𝐵𝑎̣𝑛 𝑐𝑎̉𝑚 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑏𝑜̂̀𝑛 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛 𝑘ℎ𝑖 đ𝑜̣𝑐 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 1 𝑣𝑎̀𝑖 𝑡𝑟𝑎𝑛𝑔 𝑠𝑎́𝑐ℎ? 𝐵𝑎̣𝑛 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 đ𝑜̣𝑐 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑛 𝑡𝑢̛́𝑐 𝑛𝑔𝑎̆́𝑛 𝑔𝑜̣𝑛 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑣𝑎̂̃𝑛 đ𝑎̂̀𝑦 đ𝑢̉ 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑛? 𝐵𝑎̣𝑛 𝑑𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎𝑛𝑔 𝑟𝑒𝑣𝑖𝑒𝑤 𝑝ℎ𝑖𝑚 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑜́𝑚 𝑡𝑎̆́𝑡 𝑠𝑎́𝑐ℎ?
1/ Theo cuốn sách "Nghệ thuật kiêng khem tin tức", bộ não của con người gồm khoảng 87 tỉ tế bào thần kinh và theo chu kỳ, những tế bào liên kết thần kinh mới được tạo dựng sẽ phá vỡ những liên kết thần kinh cũ. Quá trình này gắn với việc não tiếp nhận thông tin mới, tin tức mới. Điều đó có nghĩa khi não của chúng ta bị nhấn chìm bởi cơn lũ tin tức, bộ máy tư duy của ta cũng sẽ bị cải tạo lại. Tin tức tái cấu trúc chúng ta như một phương thức “tẩy não”. Hậu quả là não bộ chúng ta hoạt động dần trở nên khác đi ngay cả khi ta không còn tiêu thụ tin tức...
Khi tiêu thụ tin tức liên tục trong một khoảng thời gian, chúng ta tập trung rèn luyện cho những vùng não phụ trách gạn lọc thông tin ngắn gọn và làm việc đa nhiệm hoạt động. Còn các mạch thần kinh chuyên trách xử lý văn bản dài và tư duy thấu đáo thì dần bị tiêu biến. Tác giả Rolf Dobelli nhận định, hầu hết những người tiêu thụ tin tức nhiệt tình đều không còn khả năng đọc sách hay những bài viết dài. Không phải vì họ già đi hay thời gian biểu siết chặt làm họ không có thời gian đọc. Mà nguyên nhân thực tế là do cấu trúc vật lý não bộ của họ đã bị thay đổi.
Như vậy, về cơ bản có thể hiểu việc tiếp nhận quá nhiều tin tức (cả tích cực và tiêu cực trên mạng) đều đang ngày càng làm ta mất kiên nhẫn. Ta dần ngại đọc những bài viết dài và chỉ tập trung gạn lọc, lướt nhanh để tìm kiếm thông tin thay vì đọc chậm, hiểu sâu phân tích vấn đề. Ta thụ động tiếp nhận một lượng tin tức lớn kéo theo hệ quả làm giảm khả năng phân tích sâu và tư duy ra cái mới, mà chỉ tập trung vào thu lượm, sàng lọc những thứ đã có sẵn trên mạng. Một vấn đề thường thấy khi viết content, viết báo hay nghiên cứu khoa học.
Sau một thời gian duy trì việc đọc sách, tài liệu song song với việc tiêu thụ tin tức trên mạng xã hội, mình dần hiểu tin tức ngắn, nhanh, tiện lợi trên mạng đôi khi có hại như thế nào đối với tư duy của bản thân. Vì thực tế, mình đã từng vô cùng bồn chồn khi đọc những trang sách, những phần tài liệu dài cần thời gian nghiền ngẫm, mình chỉ mong có ai đó tóm tắt, review hộ mình và mau quay lại với tin tức “ăn nhanh” trên mạng. Giống như thức ăn nhanh, ngon nhưng không tốt cho cơ thể. Tin tức nhanh làm mình lười động não, lười phân tích đọc kĩ để hiểu rõ đúng-sai, lười phân tích sâu,...Thế nhưng mình vẫn liên tục tiêu thụ những thức ăn tin tức mà bản thân mình thực sự không cần chúng.
2/ Sau một thời gian suy ngẫm và thử nghiệm, mình rút ra một số giải pháp như sau:
• Nếu muốn đọc sách và các bài viết dài trở lại mà không bị mệt mỏi hay chán nản, hãy dừng việc tiêu thụ tin tức ồ ạt. Độ phủ sóng dày đặc của tin tức khiến bao người nhầm tưởng nó là thứ thiết yếu cho cuộc sống. Nhưng thực sự những thông tin ấy có quan trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như bạn nghĩ? Hãy suy ngẫm lại xem những tin tức mà bạn nghĩ sẽ giúp mình không bị tụt lùi, “tối cổ” với mọi người có thực sự quan trọng đến thế hay không? Hãy cố gắng tiêu thụ tin tức trên những kênh chính thống, một cách gạn lọc thay vì luôn “đói” tin tức, muốn hóng mọi "drama" xung quanh bạn và lướt facebook tìm kiếm chúng trong vô thức.
• Hãy bỏ theo dõi nhưng kênh tin tức, rời khỏi các group cung cấp thông tin kiểu dạng “mì ăn liền” để tránh tiếp nhận những tin tức vô thưởng vô phạt (không có ích cho sự phát triển bản thân) hay thậm chí là có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
• Khi đọc sách hay tài liệu giấy, hãy tránh xa điện thoại hoặc úp mặt điện thoại xuống để tránh gián đoạn, làm mất tập trung. Còn nếu muốn đọc những bài viết dài mà không bị gián đoạn, bạn có thể share ẩn danh về tường nhà, sau đó bật chế độ máy bay (hoặc tắt mạng) và ngồi đọc tập trung hết các bài viết đó. Điều này giúp bạn tránh việc bị xao nhãng bởi những thông báo tin nhắn hiện lên liên tục trong quá trình đọc hay mong muốn lướt xuống phía dưới để tiêu thụ tin tức ăn liền.
• Sau khi đọc bài viết dài hay tin tức, hãy dừng lại suy ngẫm về thông tin mà mình vừa tiêu thụ. Hãy luôn tự đặt câu hỏi liệu thông tin này có chính thống và đã được kiểm chứng hay chưa? Thông tin này có mục đích, ý nghĩa gì với bản thân mình? Bạn có rút ra được điều gì có ích từ những thông tin đó?
Có thể thấy, việc đọc sách, báo, tài liệu số, hay tin tức không phải là một điều xấu. Nhưng ta đang phải trả một cái giá rất đắt cho việc tiêu thụ tin tức. Đó là cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, quỹ thời gian bị phung phí, khả năng tập trung ngày càng kém, tư duy bị thao túng, óc sáng tạo bị phá hủy... Phải mất rất lâu người ta mới nhận ra rằng, không có một tin tức nào quan trọng đến mức không có nó con người sẽ không thể sống nổi.
𝑅𝑜̃ 𝑟𝑎̀𝑛𝑔, 𝑡𝑖𝑛 𝑡𝑢̛́𝑐 𝑘ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑏𝑎̣𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑟𝑎̉ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑔𝑖𝑎́ 𝑟𝑎̂́𝑡 đ𝑎̆́𝑡 𝑏𝑜̛̉𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑙𝑎̀𝑚 𝑝ℎ𝑖́ 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛. 𝐻𝑒̂̃ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑏𝑎̣𝑐 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 đ𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑢̛̣𝑐 𝑘𝑦̀ ℎ𝑎̀ 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 đ𝑢̣𝑛𝑔 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑙𝑎̣𝑖 ℎ𝑒̂́𝑡 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑝ℎ𝑢𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑖́ - 𝑚𝑎̣̆𝑐 𝑑𝑢̀ 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑢̛́ 𝑡𝑎̀𝑖 𝑠𝑎̉𝑛 𝑑𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑠𝑢̛̣ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑎̆̀𝑛 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑛.
Mình rất mong bài viết này sẽ có ích và giúp bạn có thể tiếp nhận được những món ăn thông tin thơm ngon, bổ dưỡng hơn. Chúc bạn một buổi chiều cuối tuần nhiều niềm hứng khởi!