quả thực là quá tệ.
Kể câu chuyện với mô tip "đứa trẻ định mệnh" thực ra cực kỳ khó, tác giả phải thể hiện được định mệnh dẫn dắt các sự kiện trong câu chuyện tới nhân vật chính một cách tự nhiên thế nào để khiến độc giả cảm thấy "wow, đúng là định mệnh vẫy gọi" thay vì khiến độc giả cảm thấy tác giả đang cố tình bẻ cong cốt truyện để phục vụ cho nhân vật chính. Dune đã không làm được điều này khiến tôi không thể nhập tâm vào xem phim mà chỉ suy nghĩ xem tác giả sáng tác ra tình tiết này là có ý gì. Trên phương diện kể chuyện, tác phẩm như vậy đã là thất bại. Vì chưa đọc tiểu thuyết gốc nên tôi không rõ đấy là vấn đề của đạo diễn hay tác giả, nhưng tóm lại là chê.
Một lần nữa tôi dùng truyện Harry Potter để so sánh với Dune, bạn hãy đọc lại về các sự kiện diễn ra trong những năm Harry đi học, có phải có điều gì đó đang dẫn dắt Harry tới "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" không? Thật không thể tin được đây là tác phẩm đầu tay của J. K. Rowling, bà thể hiện quá xuất sắc, chỉ có thể nói đây là tài năng thiên bẩm hoặc là bà trộm tác phẩm này từ đâu đó.

Định mệnh đã dấn dắt hai con người này với nhau, chứ không phải tác giả J. K. Rowling!
Kết luận
Tóm lại tôi không hiểu sao giới phê bình khen lấy khen để Dune. Tôi không nhìn thấy bất kỳ điểm sáng nào của tác phẩm này cả mặc dù nó được trau chuốt rất kỹ. Có nội hàm đấy nhưng cái nội hàm đó chẳng có giá trị gì. Cứ nhét một đống "ẩn ý về chính trị, tôn giáo" thì hay ho à?

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Còn Dune b bảo là đấu tranh chính trị trẻ con thì ko có sai vì luôn luôn có 1 khoảng cách rất nhiều giữa phim chiếu rạp và tiểu thuyết nên nhà làm phim luôn phải đơn giản hóa cho đối tượng khán giả đại chúng. Vì đủ các lý do về kinh phí, thời lượng chiếu. Người tốt, kẻ xấu phải rạch ròi, các tình tiết quan trọng phải rút ngắn. B THẬT SỰ quan tâm thì tìm đọc tiểu thuyết gốc. Gia tộc Atreides ko phải là kiểu người tốt điển hình trong truyện thiếu nhi đâu. Còn mấy cái ý kiểu đấu tranh chính trị gì mà như 2000 năm trước vậy. Ờ thì nó là 1 tiểu thuyết mà, chứ nó có phải là sách dạy chính trị đâu mà cho b nhiều kiến thức về chính trị hiện đại. Như kiểu tác giả cho người Fremen nên đọc Mác - Lê để lấy động lực đấu tranh, công hữu hóa nguồn hương dược, tiến lên chủ nghĩa xã hội ... thì nó có hiện đại hơn thật nhưng chắc là ít tính giải trí hơn. Ấy là chưa kể tinh thần chính trong Dune là 1 câu chuyện về đức tin tôn giáo. Chả phải là đến 2024 rồi mà hàng tỉ người vẫn có niềm tin, chỗ dựa tinh thần vào những đấng nào đó từ vài nghìn năm trước (tùy vào đức tin của họ) và tin rằng đấng đó sẽ che chở, phù hộ mình. Và đôi khi là nhân danh đấng đó để chống lại những người theo đấng khác. Chả phải là xã hội có hiện đại đến đâu thì đôi khi có những thứ chi phối con người hết sức cổ xưa sao.
Và Paul có phải là "đứa trẻ định mệnh" như tuyên bố của b ko.? Thì thật ra cái này mn cũng đang thảo luận nhiều. Theo đúng kế hoạch chính trị thì Paul phải là con gái và con của Paul sẽ là kẻ được chọn. Nhưng mẹ Paul đã làm trái kế hoạch + đi truyền bá Paul mới chính là kẻ được chọn. Nếu nói định mệnh theo nghĩa là định mệnh do bàn tay con người làm ra thì đúng Paul chính là đứa trẻ định mệnh (ngoài kế hoạch)
Còn Paul có phải người hùng giải cứu dân tộc Fremen ko? Thì trong suốt nửa đầu phim phần 2 Paul luôn phản đối kế hoạch của mẹ và cho rằng người Fremen đủ khả năng và chính nghĩa để tự đấu tranh cho dân tộc mình thay vì lệ thuộc vào cậu - 1 đấng cứu thế được lập ra. Vì cuối cùng thì họ vẫn bị lệ thuộc vào 1 thế lực bên ngoài. Nhưng cuối cùng thì c cũng chọn làm đấng. Vì cậu thương hại dân tộc bị áp bức? Có thể. Nhưng động lực phần nhiều là để cậu bảo vệ gia tộc mình, bảo vệ những người mà c yêu thương. 61 tỷ người chết vì cuộc thánh chiến nhân danh cậu. Paul đã ko hề muốn điều đó xảy ra. Nhưng trong tất cả những viễn cảnh tồi tệ mà cậu nhìn thấy, cân đó đong đếm 1 hồi thì thánh chiến có lẽ là điều đúng đắn nhất?
Thế Paul có phải là người có đạo đức ko? Cái này mình ko biết. Nhưng mà điều người đọc, người xem biết là Paul chỉ là 1 cậu thanh niên dưới 20 tuổi bị ép buộc đứng giữa lành ranh của các lựa chọn khó khăn, vì hướng nào nó cũng tệ. Trong phim phần 2 có chi tiết là Paul cũng nói là c muốn được làm người bình thường. Nhưng mà đó là điều ko được nữa rồi.
Việc tôi chê đấu tranh chính trị lỗi thời 2000 năm cũng thế. Kiểu tranh giành quyền lực với dân chúng và solo đấu kiếm giữa các quý tộc là kiểu đấu tranh chính trị lỗi thời của thời phong kiến, nó không phù hợp với bối cảnh viễn tưởng trong tương lai. Hãy lấy Star War để so sánh, trong Star War xuất hiện quân cách mạng lật đổ đế chế. Đây là mô phỏng lại việc tư bản lật đổ quý tộc trong thế kỷ 19. mặc dù tư tưởng có chút lỗi thời, nhưng xem vào thế kỷ 20 thì vẫn có thể chấp nhận được.
Phần sau bạn đi sâu về chi tiết câu chuyện, đây là phần tôi không bàn luận tới. Cụ thể cứu thế chủ hành động thế nào thì nó vẫn là câu chuyện về cứu thế chủ mà thôi.
À còn trong truyện Dune thì phần sau có quân cách mạng lật đổ đế chế của Paul đó. Và chủ để gia tộc ko còn nữa, kiểu bị thay bằng các thế lực vũ trụ khác rồi. Nhưng ko có thế lực nào quyết định tiến lên chủ nghĩa xã hội cả. Nên chắc b vẫn nghĩ nó vẫn là lỗi thời.
Còn ý về Dune: có phải cậu chuyện về cứu thế hay ko? Cái này có nhiều ý hiểu. Bản thân tác giả cũng từng có nói rằng Paul k phải là 1 anh hùng. Cái này người đọc, người xem dễ thấy là có thể với dân Fremen, Paul là đấng cứu thế. Nhưng vs các dân tộc khác bị giết vì Paul, thì cậu ko có tí gì cứu thế nào cả. Paul biết điều đó và chấp nhận nó. Vậy thật sự Paul có phải đấng cứu thế, đứa trẻ được chọn như b vẫn đang cố chấp cho là như thế ko?
Thể loại phim viễn tưởng cũng vậy, người ta xem phim viễn tưởng là tìm cái tương lai chưa biết, cái không thể tồn tại trong thế giới thực. Vậy nên nó mới gọi là "viễn tưởng", chứ còn cái kiểu phim lịch sử bọc trong lốt viễn tưởng thì cần gì xem. Mặc dù tôi cực kỳ thích xem phim lịch sử với bối cảnh phong kiến trung cổ châu Âu nhưng cũng không muốn xem phim như vậy. Xem Game of Throne, House Of Dragon có phải hay hơn không. Xem Dune cứ cảm tưởng như treo đầu dê bán thịt chó.
Cách các quý tộc tranh đấu để giành quyền lực cũng ngây thơ đến nực cười. "Gia tộc Harkonnen là quý tộc xấu xa, họ tàn bạo với thường dân còn gia tộc Atreides là quý tộc nhân từ, có trách nhiệm với thường dân". Tôi nghĩ đây là phim cổ tích hoàng tử công chúa thì đúng hơn là phim viễn tưởng. Để tôi đoán nhé, trong Dune 2 Paul Atreides sẽ giành chiến thắng thông qua một cuộc đấu tay đôi như những quý tộc chân chính. Nếu trò đấu tranh chính trị này so mức độ văn minh với Trung Quốc chắc chỉ ngang thời Chiến Quốc, sau khi Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi thì đấu tranh chính trị kiểu này đã không còn tồn tại bởi vì Trung Quốc đã tiến lên từ thời đại phong kiến sang thời đại quân chủ chuyên chế. Nếu quý tộc Trung Quốc thời xưa mà xem Dune chắc họ cười khẩy vì thấy "đấu tranh chính trị" thế này chả khác nào trẻ con chơi ném bùn.
Bạn nói phim này nói về chống sùng bái cá nhân là không đúng, như tôi đã phân tích thì Dune là một tác phẩm nói về các giá trị xưa cũ của quý tộc. Bạn là người thế kỷ 21 nên nhận ra tác hại của việc sùng bái cá nhân mà thôi, chứ người ngày xưa mà xem Dune sẽ thấy "ôi trời ơi Paul Atreides là quý tộc trên cả tuyệt vời, tôi nguyện ý trung thành cả đời với anh ấy". Dune là một bộ phim lịch sử dưới cái mác khoa học viễn tưởng mà thôi.
Mà tôi viết một bài về nhiều vấn đề như vậy, bạn bảo tôi chỉ rút ra được như thế thì là bạn cố ý hạ thấp người khác để giành lợi thế hay là bạn không biết đọc? Tôi từ chối tranh luận thêm bất kỳ điều gì với bạn.
Bài viết tưởng chừng dài sẽ đưa ra luận điểm hay dẫn chứng gì đó thú vị. Nhưng không, thay vào đó là lối suy nghĩ cực kì phiến diện và không hề có 1 tí nào cố gắng tìm hiểu. Nếu một tác phẩm mới ra thì bạn chê còn có lí. Đằng này, đây là một tác phẩm đã SIÊU thành công, thay vì chỉ mới nhìn 1 phần nhỏ mà đánh giá, thì lên con m* nó google mà search xem tại sao Dune có fan base hùng hậu như vậy. Do Frank Herbert chơi bùa mê thuốc lú cả thế giới ???????
Đọc bài viết của bạn, mình liên tưởng ngay tới cậu bé. Một cậu bé làm gì không vừa ý là oang oang khóc ngay lên. "Tại sao cuốn này nhiều người thích, nhưng khi con đóng não lại đọc thì con không thấy hay gì cả??????" - một cậu bé vừa khóc vừa biểu môi.
Đáng cười hơn là cậu bé này còn dạy tác giả Frank Herbert về một trong số các tiêu chuẩn kể về "đứa trẻ định mệnh" phải như này như nọ mới thành công. Cậu bé đọc trái ý nhưng lại không hề tìm hiểu là tác phẩm này có đủ thành công chưa? Nhận xét của mình có hợp lí chưa ? Chỉ biết khóc oang lên chờ thiên hạ dỗ.
TÔI VOTE BẠN CỰC HÃM.
Vấn đề thể hiện sự áp bức dân tộc Fremen cũng thế, đạo diễn phần lớn tập trung quay các quý tộc, qua đó giới thiệu gián tiếp về dân tộc Fremen khiến người xem không có sự đồng cảm với tộc Fremen, thậm chí theo góc nhìn của phim làm tôi có cảm giác đây là một lũ dân đen nổi loạn chứ không phải một dân tộc khởi nghĩa giành tự do. Ngay cái tên dân tộc cũng thật nực cười, vâng một thằng ngu cũng nhìn ra Fremen là chế lại từ Free Man. Một ẩn ý nghệ thuật dành cho trẻ em lên 5.
Tôi đã khẳng định là tôi chưa xem tiểu thuyết gốc nên không có dòng nào chỉ trích Frank Herbert trực tiếp trong bài. Bạn lôi tên tuổi Frank Herbert ra làm gì cơ?
Tôi xem đến đoạn "anh ta biết thắt dây giày trong khi chưa thắt bao giờ" là buồn ỉa không chịu nổi nên phải tắt phim đi. Vâng quý ngài Paul Atreides biết thắt dây giày nên anh ta sẽ cứu vớt cả vũ trụ, lại một chi tiết sỉ nhục IQ người xem. Thậm chí tôi còn đánh giá cao cách mà Kakero Shishi được chọn làm Gao Đỏ vì nó còn hợp lý hơn. Tetomu nhìn ra Kakero Shishi là người xứng đáng vì có tố chất yêu thương động vật và lòng dũng cảm thông qua hành động bảo vệ con voi chứ không phải vì anh biết thắt dây giày bẩm sinh.
Tóm lại, với tôi Dune là một sự xúc phạm với trí tuệ và khả năng cảm nhận nghệ thuật của người xem. Tôi từ chối tranh cãi thêm vì không muốn biết thêm bất kì thông tin gì về tác phẩm này.