Trong xã hội hiện nay, sự lựa chọn của chúng ta ngày càng được cá nhân hoá trên nhiều phương diện. Các công ty công nghệ hàng đầu cùng thuật toán của họ và cá nhân hoá lựa chọn tiêu thụ & mua sắm của những người dùng.
 Từ kết quả tìm kiếm Google, cách hiển thị nội dung trên Facebook Timeline cho đến các tựa sách xuất hiện trước mắt khi vào Amazon, ebay... đều rất khác biệt giữa tôi và bạn. Thông qua lượng lớn các dữ liệu thu thập được từ người tiêu dùng, họ hiểu được tâm lý, sở thích, hành vi của chúng ta...một cách chi tiết đến vi diệu và khiến chúng ta không khỏi giật mình!
Không có chế độ ăn hay cách chăm sóc sức khỏe nào hiệu quả với tất cả mọi người. Và mỗi người chúng ta cần hiểu điều này, tránh tình trạng cứng nhắc làm theo những lời khuyên sức khỏe một cách thiếu khoa học.
Tương tự như các công ty công nghệ, đã có nhiều nghiên cứu về đề tài này được hiện thực hoá nhờ khả năng thu thập dữ liệu lớn (big data). The Personalized Nutrition Project là một trong số đó. 
Đây là dự án có sự tham gia của các nhà nghiên cứu hàng đầu tại Israel: Eran Segal và Eran Elinav tại Viện Nghiên cứu Weizmann. Dự án này thách thức những khuyến cáo chung chung về thực phẩm mà thay vào đó đưa ra những chế độ ăn được tối ưu hoá dựa trên cấu trúc sinh học độc đáo của mỗi người.
“Chúng ta đều khác biệt”. Chúng tôi thấy sự khác biệt cực kì lớn trong cách con người phản ứng với thức ăn, cho nên nếu bạn muốn được kê ra một chế độ ăn, thì nó phải được cá nhân hoá.” --- Eran Segal nói.
Trong nghiên cứu của Eran Segal. Có 800 đối tượng được cho ăn cùng loại thức ăn, một số có đường huyết gia tăng cao khi ăn kem và chocolate, trong khi số khác có đường huyết không gia tăng hoặc chỉ ở mức trung bình. Tương tự với các thức ăn như sushi và bánh mì ngũ cốc. Điều này khiến nhóm nghiên cứu đặt dấu hỏi về Chỉ số đường huyết (Glycemic index), vốn từ lâu được sử dụng để xếp hạng thực phẩm dựa trên tác động của chúng lên đường huyết. Đồng thời đặt ra nghi ngờ lớn với độ tin cậy của cách tính calorie.
Bằng cách kết hợp dữ liệu về phản ứng đường huyết của các đối tượng nghiên cứu với thông tin về sức khỏe đường ruột, đơn thuốc, lịch sử gia đình và lối sống, nhóm các nhà khoa học của Eran Segal đã phát minh ra một thuật toán có thể dự đoán chính xác phản ứng đường huyết lên thực phẩm mà người tham gia còn chưa được ăn trong nghiên cứu.   
Để kiểm tra thuật toán này, Segal và Elinav đã sử dụng nó để tạo ra một chế độ ăn uống cho 20 người bị tiền tiểu đường. Trong một thử nghiệm nhỏ, mỗi bệnh nhân được đưa ra hai chế độ ăn rất khác nhau:
Trong tuần đầu tiên, chế độ ăn được cá nhân hoá để tối giảm những biểu hiện tăng đột ngột lượng đường trong máu. Tại tuần thứ 2, chế độ ăn có cùng một lượng calorie nhưng không được thiết kế để kiểm soát đường huyết. Kết quả là, trong tuần đầu tiên lượng đường huyết của nhiều người giảm về ngưỡng khỏe mạnh trong khi ở tuần còn lại, đường huyết tăng vọt đến mức được ghi nhận là không thể dung nạp glucose.
Điều này đã phản ánh thiếu sót lớn trong cách nghĩ truyền thống rằng người ta tăng cân đơn thuần vì lượng calories nạp vào nhiều hơn lượng được đốt cháy. Calories chắc chắn là yếu tố quan trọng, nhưng chúng ta đã bị dẫn dụ đến cách nghĩ rằng đó là yếu tố duy nhất trong việc kiểm soát cân nặng, và điều này không đúng chút nào.
Các nghiên cứu khoa học liên tục chỉ ra sự liên quan giữa ít nhất 38 gen với việc tiêu hoá dinh dưỡng - nhiều trong số đó được cho là cản trở hoặc hỗ trợ sự hấp thu hoặc tính hiệu quả khi sử dụng dinh dưỡng trong thực phẩm. Tuỳ vào cấu tạo gen, các nghiên cứu sẽ đề xuất bạn tiêu thụ nhiều hơn hay ít hơn folate, choline, vitamin C, fatty acids, starches và caffeine.
Tiến sĩ Mathers nói: “Chúng tôi bắt đầu thấy được liên kết giữa thức ăn, hệ vi sinh, cấu trúc sinh học cá nhân và sức khoẻ của chúng ta. Những đường dây nghiên cứu này bắt đầu chụm một phần vì chúng ta có được công nghệ xử lý dữ liệu lớn.” Ông dẫn dắt một nghiên cứu 6 tháng tên Food4Me được tài trợ bởi liên minh châu Âu. 1500 người đến từ 7 nước châu Âu đã được ngẫu nhiên đưa ra những lời khuyên ăn uống có tính cá nhân hoá dựa trên dữ liệu gen di truyền, hoặc được bảo đi theo các chế độ ăn tiêu chuẩn như ăn thật nhiều trái cây và rau, thịt nạc và ngũ cốc toàn phần.
Mặc dù kết quả chưa được công bố, Tiến sĩ Mathers nói: "Điểm mấu chốt là những người trong chế độ ăn kiêng cá nhân đã có kết quả tốt hơn so với những người đi theo những lời khuyên kiểu một-kích-cỡ-cho-tất-cả (One site fit all), khiến chúng tôi khá tự tin rằng chế độ ăn uống cá nhân chính là con đường phía trước." 
Bên cạnh đó, biểu hiện gen, hệ vi sinh và các yếu tố khác dùng để cá nhân hoá chế độ ăn không phải bất biến: Nó có thể thay đổi không chỉ bởi thức ăn mà còn từ các yếu tố như căng thẳng hay tiếp xúc hóa chất, thay đổi theo năm, tháng hoặc thậm chí là tuần.
Những công ty tư vấn chế độ ăn được cá nhân hoá cho rằng ít nhất cũng đã đủ bằng chứng để cải thiện những lời khuyên ăn uống, và đã cho thấy thành công lớn. Ahmed El-Sohemy, Phó giáo sư và nhà nghiên cứu sự liên quan giữa gen và dinh dưỡng tại Đại học Toronto và là đồng sáp lập của Nutrigenomix, đưa ra ví dụ về cà phê. Những chỉ dẫn hiện tại cho rằng không nên uống hơn 4-5 cốc/ngày. “Điều đó tốt cho tầm 1 nửa dân số có hệ tiêu hoá nhanh. Còn cho 1 nửa còn lại mà có khác biệt trong gen CYP1A2, chỉ cần hơn 2 cốc/ngày là đã gia tăng nguy cơ lên cơn đau tìm hay cao huyết áp.”
Thậm chí ngay cả Hướng dẫn Ăn uống 2015-2020 của Mỹ đã công nhận rằng hầu hết mọi người không đi theo chỉ dẫn cũ, và đề xuất các mẫu ăn uống lành mạnh (“healthy eating pattern") thay vì tập trung vào các nhóm thức ăn hay chất như các hướng dẫn cũ.
Kết luận lại
Bạn có nhớ lần cuối đi theo một lời khuyên dinh dưỡng rất hợp lý về lý thuyết, nhiều người có kết quả nhưng đến lượt bạn lại thất bại? Tôi cũng từng nằm trong số người đầy bối rối đó. Cơ thể ta biết phải ăn gì. Nhưng não ta lại mắc sai lầm. Khi chúng ta bị mắc kẹt trong những “tín điều” về ăn uống, chúng ta không lắng nghe xem cơ thể mình thực sự cần gì. Hãy nhớ rằng cơ thể bạn yêu bạn. “Nó" không thể nói nhưng luôn phát tín hiệu thông qua những phản hồi hay cơn thèm ăn cần được giải mã. Vấn đề thực sự là bạn có sẵn sàng đáp trả bằng cách lắng nghe và yêu thương cơ thể mình hay không.