ĐỌC XONG GIAO THỪA CỦA CHỊ TƯ LÀM TÔI SUY TƯ
Bàn về những nhân vật mô côi trong tuyển tập truyện ngắn "Giao Thừa" của Nguyễn Ngọc Tư
Bàn về những nhân vật trong tuyển tập truyện ngắn giao thừa Nguyễn Ngọc Tư

Mỗi lần đọc bất cứ tác phẩm nào của chị Nguyễn Ngọc Tư thì tôi luôn sụt sịt và dạt dào cảm xúc. Vì có những mảnh đời mà tôi đã chứng kiến đâu đó, hay những người quen có hoàn cảnh tương tự hay chính bản thân tôi đã từng trải qua trong quá khứ.
"Giao thừa" là tên của tập truyện ngắn và chỉ là tên của 01 truyện ngắn nói về người phụ nữ tên Đậm, bán dưa dịp Tết nhưng đa số truyện ngắn đều nói về những phụ nữ làm nghề ca hát trong các gánh hát ngày xưa. Họ có thể bỏ mọi thứ chỉ để chạy theo gánh hát nhưng cuối cùng cuộc đời cũng cô đơn vò võ một mình.
17 truyện ngắn là 17 mảnh đời khác nhau có những truyện kể về những đứa nhỏ trải qua tuổi thơ không êm đềm cho đến tuổi trưởng thành lao đao hay những truyện nói về tuổi trẻ một người vì nhiều vấp váp mà họ lở dở một đời.
Và có những mảnh đời mồ côi cha và từ nhỏ như truyện "Lương". Cho dù gà trống nuôi con (truyện Một mối tình, Nhớ sông) hay mẹ đơn thân (Truyện "Làm má đâu có dễ, Giao thừa....) đều vất vả nhưng có một điều tôi nhận ra rằng những đứa trẻ lớn lên thì phải đầy đủ cả cha và mẹ vì có những việc người cha phải làm cũng như xuất hiện trong lúc người con cần nhất hay những việc mà người mẹ cần có mặt để giúp những đứa con đang mắc kẹt như truyện "Nhớ sông" nói về ông Chín - gà trống nuôi 2 cô con gái khi mẹ chúng nó một lần té sông phải ra đi mãi mãi. Những thay đổi ở con gái ở tuổi dậy thì làm ông bối rối không biết cư xử ra sao vì ông là đàn ông. Cuối cùng, ông phải nhờ bà hàng xóm hỏi thăm đứa con gái đang xuất hiện những triệu chứng tuổi dậy thì.
Tôi không bao giờ đề cao hình tượng gà trống nuôi con hay mẹ đơn thân dù họ liên tục nói họ có thể lo cho con cái đầy đủ mọi thứ dù khuyết mất một người. Dù cho đã có nhiều người là gà trống nuôi con hay mẹ đơn thân thành công. Họ nuôi con cái đến ngày trưởng thành : dựng vợ - gả chồng nhưng đây chỉ là những trường hợp đặc biệt.
Chúng ta chỉ nên động viên, chứ không nên cỗ suý cho xã hội thấy con cái họ thành công ra sao khi lớn lên trong tình cảnh khuyết mất cha hay mẹ.
Dẫu biết có những trường hợp bất khả kháng phải ly hôn hay một trong 2 người ra đi mãi mãi lúc đứa trẻ còn nhỏ. Hay một lý do gì cha và mẹ sống riêng, đứa trẻ sống với cha hay mẹ, hoặc lớn lên cùng ông bà.
Nhưng một đứa trẻ lớn lên trong tình cảnh ấy thì trong tâm hồn luôn có những khoảng trống hay những cảm xúc mà không thể giãi bày, dẫn đếm trầm cảm hay làm những điều dại dột.
Nó cần một người hiểu và lắng nghe. Có những chuyện nó cần 01 người cha, nhưng có những chuyện nó cần 01 người mẹ. Dĩ nhiên thì mọi sự thay thế đều khập khiểng.

Sách "Giao Thừa" bìa mới tái bản - NXB Trẻ
Tuổi mới lớn - dậy thì là cái tuổi định hình nhân cách, có những chuyện xảy ra trong giai đoạn này đã quyết định nhân cách của một đứa trẻ sau này nếu cha hay mẹ không quan tâm hay dò hỏi. Như Giang trong truyện "Nhớ sông", vì chứng kiến cảnh má nó chết đuối khi ghe của gia đình va chạm với xà lan. Nên dù sau này lấy chồng nhưng Giang vẫn chèo ghe ở bờ sông cả ngày, nó thích cảm giác chèo ghe hơn sống ở đất liền với chồng. Nó lấy chồng theo ý ba nó, chứ nó thích sống trên ghe hơn.
Như trong truyện "Làm má đâu có dễ", đứa con gái tên San sống với bà ngoại mà không biết mặt ba. Má nó bận theo đoàn hát, đi tối ngày. Mỗi khi trở về thì nó dần xa lánh và gọi mẹ nó là "Chế".
Câu trích dẫn trong truyện ngắn "Làm Mẹ" kể về hoàn cảnh một cặp vợ chồng hiếm muộn không con, người mẹ đã nhờ một người mang thai hộ nhưng tình mẫu tử thiêng liêng hơn tất cả. Người mẹ không chấp nhận giao con của bản thân cho ai nên xảy ra tình huống trớ trêu :
"Đôi khi người ta hay bày chuyện này, chuyện nọ để làm xao động cuộc đời đang hết sức yên bình lãng nhách vậy đó."
--------
Triệu Dương
*PS : bài viết là theo quan điểm cá nhân của một người cha đang nuôi con nhỏ nhận thấy như thế.

Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này