Mỗi khi mình bị “down-mood”, xuống tinh thần vì một chuyện “xu cà na” nào đó trong cuộc sống, một ly trà sữa hay miếng đồ ngọt luôn là lựa chọn hấp dẫn giúp mình được quay về trạng thái “good mood” lần nữa 😚 Có bạn nào ở đây cũng thuộc team mê đồ ngọt không nhỉ?
Nhưng mà tuy rất là đam mê, thì chỉ lâu lâu thôi nha các tình iu, vì về bản chất, đường trắng có trong đồ ngọt lại tác động đến não của chúng ta như một dạng thuốc phiện cơ đấy. Cùng nhau tìm hiểu nha!
Ai cũng biết ĐƯỜNG là gì, nhưng mà cụ thể hơn nào:
Đường hay chính xác hơn là đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Đường, đường hạt, hoặc đường thông thường, đề cập đến saccarose, bao gồm glucose, fructose. Ngoài ra, maltose, lactose, dextrose, và tinh bột cũng thuộc họ nhà đường.
—> Đường có mặt để tạo vị ngọt trong các loại đồ ăn, đồ uống và các sản phẩm khác. Nó là một trong những loại phụ gia thực phẩm phổ biến nhất khi một người trung bình dùng khoảng 24 kg (53 pounds) đường mỗi năm.
Đường còn có 2 phản ứng thú vị đối với cơ thể ít người biết. Đầu tiên hãy cùng xem:
1. Chuyện gì xảy ra trong não khi ta ăn đường?
Ngay khi đường chạm vào lưỡi ta, nó kích hoạt cơ quan cảm thụ vị ngọt (1 phần của nụ vị giác (taste-bud) trên lưỡi). Các cơ quan nhận cảm này sẽ gửi tín hiệu đến thân não. Từ đó phân ra đi đến phần trước não, bao gồm vỏ não (cerebral cortex).
Vỏ não (cerebral cortex) chứa các bộ phận xử lý các vị khác nhau, mà ở đây là vị ngọt: Tín hiệu vừa được gửi đến kích hoạt hệ thống tự thưởng (rewarding system) - một chuỗi các quá trình điện và hóa học đi qua nhiều vùng khác nhau của não.
→ Tất cả quá trình này chỉ để trả lời cho 1 câu hỏi: 
Liệu mình có nên thực hiện điều này (ăn đồ ăn chứa đường) một lần nữa không?
Khi bạn ăn chiếc bánh socola ngon lành, lập tức cảm thấy cảm giác ấm áp, mơ hồ rất chi là vui vẻ, hạnh phúc. Đó là câu trả lời của hệ thống tự thưởng dành cho câu hỏi trên: “Có chứ! Đương nhiên là có rồi!
Khi ăn chiếc bánh socola ngon lành, lập tức ta cảm thấy cảm giác ấm áp, mơ hồ  rất chi là vui vẻ, hạnh phúc.
Khi ăn chiếc bánh socola ngon lành, lập tức ta cảm thấy cảm giác ấm áp, mơ hồ rất chi là vui vẻ, hạnh phúc.
Điều này dẫn đến mặt trái là nếu được kích hoạt quá mức, hệ thống tự thưởng sẽ khiến ta rơi vào trạng thái mất kiểm soát, thèm muốn quá mức (craving), và tăng khả năng dung nạp đường của cơ thể😢
2. Cơ thể con người rất dễ nghiện đường.
a) Đường là chất ăn được hiếm hoi khiến não sản sinh dopamin 
                                                                (tương tự như thuốc phiện):
Quay trở lại sau khi đường chạm lưỡi, nó đi xuống dạ dày rồi đến đường ruột (nơi cũng có cơ quan cảm thụ vị ngọt - bất ngờ chưa? 🤧). Các cơ quan này sẽ gửi tín hiệu đến não cho biết rằng ta đã no bụng/ ta nên sản xuất thêm insulin hơn để đối phó với lượng đường dư thừa đang được hấp thụ.
Bên cạnh đó, hệ thống tự thưởng (rewarding system) của chúng ta chủ yếu lưu thông dopamine (một loại hóa chất quan trọng hay chất dẫn truyền thần kinh). Ở bộ não có rất nhiều điểm thụ thể dopamine phân bố không đều, và những nơi tập trung dày đặc chúng lại là một phần của hệ thống tự thưởng. Đồ uống có cồn (alcohol), nicotine (trong thuốc lá), heroin làm cho dopamin hoạt động tích cực quá mức, khiến một số người không ngừng tìm kiếm cảm giác mạnh đó (aka nghiện).
Dù không dữ dội bằng, đường cũng giải phóng dopamine theo một quá trình không khác gì các chất gây nghiện kia. 
Vậy nên Paul van der Velpen, trưởng bộ phận sức khỏe của thành phố Amsterdam (Hà Lan), cảnh báo mọi người rằng đường chính là một loại thuốc phiện, “hệt như đồ uống cồn và thuốc lá”. Thậm chí ông đã viết một bài báo trên trang web sức khỏe công cộng của thành phố để kêu gọi chính phủ hành động nhiều hơn nữa về vấn đề này: bao gồm căn chỉnh lượng đường cho phép trong thực phẩm trên thị trường cũng như ban lệnh cấm nước giải khát có ga (soft drink) trong trường học.
Nghe điều này có vẻ hơi làm quá, nhưng mà đường là thứ thuốc phiện nguy hiểm nhất thời nay và vẫn có thể dễ dàng mua bán khắp mọi nơi,” Paul van der Velpen viết.
b) Có thể chúng ta chán đồ ngọt, nhưng não thì không.
Những điểm thụ thể dopamine của hệ thống tự thưởng sẽ ngày càng giảm khi ta ăn đi ăn lại các món ăn “healthy” (rau củ quả gạo lức bla bla…). Vậy nên nếu ta không chịu khó thay đổi món liên tục/ thường xuyên sẽ dễ dẫn đến chán các món ăn đó. 
Trong khi đồ ăn có đường thì ngược lại, dopamine vẫn sản sinh liên tục kể cả khi ta có ăn nó nhiều lần đến cỡ nào đi nữa, càng dễ khiến team hảo ngọt rơi vào nghiện ngập =))))
Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp chúng ta cân nhắc để lựa chọn thật sáng suốt cho chế độ ăn uống của mình. Đường tự nhiên từ trái cây luôn là một lựa chọn thay thế tuyệt vời khi cơn thèm ngọt “trỗi dậy”, nhưng luôn nhớ là cái gì nhiều quá cũng mang nguy cơ “ô dề” đấy nha 😋
Nguồn:
Dr. Gloria Mendizabal-Piedra. Is Sugar a Drug? | CanoHealth (10/2018):
Brian Krans. Sugar Is a "Drug" and Here’s How We’re Hooked | healthline (9/2013):
Nicole Avena. How sugar affects the brain | TED-Ed (2014):
Wikipedia. Đường ăn:
Nguồn ảnh: Pinterest.
—-----------------------------------------------------------------------------------------------------
😎 UPVOTE & FOLLOW MÌNH ĐỂ BIẾT NHIỀU HƠN MỘT CHÚT MỖI NGÀY NÈ LÀ LÁ LA👌