Cùng tôi nghe "Mưa Hồng" nhưng với giọng hát của Hà Lê và Bùi Lan Hương
Song việc ca khúc được thể hiện bởi Hà Lê và Bùi Lan Hương, với một sự tôn trọng rất lớn, được lột tả trong cách hát và bè phối. Đã...
Song việc ca khúc được thể hiện bởi Hà Lê và Bùi Lan Hương, với một sự tôn trọng rất lớn, được lột tả trong cách hát và bè phối. Đã thực sự làm những người hâm mộ nhạc Trịnh khó tính nhất, cũng phải ấn thích và chia sẻ bài hát này.
Không cần phải dài dòng vì trong bài viết này các bạn sẽ cùng tôi đi tới với cảm nhận về tác phẩm Mưa Hồng được làm mới bởi các nghệ sĩ Hà Lê, Bùi Lan Hương và Tùng Acoustic.
Đôi lời trước đi đến với Mưa Hồng 2019
Tôi thuộc thế hệ 9x - một thế hệ như tôi đã từng đề cập trong bài viết Âm nhạc thực sự là gì? trước đây - là một thế hệ được sống trong quá trình chuyển giao của mọi mặt từ công nghệ, xã hội và văn hóa.
Và thời còn là học sinh, tôi cũng thường xuyên được nghe qua các tác phẩm của thế hệ nhạc sĩ gạo cội. Song vì thực tế thể loại đó không hấp dẫn tôi vào thời điểm đó. Vậy nên tôi không có sự tìm hiểu sâu sắc và thưởng thức chúng.
Cho đến khi cách đây một vài tháng khi tôi bắt gặp MV Mưa Hồng được đăng tải trên Youtube channel của Hà Lê. Nó thực sự đã làm tôi bị cuốn hút. Không chỉ bởi những thanh âm và bản phối hiện tại. Mà còn là sự hòa quyện giữa nhiều nét xưa cũ và thịnh hành hiện nay.
Mưa Hồng 2019 là gì?
Mưa Hồng là một trong những sáng tác vô cùng nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tác phẩm được miêu tả là một tình khúc mênh mang nỗi buồn kiếp người.
Mưa Hồng 2019 là tên gọi do tôi tạm đặt cho bản phối mới của bài hát Mưa Hồng được làm nên bởi bàn tay của nhà sản xuất Tùng Acoustic, dưới sự thể hiện của giọng ca của Hà Lê và Bùi Lan Hương, kết hợp với nghệ sĩ đàn bầu Nguyễn Quang Hưng (Hưng Bầu). Ca khúc được phát hành bởi Sony Music Entertainment.
Mưa Hồng 2019 được đăng tải vào ngày 31/05/2019 trên Youtube Channel chính thức của ca sĩ Hà Lê. Đồng thời là trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến khác như Spotify, Apple Music, Nhaccuatui... (chi tiết trong phần mô tả video của MV). Tình đến ngày 11/08/2019, MV đã đạt được hơn 840K views trên Youtube.
Sự hòa quyện của hai giọng ca chính
Hà Lê không phải là một cái tên quá mới đối với người nghe nhạc Việt nói riêng và cộng đồng Underground nói riêng. Anh từng có thời gian đầu quân cho PB Nation và tham gia nhiều chương trình âm nhạc dưới trướng label này. Mặc dù vậy, Hà Lê không thực sự là một ca sĩ quá nổi tiếng và có nhiều đột phá trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động âm nhạc cho đến nay.
Bùi Lan Hương cũng không phải một nữ ca sĩ quá nổi bật so với phần đông các nghệ sĩ cùng chang lứa khác. Cô được biết đến nhiều hơn khi là người thể hiện OST Người Bất Tử - ca khúc Ngày Chưa Giông Bão. Song tính đến nay, Bùi Lan Hương chưa có được bất kỳ cú hích nào để trở thành một nghệ sĩ thực sự nổi tiếng.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận được rằng, màn thể hiện của Hà Lê và Bùi Lan Hương trong bản phối mới của Mưa Hồng thực sự làm tôi nổi da gà khi lần đầu nghe qua.
Dễ dàng nhận thấy đa phần trong các màn kết hợp tương tự thì giọng nam sẽ đảm nhận phần giọng trầm, còn giọng nữ sẽ đảm nhận phần giọng cao cho bài hát. Song đối với Mưa Hồng 2019, dường như 2 giọng ca này đã làm rất tốt khi đảm nhận các vai trò và phần bài tương đương nhau.
Hà Lê vốn được biết đến với các nốt cao rất chói và thoáng, điển hình là trong ca khúc Đông Cuối (phần bè và hát đệm). Và trong Mưa Hồng 2019, với tôi, chất giọng cao của Hà Lê đã được khai thác tối đa và đạt hiểu quả tuyệt vời. Một giọng nam cao sẽ giúp anh ta thể hiện được sự da diết và "cháy" trong các nốt cao, nhất là trong một tình khúc buồn như Mưa Hồng. Bên cạnh sự tỏa sáng đó, Hà Lê cũng vẫn thể hiện được sự trầm lặng vốn có của nam chính trong câu chuyện với những nốt thấp rất ấm và dày, cộng thêm những phần bè phối chắc chắn cho Bùi Lan Hương.
Nếu như Hà Lê đã đảm nhận chủ yếu là các đoạn cao, thì Bùi Lan Hương lại mang đến sự sâu lắng của một giọng nữ trầm vô cùng lôi cuốn và quyến rũ. Bùi Lan Hương cũng vô cùng xuất sắc khi bên cạnh việc tôn lên phần chính của Hà Lê, cô cũng đã phô diễn khả năng điều khiển giọng hát với nốt falsetto thần thánh ở trước đoạn drop cuối cùng (nhớ là trước drop cuối nha). Phần mix và master đã làm giảm đi phần nào độ sáng của nốt này song nếu nghe thật kỹ, bạn sẽ thấy nó thật sự đỉnh cao.
Được sản xuất theo hướng là một ca khúc nhạc điện tử, vậy nên phần bè phối bên cạnh vocal chính là vô cùng quan trọng đối với Mưa Hồng 2019. Chủ yếu trong bản phối này, Bùi Lan Hương và Hà Lê sử dụng các đoạn phiêu để tăng thêm sự mênh mang cho vocal. Điều này đã mang đến một tổng thể thống nhất và hòa quyện trên nền nhạc do Tùng Acoustic thực hiện.
Bản phối đỉnh cao của Tùng Acoustic
Bản phối bắt đầu với các âm guitar đặc trưng của nhà sản xuất này. Với tôi nó không quá đặc biệt, bởi lẽ tôi cùng từng nghe qua rất nhiều các tác phẩm với bố cùng tương tự: Đoạn verse nhẹ nhàng và drop dồn dập. Song khi đoạn drop bắt đầu ngay sau đoạn phiêu của Hà Lê. Nó đã làm tôi thực sự nổi da gà.
Chắc có lẽ Tùng Acoustic chính là người đầu tiên sử dụng tiếng độc tấu bầu, điểm xuyết một vài âm bass nhẹ và giọng phiêu trong 4 bars đầu drop đầu, và tăng cấp với âm trống mạnh và nhịp điệu dồn dập hơn. Song hàm lượng âm thanh điện tử trong drop 1 cũng không nhiều, nhường chỗ cho phần tỏa sáng của âm đàn bầu nổi bật lên.
Tiếng đàn bầu tiếp tục xuất hiện trong đoạn điệp khúc 2 với vai trò điểm nhấn và như để nhắc lại cho người nghe. Song ngay sau đoạn điệp khúc 2, không phải là một đoạn drop như thường lệ mà là một đoạn cầu nối với hoàn toàn các âm thanh điện tử hiện đại và giọng ca của Hà Lê và Bùi Lan Hương phiêu trên đó.
Và cảm xúc của tôi đã vỡ òa khi đoạn drop 2 nổi lên với vẫn là những âm thanh điện tử quen thuộc, nhưng đó là sự kết hợp đỉnh cao với âm thanh đàn bầu đầy da diết và mênh mang. Đoạn drop 2 của Mưa Hồng 2019 thực sự là một trong những đoạn drop EDM hay nhất tôi từng nghe từ trước đến nay.
Việc sử dụng âm thanh của nhạc cụ dân tộc trong Mưa Hồng 2019 là một bước đi vừa liều lĩnh, nhưng vừa khôn ngoan của Tùng Acoustic và ekip.
Liều lĩnh ở chỗ, từ trước đến nay, chưa hề có 1 ca khúc nào được làm theo phong cách EDM mà có tới 2 yếu tố vô cùng đặc biệt là "tác phẩm bất hủ" và "nhạc cụ dân tộc". Bởi lẽ nếu là những người nghe lâu năm, sẽ rất khó để chấp nhận ca khúc mình từng yêu thích đến mức cực đoan, như Mưa Hồng, được làm lại với phong cách có-vẻ-lai-căng như vậy. Thêm vào nữa, việc sử dụng đàn bầu trong đó đôi khi sẽ là con dao hai lưỡi, nó có thể đem tới một tác phẩm hay nếu thực sự làm chủ được các âm thanh truyền thống. Nhưng cũng có thể là một sự tẩy chay nếu như không am hiểu tường tận.
Và thật may mắn, khi Tùng Acoustic đã hoàn toàn làm chủ được 2 yếu tố này khi mạnh dạn thực hiện một bản phối mang hơi thở EDM cho Mưa Hồng 2019. Sự khôn ngoan của ekip còn thể hiện qua việc lựa chọn đàn bầu cho bản phối mới của một tác phẩm bất hủ. Điều này sẽ tạo ra một sự đồng điệu cho những người yêu thích ca khúc từ xưa. Khi lắng nghe Mưa Hồng 2019, họ vẫn có thể bắt gặp các yếu tố xưa cũ (ở đây là âm thanh nhạc cụ truyền thống dân tộc), từ đó dễ dàng chấp nhận và yêu thích bản phối mới này hơn.
Song việc ca khúc được thể hiện bởi Hà Lê và Bùi Lan Hương, với một sự tôn trọng rất lớn, được lột tả trong cách hát và bè phối. Đã thực sự làm những người hâm mộ nhạc Trịnh khó tính nhất, cũng phải ấn thích và chia sẻ bài hát này.
Những thứ đọng lại trong tôi với Mưa Hồng
Tôi vốn không phải là một người yêu thích âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lý do là bởi vì hầu như các ca khúc này không phù hợp với tai nghe của mình. Mặc dù vậy tôi vẫn luôn dành sự tôn trọng cho nhạc Trịnh cũng như những đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam. Và tôi biết rằng với những người đam mê nhạc Trịnh, sẽ thật khó để chấp nhận những bản làm lại cho những thứ mà các bạn đã và đang coi là tín ngưỡng như nhạc Trịnh.
Song nói đi cũng phải nói lại, nếu như không có Hà Lê, Bùi Lan Hương hay Tùng Acoustic. Những người ít nghe nhạc Trịnh như tôi sẽ hiếm có dịp được cảm nhận cái hay trong ca từ và giai điệu của âm nhạc Trịnh Công Sơn. Đây cũng chính là cách giúp cho tiêu chuẩn nghe nhạc của cộng đồng ngày càng được nâng cao hơn. Đương nhiên phải là những bản phối thực sự chất lượng như Mưa Hồng 2019.
Thêm nữa, việc đón nhận một bản phối mới không đồng nghĩa với việc gạt bỏ cái cũ, mà chính là cách để các tuyệt tác như nhạc Trịnh tiếp tục được sống và phủ sóng trong cộng đồng.
Vậy bạn đã từng nghe qua Mưa Hồng 2019 chưa? Nếu đã từng thì cảm nhận của bạn có giống tôi không? Nếu chưa thì đừng chờ đợi gì nữa, hãy tìm ngay Mưa Hồng 2019 trên Youtube ngay nào. Đừng quên để lại những cảm nhận của bạn về ca khúc cũng như bài viết này ở phần bình luận bên dưới nhé.
Xin chào các bạn. Tôi tên là Phạm Hồng Phúc hay Keristique. Với đam mê cháy bỏng của mình, tôi rất hân hạnh được mang tới cho mọi người những bài viết về Âm nhạc và Underground. Vậy nên đừng quên upvote, theo dõi và chia sẻ bài viết để ủng hộ tôi nhé!
Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất