Đã bao giờ bạn bị coi thường, thấy một người bị người khác coi thường chỉ vì một lí do: họ học hệ dân lập.
(Chú thích: Bài viết này được viết bởi một thằng nhóc 17 tuổi từ bé đến lớn toàn học lớp chọn của các trường công lập. Vào một ngày đẹp trời, khi mà việc chọn ngành đã xong, nó liền phát biểu một câu xanh rờn với bố mẹ nó rằng nó sẽ không ôn thi đại học mà sẽ học những cái nó thích, những môn chuyên ngành và nộp hồ sơ vào một trường dân lập không tiện nói tên hiện tại, còn tên cũ của ngôi trường ấy là Thành Tây. Khỏi nói vế sau các bạn cũng biết vẻ mặt gia đình thằng nhóc ấy như nào rồi)
Theo ngôn từ hoa mỹ thì người ta vẫn gọi là tư thục, nhưng mình vẫn sẽ gọi là dân lập cho quen. Vậy công lập và dân lập là gì?
Tóm tắt theo wiki và n+1 trang báo thì mình đưa ra định nghĩa ngắn gọn rằng: công lập là hệ thống giáo dục được nhà nước đầu tư, thường sẽ có đầu vào khó hơn nhưng họ phí sẽ rẻ hơn; dân lập là hệ thống giáo dục được tư nhân( tổ chức, cá nhân nào đó) xin cấp phép thành lập và đầu tư rót vốn, hệ thống này có đầu vào đa số( không phải là tất cả) sẽ dễ hơn trường công lập.
Vậy tại sao họ thường dè bỉu, coi thường, xem nhẹ,... những người học trong hệ thống dân lập? 
*Thứ nhất: họ nghĩ rằng đầu vào khá dễ nên chất lượng giáo dục, đào tạo thường không cao
* Thứ hai: vẫn là lí do đầu vào dễ nên thường là ngôi trường của những đứa dốt, chơi bời, không chịu học hành... và bố mẹ chúng ném chúng vô đây để phổ  cập giáo dục rồi về làm công nhân, bố mẹ xin cho một chân vào đâu đó hoặc tiếp quản sự nghiệp gia đình.
*Thứ ba: từ hai quan điểm trên nên họ nghĩ sẽ không thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng tấm bằng đút tiền là có.
Và còn N+1 lí do nữa để người đời và xã hội có những suy nghĩ tiêu cực về hệ thống dân lập
Nhưng mọi thứ quan trọng là ở bạn. Thứ nhất về chất lượng đào tạo, bạn tiếp thu kiến thức được đến đâu, đấy là do bạn, do khả năng nhận thức của bạn chứ đừng đổ lỗi cho trường. Nếu bạn giỏi thì học ở đâu cũng như nhau thôi. Thứ hai, về những con người lười học, lêu lổng,... vào đây? Trường nào cũng có người this, người that. Mấy ông phản biện thử nói coi bách khoa có những trường hợp này không? Ông nào bảo không thì cứ ra mấy quán trà đá, photo các thứ mà hỏi. Đầy "ông thần" lưu ban học lại mấy năm, có khi còn không ra được trường. Nhưng chả nhẽ bạn ở cãi ngưỡng 18 đôi mươi rồi mà còn không biết nhìn nhận cái đúng cái sai? Còn ở lứa THPT thì cũng đâu có thiếu. Tôi còn biết lúc biết tin thiếu điểm, không có ít phụ huynh dùng quyền lực+ tiền tài để đập vào cho con lên hẳn lớp chọn. Quan trọng là bạn có vướng vào chơi với họ rồi để họ kéo xuống không? 15 tuổi đầu ít nhấy cũng đã nhìn ra điều ấy chứ. Thứ ba là về việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Khi tuyển dụng, họ quan trọng là tìm người làm được việc cho họ hơn là cái bằng rỗng tuếch. Tôi đã gặp, quen nhiều anh đi ứng tuyển mà không có lấy một tấm bằng mà vẫn đậu vào làm nhân viên chính thức với mức lương nhảy cóc lên hẳn junior. Khi tôi hỏi thì anh ấy bảo cái thành quả, sản phẩm và kiến thức của mình đã bằng khối cái bằng cộng lại rồi.
Còn một điều nữa là khi học dân lập với hệ đại học, một số trường sẽ cho bạn đi làm và trải nghiệm ngay từ kì 2 năm thứ nhất. Điều ấy vừa giúp bạn có thêm thu nhập cho việc học, vừa có thêm kinh nghiệm. Một số trường còn bỏ hoặc để một số môn như triết học Mác Lê-nin làm môn tự chọn...
Sau cùng, mình chỉ muốn nói là học ở đâu không quan trọng, quan trọng là ở bạn, ở thái độ, cách nhìn, sự quyết tâm và sự mạnh mẽ của bạn. Luôn nhớ, quan trọng là thái độ và cách nhìn của bạn. Peace!