Hãy cùng tìm hiểu xem công nghệ Blockchain ứng dụng kiểm soát quy trình sản xuất nông sản như thế nào ?
Giờ đây một ứng dụng thực tiễn với công nghệ Blockchain ứng dụng kiểm soát quy trình sản xuất nông sản đã được giới thiệu tại Diễn đàn nông nghiệp mùa Xuân 2018 thực hiện sự minh bạch hóa nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nông sản.
Nền tảng LINA NETWORK là một nền tảng công nghệ được xây dựng trên Blockchain. Vì thế nền tảng LINA được tối ưu hóa bằng thiết kế Hybrid, hay tạm gọi là thiết kế “lai”, sẽ đảm bảo được việc theo dõi nguồn gốc một sản phẩm nào đó trong thời gian thực.
Sử dụng công nghệ Blockchain mang đến khả năng hiển thị minh bạch/Visibility: Với chuỗi cung ứng thông thường sẽ luôn có các “điểm mù” (blind spot) trên chuỗi (chain), ví dụ như dữ liệu người bán có gửi đủ thông tin đơn đặt hàng hay không, hay tàu chở hàng cập bến hay chưa? Công nghệ Blockchain có thể cho phép thể hiện thông tin chi tiết 1 tài sản (asset) trong hệ thống đang ở đâu và ở trạng thái nào, tại bất kỳ thời điểm nào, những ai đang nắm quyền lưu giữ sản phẩm đó.
Sử dụng công nghệ Blockchain mang đến khả năng tối ưu/Optimization: Với các thông tin trên, các tổ chức trong chuỗi cung ứng có thể “dự đoán” được là khi một sản phẩm đến nơi sẽ có một trạng thái như thế nào và trong thời gian nào, qua đó tối ưu hóa (optimization) đưa ra  quy trình. Ví dụ, Toyota sử dụng công nghệ Blockchain để theo dõi (track) hàng ngàn bộ phận được di chuyển qua nhiều quốc gia, nhà máy trong thời gian thực từ đó tối ưu quá trình lắp ráp ô tô.
Sử dụng công nghệ Blockchain mang đến khả năng truy xuất nguồn gốc/Tracking: Bởi dữ liệu trong Blockchain là hoàn toàn minh bạch với tất cả mọi người và được cập nhật gần như tức thời. Vì vậy, có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gần như mọi lúc ở mọi thời điểm và ở bất cứ đâu.
Với công nghệ Blockchain, dữ liệu sẽ được lưu vào một cách tuần tự trong các khối (block), và để được ghi dữ liệu vào Blockchain cần phải có sự đồng thuận của đa số các nút (nodes) tham gia trong hệ thống, và sự đồng thuận đó được quy định một cách rất chặt chẽ bởi các logic được định sẵn (ví dụ như ai có quyền gì). Những dữ liệu khi đã được đưa vào Blockchain thì sẽ không thể bị thay đổi sai lệch với chuẩn định trước. Bởi vậy Blockchain sẽ tạo dữ liệu theo dạng các khối (block) và các khối đó sẽ tồn tại mãi mãi và được chia sẻ trong hệ thống.