ĐỊNH NGHĨA, CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ LỊCH SỬ CỦA ĐỊNH KIẾN GIỚI
I. Giới và giới tính 1. Giới tính (Sex) - Là thuật ngữ dùng để chỉ sự khác biệt sinh học giữa phụ nữ và nam giới (hay trẻ trai và...
I. Giới và giới tính
1. Giới tính (Sex)
- Là thuật ngữ dùng để chỉ sự khác biệt sinh học giữa phụ nữ và nam giới (hay trẻ trai và trẻ gái).
- Sự khác biệt về giới tính được biểu hiện trước hết ở cấu tạo của cơ thể, đặc điểm thể chất và sinh lý, chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới.
- Các đặc điểm sinh học cuả phụ nữ hoặc nam giới được hình thành ngay từ khi sinh ra (mang tính bẩm sinh), không thay đổi theo thời gian (trừ trường hợp có sự can thiệp của tiến bộ khoa học) và các đặc điểm này giống nhau giữa các nhóm dân tộc và các vùng địa lý.
2. Giới (Gender)
- Là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về vị trí, vai trò và trách nhiệm trong các mối quan hệ xã hội.
- Mang tính đa dạng về các phẩm chất, năng lực hoặc kỳ vọng mà xã hội chờ đợi ở phụ nữ hay nam giới.
- Có thể thay đổi được do quá trình học hỏi xã hội, nhu cầu xã hội.
Đọc thêm:
II. Định kiến và định kiến giới
1. Định kiến
- Trong từ điển của J.P.Chaplin, định kiến là thái độ tiêu cực được hình thành trên cơ sở yếu tố cảm xúc. Là niềm tin hoặc cách nhìn thường là không thiện cảm, dẫn đến cho chủ thể cách nghĩ hoặc một cách ứng xử tương ứng với người khác.
- Goderfroid trong cuốn “Những con đường của tâm lý học” đã viết: Định kiến là sự phán xét tốt hay xấu của chúng ta đối với người khác trước khi ta biết rõ được họ hoặc biết được lý do hành động của họ.
- Goderfroid trong cuốn “Những con đường của tâm lý học” đã viết: Định kiến là sự phán xét tốt hay xấu của chúng ta đối với người khác trước khi ta biết rõ được họ hoặc biết được lý do hành động của họ.
2. Định kiến giới
- Tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, cộng đồng cụ thể coi là thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giới. Nói cách khác, định kiến giới là những đặc điểm thường được xã hội hay cộng đồng gán cho người phụ nữ hay nam giới, xuất phát từ quan điểm hay mong đợi của cộng đồng đang sinh sống.
- Là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
Ví dụ: Với khuôn mẫu giới về nữ là phải đảm đang, chu toàn việc nhà dẫn đến định kiến giới khi nghĩ về nữ là phụ nữ chỉ hợp với căn bếp, không làm được việc lớn hay đưa ra được những quyết định quan trọng. Trên thực tế, nữ giới hoàn toàn có thể quyết đoán, giữ các chức vụ quan trọng trong công ty, tổ chức hoặc nhà nước.
- Là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
Ví dụ: Với khuôn mẫu giới về nữ là phải đảm đang, chu toàn việc nhà dẫn đến định kiến giới khi nghĩ về nữ là phụ nữ chỉ hợp với căn bếp, không làm được việc lớn hay đưa ra được những quyết định quan trọng. Trên thực tế, nữ giới hoàn toàn có thể quyết đoán, giữ các chức vụ quan trọng trong công ty, tổ chức hoặc nhà nước.
III. Các khái niệm liên quan
1. Khuôn mẫu giới
- Những mẫu hình, giá trị niềm tin được định sẵn, quy định những đặc điểm điển hình của nữ và nam.
Ví dụ: Khuôn mẫu giới về nữ là phải tóc dài, dịu dàng, đảm đang, nói năng nhẹ nhàng. Khuôn mẫu giới về nam là phải tóc ngắn, mạnh mẽ, không được khóc, ăn to nói lớn.
Ví dụ: Khuôn mẫu giới về nữ là phải tóc dài, dịu dàng, đảm đang, nói năng nhẹ nhàng. Khuôn mẫu giới về nam là phải tóc ngắn, mạnh mẽ, không được khóc, ăn to nói lớn.
2. Phân biệt đối xử trên cơ sở giới
- Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Ví dụ: Một gia đình quyết định chỉ cho con trai đi học, con gái thì ở nhà làm việc nhà, phụ giúp cha mẹ. Lý do là vì cha mẹ cho rằng, con trai sau này sẽ trở thành trụ cột kinh tế, trở về giúp đỡ gia đình, còn con gái sau này chỉ ở nhà tập trung chăm lo cho chồng con nên không cần phải học hành tốn kém. Điều này đã hạn chế cơ hội học tập và làm việc của trẻ gái.
Ví dụ: Một gia đình quyết định chỉ cho con trai đi học, con gái thì ở nhà làm việc nhà, phụ giúp cha mẹ. Lý do là vì cha mẹ cho rằng, con trai sau này sẽ trở thành trụ cột kinh tế, trở về giúp đỡ gia đình, còn con gái sau này chỉ ở nhà tập trung chăm lo cho chồng con nên không cần phải học hành tốn kém. Điều này đã hạn chế cơ hội học tập và làm việc của trẻ gái.
3. Bình đẳng giới
- Nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
- Để đạt được bình đẳng giới thực chất, cần đáp ứng 3 bước sau:
• Bình đẳng cơ hội
• Bình đẳng tiếp cận cơ hội
• Bình đẳng về thụ hưởng kết quả
Ví dụ: Một công ty tuyển dụng vị trí phó giám đốc, để có được sự bình đẳng thực chất trong quá trình tuyển dụng, cần đáp ứng:
• Bình đẳng cơ hội: cả nam và nữ đều có cơ hội tham gia ứng tuyển.
• Bình đẳng tiếp cận cơ hội: phải có các tiêu chuẩn, yêu cầu như nhau giữa nam và nữ. Nếu yêu cầu với nam cần 5 năm kinh nghiệm, bằng đại học, trong khi yêu cầu nữ cần 7 năm kinh nghiệm, bằng thạc sĩ thì sẽ giảm cơ hội ứng tuyển của các ứng viên nữ.
• Bình đẳng về thụ hưởng kết quả: nam và nữ cùng được trả lương như nhau công việc có cùng tính chất, yêu cầu; có cơ hội như nhau trong việc được đào tạo nâng cao năng lực và thăng chức…
- Để đạt được bình đẳng giới thực chất, cần đáp ứng 3 bước sau:
• Bình đẳng cơ hội
• Bình đẳng tiếp cận cơ hội
• Bình đẳng về thụ hưởng kết quả
Ví dụ: Một công ty tuyển dụng vị trí phó giám đốc, để có được sự bình đẳng thực chất trong quá trình tuyển dụng, cần đáp ứng:
• Bình đẳng cơ hội: cả nam và nữ đều có cơ hội tham gia ứng tuyển.
• Bình đẳng tiếp cận cơ hội: phải có các tiêu chuẩn, yêu cầu như nhau giữa nam và nữ. Nếu yêu cầu với nam cần 5 năm kinh nghiệm, bằng đại học, trong khi yêu cầu nữ cần 7 năm kinh nghiệm, bằng thạc sĩ thì sẽ giảm cơ hội ứng tuyển của các ứng viên nữ.
• Bình đẳng về thụ hưởng kết quả: nam và nữ cùng được trả lương như nhau công việc có cùng tính chất, yêu cầu; có cơ hội như nhau trong việc được đào tạo nâng cao năng lực và thăng chức…
Đọc thêm:
IV. Lịch sử của Định kiến giới
Chúng ta biết và chấp nhận những định kiến giới như một lẽ dĩ nhiên, nó tồn tại, len lỏi trong cuộc sống hằng ngày. Đã bao giờ bạn tự hỏi định kiến giới được hình thành từ khi nào? Và so với ngày xưa, định kiến giới ngày nay đã thay đổi như thế nào?
Từ thời nguyên thủy, những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là một yếu tố quan trọng tác động đến việc phân công lao động. Từ đó, xã hội hình thành nên tư tưởng “nam thì làm thế này, nữ thì làm thế kia”. Dần dần những suy nghĩ này trở thành cái tên mà ngày nay chúng ta hay gọi “Định kiến giới”. Thời cổ đại Hy Lạp, nhà triết học Euripide đã viết: “Kẻ nào thôi không nói xấu về phụ nữ nữa thì đúng là kẻ điên”. Khổng Tử cũng nói: “Phụ nữ là những người dễ làm đồi bại và cũng dễ bị đồi bại”. Trong Thiên Chúa giáo cũng quan niệm phụ nữ là tạo vật không hoàn mỹ được Chúa tạo ra từ chiếc xương sường của người đàn ông. Ở Việt Nam, châm ngôn cổ xưa có câu: “Đàn bà đái không qua ngọn cỏ” hàm chứa ý nghĩ coi thường phụ nữ trong xã hội. Với những tư tưởng này, phụ nữ đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Trong xã hội phong kiến, phụ nữ không được đến lớp học chữ, chỉ quanh quẩn ở nhà học “nữ công gia chánh”, đàn ông sẽ bị chỉ trích, chê cười nếu không chí tiến thủ, không lo học hành. Hàng nghìn năm trôi qua, xã hội có nhiều thay đổi, nhưng định kiến giới vẫn như được giữ nguyên, bảo tồn theo thời gian. Năm 1900, Pierre de Coubetin – cha đẻ của Thế vận hội Olympic tuyên bố: “Một thế vận hội mà có sự tham gia của nữ giới thì phức tạp, chán ngắt, phi thẩm mỹ và không đúng với tinh thần của Thế vận hội...”. Ngày xưa, định kiến giới được thể hiện một cách rõ ràng hay còn gọi là “trọng nam khinh nữ”.
Thế kỷ 21, xã hội trở nên hiện đại hơn, văn minh hơn khi việc nâng cao bình đẳng giới đã trở thành một phần của chiến lược quốc gia về phát triển bền vững. Tuy nhiên, định kiến giới vẫn tồn tại và ngăn cản con đường hướng đến bình đẳng giới thật sự. Ngày nay, phụ nữ khi nhắc đến vẫn mang nhiều hàm ý tiêu cực như “tình cảm yếu ớt”, “phụ thuộc”, “thiếu chí tiến thủ”, “không làm được việc lớn”...Không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng trở thành nạn nhân của định kiến giới khi gánh trên vai vai trò được xã hội gán cho cái mác “trụ cột gia đình”, “mạnh mẽ”. Định kiến giới âm thầm tồn tại, len lỏi trong suy nghĩ vô thức của chúng ta. Chúng ta ý thức về những định kiến như sự thật Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Trong xã hội mọi người luôn hô hào nâng cao bình đẳng giới thì những định kiến giới vẫn “ngụy trang”, “trá hình” một cách tinh vi với nhiều sắc thái mới. Nhiều người chồng không cho vợ tham gia hoạt động xã hội nếu vợ không hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc nhà cửa, con cái. Họ cho rằng vì không muốn vợ vất vả nên đã không giao cho vợ những công việc quan trọng. Nhưng ẩn sau đó chính là định kiến phụ nữ không thể làm việc lớn. Mặc khác, trong việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, tòa án hay trao quyền nuôi con cho người mẹ vì cho rằng mẹ sẽ chăm sóc con tốt hơn bố. Nhưng thực tế những người đàn ông vẫn có thể làm tốt được việc đó.
Đi đôi với sự phát triển xã hội là sự tồn tại ngày càng tinh vi của định kiến giới. Định kiến giới ngày nay ẩn náu, núp mình dưới cái bóng được gọi là mong muốn xã hội tốt hơn, là một lẽ hiển nhiên. Vì vậy, khi ta sống chậm để suy nghĩ lại... ta vỡ oà ra rằng, định kiến giới đã có từ lâu rồi!
Từ thời nguyên thủy, những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là một yếu tố quan trọng tác động đến việc phân công lao động. Từ đó, xã hội hình thành nên tư tưởng “nam thì làm thế này, nữ thì làm thế kia”. Dần dần những suy nghĩ này trở thành cái tên mà ngày nay chúng ta hay gọi “Định kiến giới”. Thời cổ đại Hy Lạp, nhà triết học Euripide đã viết: “Kẻ nào thôi không nói xấu về phụ nữ nữa thì đúng là kẻ điên”. Khổng Tử cũng nói: “Phụ nữ là những người dễ làm đồi bại và cũng dễ bị đồi bại”. Trong Thiên Chúa giáo cũng quan niệm phụ nữ là tạo vật không hoàn mỹ được Chúa tạo ra từ chiếc xương sường của người đàn ông. Ở Việt Nam, châm ngôn cổ xưa có câu: “Đàn bà đái không qua ngọn cỏ” hàm chứa ý nghĩ coi thường phụ nữ trong xã hội. Với những tư tưởng này, phụ nữ đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Trong xã hội phong kiến, phụ nữ không được đến lớp học chữ, chỉ quanh quẩn ở nhà học “nữ công gia chánh”, đàn ông sẽ bị chỉ trích, chê cười nếu không chí tiến thủ, không lo học hành. Hàng nghìn năm trôi qua, xã hội có nhiều thay đổi, nhưng định kiến giới vẫn như được giữ nguyên, bảo tồn theo thời gian. Năm 1900, Pierre de Coubetin – cha đẻ của Thế vận hội Olympic tuyên bố: “Một thế vận hội mà có sự tham gia của nữ giới thì phức tạp, chán ngắt, phi thẩm mỹ và không đúng với tinh thần của Thế vận hội...”. Ngày xưa, định kiến giới được thể hiện một cách rõ ràng hay còn gọi là “trọng nam khinh nữ”.
Thế kỷ 21, xã hội trở nên hiện đại hơn, văn minh hơn khi việc nâng cao bình đẳng giới đã trở thành một phần của chiến lược quốc gia về phát triển bền vững. Tuy nhiên, định kiến giới vẫn tồn tại và ngăn cản con đường hướng đến bình đẳng giới thật sự. Ngày nay, phụ nữ khi nhắc đến vẫn mang nhiều hàm ý tiêu cực như “tình cảm yếu ớt”, “phụ thuộc”, “thiếu chí tiến thủ”, “không làm được việc lớn”...Không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng trở thành nạn nhân của định kiến giới khi gánh trên vai vai trò được xã hội gán cho cái mác “trụ cột gia đình”, “mạnh mẽ”. Định kiến giới âm thầm tồn tại, len lỏi trong suy nghĩ vô thức của chúng ta. Chúng ta ý thức về những định kiến như sự thật Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Trong xã hội mọi người luôn hô hào nâng cao bình đẳng giới thì những định kiến giới vẫn “ngụy trang”, “trá hình” một cách tinh vi với nhiều sắc thái mới. Nhiều người chồng không cho vợ tham gia hoạt động xã hội nếu vợ không hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc nhà cửa, con cái. Họ cho rằng vì không muốn vợ vất vả nên đã không giao cho vợ những công việc quan trọng. Nhưng ẩn sau đó chính là định kiến phụ nữ không thể làm việc lớn. Mặc khác, trong việc tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, tòa án hay trao quyền nuôi con cho người mẹ vì cho rằng mẹ sẽ chăm sóc con tốt hơn bố. Nhưng thực tế những người đàn ông vẫn có thể làm tốt được việc đó.
Đi đôi với sự phát triển xã hội là sự tồn tại ngày càng tinh vi của định kiến giới. Định kiến giới ngày nay ẩn náu, núp mình dưới cái bóng được gọi là mong muốn xã hội tốt hơn, là một lẽ hiển nhiên. Vì vậy, khi ta sống chậm để suy nghĩ lại... ta vỡ oà ra rằng, định kiến giới đã có từ lâu rồi!
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Việt Dũng biên soạn (2017), Những khái niệm cơ bản về giới, Canda Fun for Local Initiatives.
2. VVOB & Trung tâm nghiên cứu về Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển. 2019. “Bộ tài liệu hướng dẫn học thông qua chơi có đáp ứng giới”.
3. Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2015.
4. Trần Thị Minh Đức (2011), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất